Thực đơn ăn kiêng bằng các loại trái cây
Steve Jobs, sáng lập viên của hãng Apple, là người áp dụng nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng bằng trái cây.
Chế độ ăn kiêng bằng trái cây là chương trình ăn thuần chay nghiêm ngặt. Các bữa ăn không có sản phẩm động vật, kể cả sữa. Những người theo thực đơn này chỉ chọn các loại quả, thêm rau.
Các loại thực phẩm khác có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc bị hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn. Đồ nấu chín dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trái cây nấu chín, đều phải tránh.
Ảnh minh họa: Better Me
Một số người chỉ ăn trái cây rơi xuống đất, không chọn trái cây được hái. Nhiều người khác sẽ không ăn bất kỳ hạt nào, bởi vì chúng có khả năng trở thành thực vật sống.
Áp dụng chế độ ăn trái cây có nhiều rủi ro, chẳng hạn như suy dinh dưỡng, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về kế hoạch của bạn. Họ có thể hướng dẫn bạn cách đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Lợi ích tiềm năng
Khi bạn ăn điều độ, trái cây có thể là một phần rất lành mạnh của chế độ bổ dưỡng. Một số lợi ích từ việc ăn trái cây bao gồm:
- Trái cây như táo, lê, mâm xôi… chứa chất xơ, giúp giảm cholesterol và tiêu hóa dễ dàng.
- Cam, ớt đỏ và dâu tây là những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C. Điều này giữ cho răng và nướu khỏe mạnh, hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Chuối, ổi và xoài chứa nhiều kali, duy trì huyết áp khỏe mạnh.
Video đang HOT
- Cam và các loại trái cây nhiệt đới như xoài chứa nhiều folate. Điều này giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu. Folate cũng hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Mận đen, mận khô và các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa, hạn chế sản sinh các gốc tự do. Chúng có thể bảo vệ làn da của bạn và chống lại bệnh tật.
Ảnh minh họa: Better Me
Nguy cơ
Người áp dụng chế độ ăn uống dựa trên trái cây có thể bị thiếu hụt đạm, chất béo, canxi, vitamin B, axit béo Omega-3.
Người ăn kiêng đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, thiếu máu, mệt mỏi và suy giảm hệ miễn dịch. Theo thời gian, việc thiếu canxi có thể dẫn đến loãng xương.
Chế độ ăn kiêng dựa trên trái cây cung cấp nhiều đường, dù đó là nguồn tự nhiên. Đây là lựa chọn tồi cho những người mắc bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc kháng insulin.
Không có bất kỳ quy tắc nào phải tuân theo nên bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn trái cây cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mình.
Bạn có thể hạn chế ăn trái cây ở mức 50% và bổ sung các nguồn protein, chẳng hạn như các loại hạt hoặc thực phẩm bổ sung, giúp cân bằng sự thiếu hụt dinh dưỡng.
Ảnh minh họa: Better Me
Tập chuyển sang chế độ ăn toàn trái cây
Bạn hãy chuyển dần sang chế độ ăn này, không đột ngột áp dụng ngay. Theo đó, bạn cần bỏ rượu, cà phê, thực phẩm có nguồn gốc động vật, đồ chế biến sẵn.
Bạn có thể ăn đủ loại trái cây khác nhau, chia nhỏ 4-5 bữa mỗi ngày. Các món đồ uống gồm nước lọc, nước dừa, hoa quả ép cả ngày.
Bất kể bạn theo chế độ ăn uống nào, cơ thể bạn cần vận động để khỏe mạnh. Chế độ ăn kiêng trái cây có thể không cung cấp cho bạn đủ năng lượng để tập thể dục. Nếu bạn thấy hiện tượng này xảy ra, đó là dấu hiệu bạn cần phải thay đổi lượng dinh dưỡng của mình.
Gặp bác sĩ của bạn
Cho dù mục tiêu của bạn là giảm cân, tăng cường sức khỏe hay lối sống gần gũi với tự nhiên, hãy hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu chế độ ăn trái cây.
Chế độ ăn này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể của bạn nếu bạn có bệnh tiềm ẩn hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào. Bác sĩ có thể giúp bạn sửa đổi thực đơn cho phù hợp với nhu cầu.
4 Mẹo đơn giản để tránh thiếu sắt
Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) gần đây đã đề xuất một số mẹo hữu ích để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt trong cơ thể.
Thiếu sắt trong cơ thể có thể dẫn đến lượng hồng cầu thấp bất thường vì sắt cần thiết để tạo ra hemoglobin, một loại protein trong hồng cầu. Nếu không có đủ hemoglobin, các mô và cơ không thể nhận đủ lượng oxy cần thiết và hoạt động hiệu quả dẫn đến thiếu máu, theo Indian Express Limited.
Cục Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm (FSSAI) gần đây đã chia sẻ một số thủ thuật hữu ích để ngăn chặn tình trạng thiếu sắt trong cơ thể, như một phần của Poshan Maah 2020. "Thiếu sắt thường xảy ra nhất trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và thời thơ ấu", tổ chức này viết trên trang Twitter của họ.
Bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt như cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi... để bổ sung chất sắt cho cơ thể. Ảnh: NHẬT LINH
Làm thế nào để tránh thiếu sắt
Dưới đây là một số mẹo mà FSSAI đề xuất:
- Chuẩn bị bữa ăn bằng thực phẩm tăng cường chất sắt
- Tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn
- Ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất sắt
- Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn để hấp thu chất sắt tốt hơn
Các triệu chứng của thiếu sắt
Bộ trưởng Y tế Liên hiệp, tiến sĩ Harsh Vardhan đã chỉ ra một số triệu chứng của thiếu sắt như: mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh và tóc rụng.
Ông khuyên: "Để chống lại các triệu chứng của thiếu máu do thiếu sắt (IDA) bằng cách tiêu thụ các thực phẩm được tăng cường như gạo, bột mì và muối tăng cường kép, chúng rất giàu chất sắt."
Thực phẩm giàu chất sắt
Theo redcrossblood.org, thực phẩm chứa sắt có 2 loại: sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme được tìm thấy trong thịt, cá, gia cầm và được cơ thể hấp thụ dễ dàng nhất. Mặt khác, sắt non-heme được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau và các loại hạt nhưng chỉ có 2 đến 10% lượng sắt tiêu thụ được hấp thụ. Thực phẩm giàu vitamin C cũng có thể giúp hấp thu sắt tốt hơn, tuy nhiên nó không phải heme, theo Indian Express Limited.
Chất chống ung thư hàng đầu trong các loại trái cây có màu sắc rực rỡ Lycopene là một chất dinh dưỡng thực vật có đặc tính chống oxy hóa. Đó là sắc tố tạo ra màu đỏ và hồng cho trái cây, như cà chua, dưa hấu và bưởi hồng. Lycopene có liên quan đến các lợi ích sức khỏe, từ sức khỏe tim mạch đến bảo vệ chống lại cháy nắng và một số loại ung thư....