Thực hiện bắt buộc với giáo dục tiểu học
Nghị định số 24/2021/NĐ-CP quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 23/3/2021.
Ảnh minh họa/internet
Nghị định này quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập, bao gồm: quản lý các hoạt động giáo dục; thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý các hoạt động giáo dục; trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục.
Theo Nghị định này, việc quản lý trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu: Thực hiện dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch về chất lượng giáo dục và điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, phù hợp với loại hình nhà trường và quy định của pháp luật về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
Đồng thời, thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, giáo dục bắt buộc đối với giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở theo quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Trường được quyết định hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
Quy định về tổ chức hoạt động giáo dục, Nghị định nêu rõ: Cơ sở giáo dục được quyết định các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Cơ sở giáo dục được chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các tổ chức, cá nhân và gia đình học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật.
Về quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự, Nghị định cho phép cơ sở giáo dục được tiếp nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nhà trường bảo đảm rõ về mục đích tài trợ và sử dụng các nguồn tài trợ đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Quy định rõ trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục
Theo Nghị định, cơ sở giáo dục có trách nhiệm giải trình với xã hội, học sinh, cơ quan quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật. Các nội dung cần giải trình gồm:
Mục tiêu chất lượng giáo dục, kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục.
Hoạt động tuyển sinh, hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục; bảo đảm sự tham gia của gia đình học sinh, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.
Quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức các hoạt động giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.
Thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các nội dung khác theo quy định của pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục cũng được quy định rõ trong Nghị định này.
Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng trường; trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ sở giáo dục; trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục; trách nhiệm của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục; quy định bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/5 2021.
Đảm bảo 100% học sinh lớp 1,2 ở Thành phố Hồ Chí Minh được học 2 buổi/ngày
Thành phố Hồ Chí Minh đề ra kế hoạch, 100% học sinh lớp 1,2 trong năm học tới được học 2 buổi/ngày để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh - ông Dương Anh Đức đã ký quyết định 977/QĐ-UBND, ban hành kế hoạch huy động trẻ ra lớp, tuyển sinh vào các lớp đầu cấp cho năm học 2021-2022.
Theo đó, cũng như nhiều năm học trước, năm học tới đây, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục yêu cầu đảm bảo đủ chỗ học cho con em nhân dân thành phố, đặc biệt là con em của gia đình chính sách, gia đình nghèo, công nhân, thực hiện tốt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục bậc trung học.
Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, khuyến khích học sinh thi tuyển vào lớp 10 chọn nguyện vọng phù hợp với khả năng, gần nơi cư trú để thuận lợi cho việc tiếp tục đi học khi trúng tuyển, giảm áp lực cho giao thông theo chủ trương của thành phố.
Đảm bảo 100% học sinh lớp 1,2 và khuyến khích học sinh lớp 6 được học 2 buổi/ngày để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xây dựng kế hoạch những năm tiếp theo cho các lớp còn lại cũng được học 2 buổi/ngày.
Học sinh lớp 1 Thành phố Hồ Chí Minh tựu trường trong một năm học (ảnh minh họa: P.L)
Khuyến khích tiếp tục phát triển các trường tiên tiến hội nhập, khuyến khích các trường trung học tổ chức dạy học môn Toán, các môn Khoa học tự nhiên bằng Ngoại ngữ, dạy tăng cường tiếng Anh, chú trọng triển khai Đề án "Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng Tin học cho học sinh phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2021 - 2030".
Công tác tuyển sinh đầu cấp phải đảm bảo phân bổ đủ chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục, thực hiện kiểm tra công tác tuyển sinh đầu cấp. Đảm bảo thực hiện đúng hướng dẫn an toàn phòng chống dịch bệnh.
Nghiêm cấm các trường vận động, quyên góp và thu các khoản thu ngoài quy định khi tuyển sinh.
Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu 100% trẻ 5 tuổi đang cư trú trên địa bàn các quận, huyện, thành phố Thủ Đức vào các trường mầm non theo tuyến, do Ban chỉ đạo tuyển sinh phân theo quy định.
Công tác tuyển sinh trẻ mầm non dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2021 và công bố kết quả đồng loạt vào ngày 20/7/2021.
Huy động 100% trẻ 6 tuổi đang cư trú trên địa bàn các quận, huyện và thành phố Thủ Đức vào lớp 1. Không nhận học sinh học sớm, trái tuyến ngoài địa bàn quy định.
Trong trường hợp ngoại lệ, khi còn chỉ tiêu tuyển sinh ở địa bàn, địa phương thì do Hội đồng tuyển sinh của các quận, huyện, thành phố Thủ Đức xét duyệt. Tổ chức làm quen tiếng Anh cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lộ trình của thành phố.
Phấn đấu thực hiện sĩ số là 35 học sinh/lớp, phấn đấu 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày.
Công tác tuyển sinh lớp 1 dự kiến bắt đầu thực hiện từ ngày 1/7/2021 và công bố kết quả đồng loạt vào ngày 31/7/2021. Năm học tới, thành phố tiếp tục thực hiện việc tuyển sinh vào lớp 1 tăng cường ngoại ngữ (Anh, Pháp, Trung), tuyển sinh vào lớp 1 Chương trình Dạy và học các môn Toán, Khoa học, tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam.
Đảm bảo 100% chỗ học cho học sinh lớp 6 trong độ tuổi quy định, đang cư trú trên địa bàn đã hoàn thành xong chương trình bậc tiểu học, được vào học lớp 6 theo tuyến do Ban chỉ đạo tuyển sinh các quận, huyện và thành phố Thủ Đức quy định.
Thực hiện việc xét tuyển ở các trường trung học cơ sở. Riêng trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa kết hợp xét tuyển và khảo sát năng lực.
Tùy vào tình hình thực tế của cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, dân cư ở mỗi địa phương, trên cơ sở tham mưu của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức thực hiện việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường theo yêu cầu, nguyên tắc tuyển sinh, không vượt quá sĩ số 45 học sinh/lớp.
Công tác tuyển sinh vào lớp 6 dự kiến bắt đầu thực hiện từ ngày 15/6/2021 và công bố đồng loạt kết quả vào ngày 15/7/2021.
Năm học tới, thành phố tiếp tục thực hiện việc tuyển sinh vào lớp 6 tăng cường ngoại ngữ, tuyển sinh vào lớp 6 Chương trình dạy và học các môn Toán, Khoa học, tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam, tuyển sinh lớp 6 chuyên năng khiếu thể dục thể thao ở trường trung học phổ thông chuyên năng khiếu thể dục thể thao Nguyễn Thị Định, trường chuyên năng khiếu thể dục thể thao Bình Chánh.
Đề xuất hỗ trợ 5 triệu đồng/năm học phí cho học sinh tiểu học ngoài công lập Ngày 12.3, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết Sở đang đề xuất với UBND TP về chủ trương xây dựng chính sách hỗ trợ cho giáo dục tiểu học. Học sinh tiểu học tại TP.HCM tham gia chương trình ngoại khóa - ẢNH MINH HỌA: NGỌC DƯƠNG Theo ông Lê Hoài Nam, Sở đưa ra đề xuất...