Thực đơn giúp giảm 3 – 5kg cân nặng trong 7 ngày ai cũng có thể tự làm
Vơi nhưng thưc đơn nay, chi trong 7 ngày giảm được 3 – 5kg và được nhiều người áp dụng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà vô cùng hiệu quả.
Giảm cân kết hợp giữa chế độ ăn Eat Clean và GM diet cực hiệu quả
Kết hợp giữa chế độ ăn Eat Clean và GM diet, bên cạnh đó không quên việc vận động thể dục thể thao hợp lý là bí kíp giúp bạn giảm cân nhanh, an toàn. Tuy nhiên, muốn ăn uống theo chế độ này bạn cần có một sức khỏe tốt.
Chế độ ăn Eat Clean
Là chế độ ăn tập trung vào những nhóm thực phẩm lành mạnh, không chứa hoặc ít chứa các nguyên liệu do con người tạo ra như gia vị, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản và chất tạo màu. Về cơ bản, chế độ ăn Eat Clean có tác dụng thanh lọc cơ thể như detox nên vừa giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động, vừa giúp đào thải độc tố.
Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây ngoài giúp giảm cân còn cải thiện làn da và mái tóc khỏe đẹp, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường…
Chế độ ăn GM diet
Nếu như chế độ ăn Eat Clean mang lại hiệu quả trong lâu dài và được coi như một phong cách sống lành mạnh, thì chế độ ăn GM diet lại mang đến hiệu quả ngay tức thì, giảm 4 – 8kg chỉ sau một tuần. GM diet (General Motors diet) tập trung vào việc chỉ ăn hoa quả, rau củ, gạo lứt và thịt gà trong vòng một tuần.
Video đang HOT
Khi kết hợp cả 2 chế độ ăn này, bạn phải thực hiện thế nào?
Ngày 1: Chỉ ăn trái cây, trừ chuối. Uống đủ từ 8-12 ly nước trong ngày để thanh lọc cơ thể. Nhớ uống nước 30 phút trước khi ăn để tạo cảm giác no, giúp bạn không ăn thêm quá nhiều.
Ngày 2: Chỉ ăn rau củ. Đừng quên uống 8 – 12 ly nước như ngày đầu tiên.
Ngày 3: Bộ đôi quyền lực rau và trái cây (trừ chuối, khoai tây). Ngày thứ 3, kết hợp ăn rau trái cây. Chúc mừng bạn, vì giờ cơ thể đã dần quen hơn với chế độ này.
Sự tăng thêm khẩu vị của các loại rau và trái cây khác nhau sẽ giúp bạn thỏa mãn vị giác và quên đi sự đơn điệu của 2 ngày đầu. Hãy tiếp tục uống đủ 8 – 10 ly nước để lọc sạch các chất độc cơ thể.
Ngày 4: Chỉ ăn chuối ( có thể thay thế chuối bằng táo hoặc khoai lang) và uống sữa. Khoảng 8 – 10 quả chuối, 4 ly sữa không đường và 8 – 12 ly nước lọc sẽ là tất cả những gì bạn được phép ăn trong ngày thứ 4.
Ngày 5: Cơm và cà chua. Khẩu phần ăn ngày thứ 5 gồm: 1 chén cơm gạo lứt, 6 quả cà chua lớn. Nếu không ăn chay bạn có thể thay thế cơm bằng thịt gà hoặc cá. Hãy sử dụng 500g ức gà không da được nướng hoặc luộc, hấp ăn cùng 6 quả cà chua.
Lưu ý là ăn nhiều cà chua có thể làm tăng lượng axit uric trong máu – nguyên nhân gây nên bệnh gút nên bạn có thể thay thế bằng cà rốt hoặc quả ổi.
Ngày 6: Ăn cơm và rau.
Ngày 7: Sáng ăn trái cây, trưa ăn rau cải xào thịt nạc bằm không dầu và cá nạc sốt cà chua. Tối ăn rau đỗ xào và canh nấm mồng tơi.
Vitamin C có thể được sử dụng để điều trị bệnh gút?
Vitamin C có thể mang lại lợi ích cho những người được chẩn đoán mắc bệnh gút vì nó có thể giúp giảm axit uric trong máu.
Tại sao giảm axit uric trong máu tốt cho bệnh gút?
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), bệnh gút (gout) là do quá nhiều axit uric trong cơ thể. Vì lý do này, bất cứ điều gì có thể làm giảm lượng axit uric trong cơ thể sẽ có tác động tích cực đến bệnh gút.
Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh gút. Ảnh: Internet
Vitamin C có làm giảm axit uric không?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin C có thể giúp giảm axit uric trong máu, có thể bảo vệ chống lại bệnh gút, tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn.
- Một nghiên cứu được khảo sát trên gần 47.000 nam giới trong suốt thời gian 20 năm cho thấy những người dùng bổ sung vitamin C có nguy cơ mắc bệnh gút thấp hơn 44%.
- Một nghiên cứu năm 2008 trên gần 1.400 nam giới chỉ ra rằng nồng độ axit uric trong máu thấp hơn đáng kể ở những người đàn ông tiêu thụ nhiều vitamin C hơn so với những người tiêu thụ ít hơn.
- Một phân tích tổng hợp năm 2011 của 13 nghiên cứu khác nhau cho thấy trong khoảng thời gian 30 ngày uống bổ sung vitamin C làm giảm đáng kể axit uric máu, so với giả dược đối chứng không có tác dụng điều trị.
BV Mayo Clinic của Mỹ chỉ ra rằng mặc dù bổ sung vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chứng minh được mức độ nghiêm trọng hoặc tần suất của bệnh gút bị ảnh hưởng bởi vitamin C, theo Healthline.
Những thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị bệnh gút
Theo Viện Quốc gia về các bệnh viêm khớp, cơ xương và da (NIAMS) ở Hoa Kỳ, nguy cơ mắc bệnh gút có thể giảm bằng cách hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều purine như:
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn và thịt cừu
- Hải sản: Cá ngừ, cá mòi và động vật có vỏ (như nghêu, sò, ốc, cua,...)
- Các loại thịt nội tạng: Thận, gan
CDC cũng khuyên bạn nên hạn chế ăn, uống: bia, rượu, thực phẩm có đường và đồ uống có đường.
Cùng với việc tránh các thực phẩm có hàm lượng purine cao, chúng ta có thể tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và rau quả, chẳng hạn như: bông cải xanh, bắp cải, dưa lưới, súp lơ, bưởi, trái kiwi, ớt đỏ và xanh, dâu tây.
Ngoài việc thêm vitamin C vào chế độ ăn uống của bạn, CDC gợi ý việc tiêu thụ cả cà phê và cherry (quả anh đào) có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút, theo Healthline.
Khơi dậy tinh thần buổi sáng với ly sữa gạo lứt thơm ngon Gạo lứt là loại gạo đã được bóc đi lớp vỏ trấu nhưng vẫn còn lớp cám bao bọc. Chính lớp vỏ cám này là nguồn dinh dưỡng dồi dào gồm vitamin E, B1, B3, B6, magie, sắt và chất xơ. Với một lượng vitamin khoáng chất hùng hậu như thế, sữa gạo lứt hay tất cả những món ăn từ nguyên liệu...