Thực hiện lời khuyên về chế độ ăn uống này để phòng ngừa bệnh tiểu đường
Chọn đồ uống tốt cho sức khỏe, hạn chế sử dụng gia vị, bổ sung đạm… là những lời khuyên trong chế độ ăn uống để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Dưới đây là một số lời khuyên thiết thực để giúp bạn áp dụng những thay đổi lối sống bền vững, thỏa mãn cơn thèm ăn và hoán đổi các nguồn đường tiềm ẩn bằng những lựa chọn lành mạnh hơn.
Lượng đường khuyến nghị mà người lớn có thể tiêu thụ hàng ngày tối đa là 30 gam, trong khi trẻ em có thể tiêu thụ tới 24 gam. Ảnh: Freepik.
Chọn đồ uống tốt cho sức khỏe
Mặc dù, thỉnh thoảng bạn có thể thèm đồ uống ngọt nhưng hãy tránh các đồ uống đã qua chế biến như nước ngọt và nước tăng lực.
Thay đổi đồ uống có ga bằng sinh tố trái cây, trà thảo mộc, cà phê không đường và nước ép rau củ. Sữa gầy, sữa tách béo, nước nha đam và nước dừa sẽ là những lựa chọn bổ sung nước hàng đầu cho bạn.
Hạn chế sử dụng gia vị
Thêm gia vị vào món ăn là một cách tuyệt vời để tăng hương vị. Tuy nhiên, hầu hết các loại gia vị, chẳng hạn như sốt cà chua, nước sốt, dưa chua, giấm, thảo mộc, gia vị… đều chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
Đơn cử như hương vị và màu sắc nhân tạo cũng như lượng muối và đường bổ sung quá nhiều, do đó nên tránh hoặc hạn chế sử dụng thường xuyên.
Loại bỏ các món tráng miệng có đường
Bỏ tất cả các món tráng miệng chứa nhiều đường vì nó không cung cấp giá trị dinh dưỡng nào. Chúng khiến lượng đường trong máu tăng vọt đồng thời khiến bạn mệt mỏi và thèm ăn nhiều đường hơn.
Bạn có thể ăn các món tráng miệng ít đường như sô cô la đen 70% ca cao, trái cây nướng với kem và sữa chua với các loại gia vị như quế để thỏa mãn sở thích ăn ngọt của mình.
Đọc nhãn thực phẩm
Các mặt hàng thực phẩm chế biến và đóng hộp có chứa đường bổ sung, vì vậy bạn phải kiểm tra nhãn thực phẩm.
Tất cả các thành phần đều được liệt kê theo thứ tự số lượng và lượng đường trong danh sách càng cao thì càng không nên mua.
Mẹo dành cho bạn là tránh các sản phẩm có đường hoặc từ đồng nghĩa với đường, như sucrose, maltose, dextrose, fructose, glucose, lactose…
Bổ sung thêm chất đạm
Chế độ ăn giàu protein và chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giảm cảm giác đói và thúc đẩy cảm giác no, trong khi chế độ ăn nhiều đường có liên quan đến việc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân.
Bạn có thể dễ dàng tăng lượng protein nạp vào bằng những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như lấp đầy 1/4 đĩa ăn bằng các thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng và các loại đậu.
Thực hiện từng bước nhỏ
Tất cả những lựa chọn bạn đưa ra về những gì mình ăn và uống đều quan trọng. Điều cần thiết là phải có một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng.
Hạn chế dự trữ thực phẩm nhiều đường trong tủ lạnh ở nhà. Tích trữ hạt kê và đồ ăn nhẹ lành mạnh để giảm hàm lượng đường trong chế độ ăn uống của bạn.
Ngoài ra, điều cần nhớ là thực phẩm không chứa đường không có nghĩa là không có calo mà chúng vẫn dồi dào năng lượng cho chúng ta.
Ăn gạo lứt tốt cho người bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, việc thực hiện một chế độ ăn uống bằng thực phẩm có chỉ số đường (Gl) thấp có thể làm giảm lượng đường trong máu và kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường type 2.
Gạo lứt là một loại ngũ cốc được chứng minh có chỉ số Gl thấp, giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở người.
Trong gạo lứt bao gồm các thành phần, như: Cám giàu chất xơ, mầm chứa nhiều vitamin và nội nhũ chứa tinh bột. Gạo lứt giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn gạo trắng.
Theo phân tích thành phần dinh dưỡng của gạo lứt khi nấu chín một bát gạo cung cấp: Kẽm (13%), đồng (24%), mangan (86%), selen (21%); hàm lượng vitamin B1 (30%), vitamin B2 (11%), vitamin B3 (35%), vitamin B5 (15%), vitamin B6 (15%).
Theo các chuyên gia nội tiết - đái tháo đường, vì có nhiều chất xơ không hòa tan hơn gạo trắng nên gạo lứt có chỉ số đường thấp, được hấp thụ chậm hơn và ít có khả năng gây tăng đột biến lượng đường trong máu.
Hàm lượng vitamin B cao trong gạo lứt rất cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu và giúp chuyển đổi thực phẩm khi ăn thành năng lượng, đủ cung cấp cho cơ thể mà không gây tăng cân.
Ngoài giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, gạo lứt còn giàu phenol và flavonoid, chất chống ô xy hóa tương tác và vô hiệu hóa các gốc tự do có hại cơ thể. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, chất chống ô xy hóa trong gạo lứt còn có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, đái tháo đường và ung thư.
Tại sao ăn đậu bắp lại tốt cho xương? Đậu bắp là thực phẩm phổ biến vì chúng có giá cả phải chăng và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đậu bắp chứa chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, ăn đậu bắp có thể chống lại bệnh tật, tăng cường sức khỏe tim mạch, quản lý lượng đường trong máu và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra,...