Thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy và học tiếng Nga trong thời kỳ mới
Thời đại của chúng ta – thời đại “Toàn cầu nhất thể hóa” không gian giáo dục, và điều này đặt ra yêu cầu hội nhập và đổi mới của hệ thống giáo dục. Những điều kiện mới sẽ đặt ra những thách thức mới. Đó là phát biểu của Ông A.V. Popov -Tổng lãnh sự Cộng hòa Liên bang Nga tại TPHCM.
Ông A.V. Popov: Tổng lãnh sự Cộng hòa Liên bang Nga tại TPHCM phát biểu tại Hội thảo.
Phát biểu của Ông A.V. Popov tại Hôi thao khoa hoc quôc tê “Tiêng Nga trong thơi đai mơi” do Trương ĐH Sư pham TPHCM phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, Trung tâm Nga thuộc Quỹ “ Thế giới Nga” tổ chức.
Hội thảo được diễn ra trong hai ngày 13 và 14/10 với nhiều vấn đề khoa học mang tính hệ thống về Nga ngữ cũng như định hướng giảng dạy tiếng Nga, đào tạo nhân lực tiếng Nga trong thời đại mới.
Đây cũng là một trong chuỗi sự kiện đặc biệt kỉ niệm 40 năm thành lập Khoa tiếng Nga – Trường ĐH Sư phạm TPHCM (15/10/1978 – 15/10/2018), 15 năm thành lập Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội (2003 – 2018).
Hội thảo có sự tham dự của đông đảo các đại biểu trong nước và quốc tế.
Hội thảo có sự tham dự của trên 100 đại biểu trong đó bao gồm 25 đại biểu đến từ các Trường Đại học hàng đầu của Nga và Châu Á, hơn 75 đại biểu là các học giả, nhà Nga ngữ học – giảng viên (GV) tiếng Nga tại Việt Nam…
Video đang HOT
Ban tổ chức chụp hình lưu niệm với các đại biểu khách mời tại hội thảo.
Dịch giả Hoàng Thúy Toàn, người chuyên dịch các tác phẩm của Pushkin sang tiếng Việt cũng đến dự và có báo cáo rất tâm huyết về vấn đề dịch thuật cũng như đào tạo chuyên gia dịch thuật tiếng Nga tại Việt Nam trong giai đoạn đầy những thách thức thời cuộc hiện nay.
Hôi thao quốc tế này là điểm đến nhăm tạo diễn đàn cho các nhà khoa học, cac chuyên gia Nga ngữ, cac nhà quản lý giáo dục trong và ngoài nước trao đổi các vấn đề cấp thiết trong việc đào tạo tiếng Nga giai đoạn hiện nay; chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, GV giang day tiêng Nga nhằm cung cấp nguồn nhân lực biết tiếng Nga đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tại Việt Nam, Liên bang Nga và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Đây là một trong những trọng điểm được “đặt hàng” nhằm đón đầu kết quả dự báo nhu cầu nhân lực tiếng Nga trong thời gian tới. Theo đó, nguy cơ thiếu hụt lao động biết tiếng Nga có thể xảy ra nếu Việt Nam không chuẩn bị nguồn lực này khi đầu tư từ Nga cho Việt Nam đặc biệt là một số tỉnh thành trọng điểm đang tăng mạnh.
Các sinh viên khoa tiếng Nga – trường ĐH Sư phạm TPHCM chụp hình lưu niệm với các đại biểu tại hội thảo.
Tại Hội thảo các diễn giả sẽ tập trung thảo luận vào các nhóm vấn đề: Đánh giá khoa hoc, toàn diện tình hình và kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tiếng Nga tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam hiện nay; Làm rõ những thuận lợi và khó khăn của việc tổ chức giảng dạy tiếng Nga trong bối cảnh kinh tế – xã hội Việt Nam hiện tại; Đánh giá vai trò và vị thế của tiếng Nga trong khuôn khổ giáo dục toàn cầu và giáo dục Việt Nam hiện nay; Trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy tiếng Nga giữa các nhà Nga ngữ học trong nước và quốc tế;
Đê xuât cac chương trinh đao tao, cách thức đào tạo và bôi dương giáo viên, GV giang day tiêng Nga trong giai đoan tơi nhằm đáp ứng nhu câu nhân lưc cư nhân tiêng Nga ơ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong giai đoan hiên nay; Cùng với việc giải quyết những vấn đề về dạy và học tiếng Nga trong thời đại mới, Hội thảo cũng góp phần giải quyết giải quyết một số vấn đề liên quan, trong đó nổi bật nhất là vấn đề nhu cầu nhân lực tiếng Nga, vấn đề về đào tạo cử nhân ngôn ngữ Nga, giáo viên tiếng Nga…
Đây là những cơ sở quan trọng để các cơ quan có trách nhiệm, các trường đào tạo cử nhân ngoại ngữ, các nhà tuyển dụng và cả những trường phổ thông và các cơ sở giáo dục đưa ra những chính sách, kế hoạch nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy và học tiếng Nga trong thời kỳ mới.
Sự quan tâm của đông đảo các chuyên gia, nhà quản lý cả trong và ngoài nước cho thấy nguồn nhân lực biết tiếng Nga vẫn chiếm một vai trò quan trọng và ngôn ngữ Nga vẫn là ngoại ngữ cần thiết và khả dụng trong thời gian tới, không chỉ ở Việt Nam mà còn với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Tiến Vượng
Theo giaoducthoidai
GS Hồ Ngọc Đại và công nghệ giáo dục: Sao cứ thản nhiên ném đá vào tương lai?
Khi đánh giá một công nghệ, một phương pháp, xem nó là hữu ích hay vô bổ, thành công hay thất bại, nên nhìn vào đâu, nếu không nhìn vào sản phẩm mà nó tác động?
Trong vòng hơn một tháng qua, có cả trăm bài báo bàn cãi, bình luận xung quanh công nghệ giáo dục và Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Trên mạng xã hội, số lượt người tham gia bàn luận câu chuyện này khó mà tính đếm. Có người đặt câu hỏi, trong số đó có bao nhiêu phần trăm bàn luận, tranh biện một cách nghiêm túc, thẳng thắn, thấu đáo những vấn đề khoa học và thực tiễn liên quan đến công nghệ này? Có bao nhiêu phần trăm thuộc sản phẩm truyền thông của nhóm lợi ích tung hoả mù nhiễu loạn thông tin? Có bao nhiêu phần trăm thuộc hội chứng đám đông?
Công nghệ giáo dục mà Giáo sư Hồ Ngọc Đại chủ trương mấy chục năm qua, theo cách hiểu của tôi, phải chăng chính là một phương pháp, một cách thức tiếp cận giáo dục mà ở đó học sinh là trung tâm? Sản phẩm giáo dục mà công nghệ hướng tới chính là con người, con người-cá nhân-khác biệt, "không giống ai", "chính là nó". Chí ít, quá trình giáo dục theo phương pháp Hồ Ngọc Đại đã và sẽ tạo ra một lớp học sinh ham đến trường học vì "mỗi ngày đến trường là một ngày vui"; học không phải để làm quan, không chăm chăm bám vào hệ thống cơ quan nhà nước để tồn tại, mà học để làm người, nên người, "mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười" (Nguyễn Du), "thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay" (Tố Hữu). Đây chính là khát vọng của đất nước này, dân tộc này: "Bốn nghìn năm ta lại là ta" (Tố Hữu). "Ta lại là ta" với đầy giá trị khác biệt, tự tin, bản lĩnh, chứ ta không là tây, là tàu, là thứ nửa tây nửa tàu, là "nhờ nhờ nước hến".
Theo quan sát của tôi, khác với tuyên ngôn "đánh đổ nền giáo dục hiện tại", công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại tồn tại mấy chục năm qua không hề phủ nhận, triệt tiêu phương pháp giáo dục cũ. Nó song hành cùng những phương pháp, cách thức giáo dục truyền thống khác. Nếu có xung đột, thì đó là xung đột tích cực, khiến cái mới phải điều chỉnh cho phù hợp; cái cũ, cái truyền thống phải thay đổi để bắt kịp những đổi thay của xã hội.
GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Lê Anh Dũng
Những ai từng tiếp xúc với Giáo sư Hồ Ngọc Đại hầu hết đều có cảm nhận tích cực về nhà khoa học này. Ông là nhà khoa học có tư tưởng, có triết thuyết, hay "nói ngược", "làm ngược", khác người, tự tin đến ngạo nghễ. Tư tưởng giáo dục của nhà khoa học một đời đeo đuổi vì sự nghiệp trồng người theo cách thức khác biệt không chỉ tác động, thay đổi tư duy (và cả tư tưởng) hàng ngàn học trò trực tiếp thụ hưởng công nghệ giáo dục này, mà còn tác động, lan toả đến các đối tượng ngoài mái trường thực nghiệm, ở các cấp học, và không chỉ là học trò, không chỉ ở môi trường nhà trường.
Khi đánh giá một công nghệ, một phương pháp, xem nó là hữu ích hay vô bổ, thành công hay thất bại, nên nhìn vào đâu, nếu không nhìn vào sản phẩm mà nó tác động? Vậy thì sản phẩm của công nghệ giáo dục mang dấu ấn Hồ Ngọc Đại chính là lớp lớp học trò, sau khi ra khỏi ngôi trường thực nghiệm có trở nên èo uột, hư hỏng, hay ngược lại, phát triển tự nhiên, hài hoà, tự tin đứng trên đôi chân của mình? Cái cách đánh vần theo hình tròn, hình vuông hay tam giác có mang lại kết quả cuối cùng là học sinh sớm đọc thông viết thạo hay ngu ngơ, rờ rậm trước mỗi con chữ? Một đối tượng giáo dục có thể có nhiều phương pháp tiếp cận. Phương pháp nào sớm mang lại kết quả bền vững, thì đấy là phương pháp hiệu quả.
Xã hội chúng ta đang mong muốn lớp lớp học sinh-thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước phát triển một cách tự nhiên, trở thành con người tử tế, không lệ thuộc vào những áp đặt, định kiến của người lớn. Hơn lúc nào hết, chúng ta kỳ vọng thế hệ trẻ- chủ nhân tương lai, sẽ làm chủ cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, mỗi cá nhân tự tin đóng góp trí tuệ xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường với những giá trị sáng tạo, khác biệt, sớm đưa dân tộc mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Tư tưởng công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại đeo đuổi không hề xa vời, viển vông, khi cứu cánh của nó chính là con người mang sứ mệnh giải đáp câu hỏi lớn: Anh là ai? Chúng ta là ai?
Vậy mà chúng ta thản nhiên ném đá vào nó?
Trong câu chuyện liên quan đến công nghệ giáo dục và Giáo sư Hồ Ngọc Đại, nếu như có điều gì đáng trách, thậm chí đáng phê phán, chính là cách quản lý rất không công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không thể hiểu nổi, một đề tài với một mô hình thực nghiệm công nghệ giáo dục tác động trực tiếp đến nền giáo dục nước nhà, nhưng kéo dài nhiều chục năm mà không được tổng kết, đánh giá và kết luận một cách công khai, đĩnh đạc, rành rọt. Đó là trình độ, năng lực hay bản bản lĩnh?
Cái đáng phê phán nữa là cái cách ném đá rất công nghệ, bài bản, lớp lang do một nhóm người nào đó chủ trương, và biến thành hội chứng đám đông, đến độ người ta nhìn vị giáo sư - cha đẻ của công nghệ giáo dục, như một tội đồ. Trong "chiến dịch ném đá" này, người ta thấy thấp thoáng nhóm lợi ích tranh dành thị phần trong hoạt động giáo dục, khi họ lái câu chuyện đi quá xa, ra ngoài lề khoa học công nghệ.
Uông Ngọc Dậu
Theo vietnamnet
Top 10 ngôn ngữ khó nhằn nhất thế giới, Tiếng Việt được đánh giá là siêu khó Trang mạng List25 đã xếp tiếng Việt vào trong 10 ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. 10. Tiếng Hungary Tiếng Hungary là thứ tiếng có quy tắc ngữ pháp kỳ lạ nhất thế giới. Nó có 18 cách ngữ đặc biệt và có 14 nguyên âm. Thêm vào đó, cấu trúc của ngôn ngữ này hoàn toàn khác biệt so với...