Thực hiện chế độ dành cho giáo viên thể dục
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục công lập hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao.
Theo đó, đối tượng được cấp, số lượng trang phục được cấp đúng như quy định trong Quyết định số 51/2012/QĐ- TTg ngày 16/11/ 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Chế độ bồi dưỡng được chi trả bằng tiền và được tính bằng 1% mức lương tối thiểu chung cho 01 tiết giảng thực hành. Chế độ bồi dưỡng bằng tiền không áp dụng đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao trong các cơ sở giáo dục thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao dạy chuyên trách môn thể dục, thể thao được cấp 2 bộ quần áo thể thao dài tay/ 1 năm, 2 đôi giầy thể thao/ 1 năm, 4 đôi tất thể thao/ 1 năm, 4 áo thể thao ngắn tay/ 1 năm.
Một giờ học thể dục của học sinh trường THCS Ký Phú- Đại Từ- Thái Nguyên
Đối với giáo viên, giảng viên dạy kiêm nhiệm (giáo viên dạy môn học khác dạy kiêm nhiệm môn thể dục, thể thao) được cấp 1 bộ quần áo thể thao dài tay/ 1 năm, 1 đôi giày thể thao/ 1 năm, 2 đôi tất thể thao/ 1 năm, 2 áo thể thao ngắn tay/ 1 năm.
Video đang HOT
Trang phục thể thao do Việt Nam sản xuất. Chất liệu trang phục, chủng loại trang phục phải đảm bảo an toàn cho hoạt động thể thao và phù hợp với môi trường sư phạm, khí hậu từng vùng, miền. Mẫu mã phù hợp với nét đặc trưng về văn hóa, phù hợp với yêu cầu thẩm mĩ của từng địa phương.
Việc mua sắm trang phục cho giáo viên, giảng viên thể dục thể thao thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 68/2012/TT- BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
Theo Kim Anh (Giáo dục & thời đại)
Học sinh sợ môn thể dục!
Mục tiêu của môn thể dục trong các trường phổ thông là rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất cho học sinh nhưng việc giảng dạy ôm đồm, thiếu hiệu quả đã khiến môn học này xa rời mục tiêu đào tạo.
Kể từ học kỳ 2 năm học 2011-2012, trước phản ứng của các trường về tình trạng học sinh (HS) sợ học môn thể dục, Bộ GD-ĐT đã thay đổi cách đánh giá môn này, thay vì cho điểm, chuyển sang hướng nhận xét "đạt" và "chưa đạt".
Môn nào cũng học
Tuy nhiên, thay đổi cách đánh giá cũng không làm cho môn học này trở nên nhẹ nhàng, thậm chí nhiều giáo viên (GV) còn nhận định ngay cả môn thể dục cũng đang bị quá tải, nhất là đối với học sinh THPT phải học nhiều môn như nhảy cao, nhảy xa, cầu lông, chạy bền, chạy cự ly ngắn..., ngoài ra còn các môn tự chọn khác như bóng bàn, bơi lội...
Chúng tôi có mặt tại Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4 - TPHCM) vào đúng giờ học thể dục của một số lớp, trong đó có nhóm chơi bóng bàn, cầu lông, nhảy dây... Do nắng nóng nên những nhóm HS chưa đến lượt tập phải tránh nắng ở những hành lang các lớp học. Ông Lê Xuân Giang, hiệu trưởng nhà trường, cho biết việc học thể dục hiện nay đang có nhiều vấn đề bất ổn. Ở các nước tiên tiến, nhiều trường có đầy đủ cơ sở vật chất, huấn luyện viên, HS có quyền lựa chọn những môn thể thao phù hợp.
Giờ học bơi của học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4, TPHCM.
Do vậy, nhiều tài năng thể thao được phát hiện từ trong trường học. Trong khi việc học thể dục ở nước ta rất khó khăn vì hầu hết các trường đều thiếu cơ sở vật chất, thiếu sân bãi, hồ bơi..., lại bắt HS học nhiều môn, môn nào cũng biết nhưng không giỏi môn nào. GV thể dục cũng thiếu. Muốn có GV chuyên sâu thì phải tìm ở các trường thể thao. Thể dục là phải vận động nhưng thực tế đang diễn ra là HS ngồi nghe và xem GV thị phạm là chính.
Từ năm học 2010-2011, Sở GD-ĐT TPHCM đã ký kết với Liên đoàn Thể thao dưới nước thực hiện kế hoạch phổ cập bơi lội cho HS giai đoạn 2010-2015, tổ chức dạy thí điểm bơi lội cho HS tiểu học. Trong đó nêu rõ 100% các trường có hồ bơi phải đưa môn bơi lội vào thể dục chính khóa. Tuy nhiên, cho đến nay, việc phổ cập vẫn chỉ... nằm trên giấy bởi những khó khăn về GV, kinh phí và nhất là học bơi nhưng lại thiếu hồ bơi.
Toàn TP hiện chỉ có 14 trường có hồ bơi, trong đó, bậc tiểu học có 5 trường, THCS có 4 trường và THPT có 5 trường nhưng cũng chỉ có 12 hồ bơi đủ điều kiện dạy bơi cho HS. Là một trường có nhiều thành tích TDTT nhưng bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4 ), thừa nhận: "Trường đã có những HS đoạt giải quốc gia môn bơi lội nhưng thành tích đó không phải do trường đào tạo mà do quận tổ chức rèn luyện, thuê huấn luyện viên có chuyên môn giảng dạy chứ nhà trường không có khả năng".
Không thể thờ ơ
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng muốn nâng cao thể chất của người Việt Nam, trước hết cần nâng cao chất lượng thể thao học đường. Nhưng đáng tiếc việc tổ chức dạy môn thể dục thiếu khoa học đang khiến việc dạy và học môn này hiện nay bị xem nhẹ. GV thể dục một trường THPT kể buổi sáng khi hỏi HS đã ăn sáng chưa, chỉ có khoảng 10 em giơ tay, vì vậy đến học các môn trên lớp còn không đủ sức huống gì học thể dục. Chính GV và HS cùng thờ ơ với môn học này nên nhiều giờ học thể dục rất lộn xộn, kém chất lượng.
Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác HS-Sinh viên - Bộ GD-ĐT, từng thừa nhận rất bức xúc trước cách dạy và học môn thể dục hiện nay và cho rằng việc thành lập các CLB TDTT để HS được lựa chọn các môn học phù hợp với năng lực, sở trường là điều rất cần thiết nhưng không phải trường nào cũng có điều kiện áp dụng.
Ông Hà Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận 7 - TPHCM), cho biết trường thành lập các CLB thể dục nhịp điệu, bóng rổ, bóng đá để HS tham gia; riêng môn bơi lội phải tổ chức đưa HS đến hồ bơi của KCX Tân Thuận nhưng được học thể dục tự chọn nên HS rất thích thú. Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt (quận Tân Phú - TPHCM), cho biết đã thuê hẳn sân bóng với đầy đủ điều kiện để sau giờ học, HS có thể chơi các môn đá bóng, bóng chuyền, cầu lông...
Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có điều kiện thuê sân bãi cho môn thể dục nên việc học thể dục tại nhiều trường hiện nay chỉ lớt phớt, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển thể chất của HS. Đã đến lúc phải kết cấu lại môn học này một cách khoa học để HS thích thú với việc rèn luyện thể chất. Cũng có thể kết hợp với ngành TDTT địa phương để phát triển thể thao học đường, làm cho học đường trở thành cái nôi phát hiện và nuôi dưỡng những tài năng đỉnh cao trong tương lai cho quốc gia như nhiều nước tiên tiến đã làm rất hiệu quả.
Theo khảo sát của TS Hoàng Công Dân và ThS Nguyễn Văn Thời (Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội) với 1.200 HS, có tới 22% HS THCS trả lời không thích môn thể dục, 32%-41,6% trả lời "bình thường". Tỉ lệ HS yêu thích môn thể dục ở tất cả các khối lớp đều dưới 50%.
Theo Đặng Trinh
Người Lao Động
Lo chất lượng bác sĩ tương lai "Sinh viên trường CĐ, Trung cấp y vào thực tập ở bệnh viện rất nhiều nhưng điều tôi băn khoăn là học đến năm thứ 3 rồi nhưng đo thân nhiệt cho bệnh nhân cũng chưa đúng cách. Đo huyết áp thì 5, 7 lần không được". "Tiêm thì chắc chắn là không dám để cho các cô cậu sinh viên thực hành...