Thúc đẩy tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe người dân
Vaccine là một trong những thành tựu y học vĩ đại nhất mà loài người có được. Thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, trong vòng 50 năm qua, vaccine đã cứu sống gần 154 triệu người trên toàn thế giới – tương đương với hơn 3 triệu người mỗi năm.
Tiêm phòng sởi và rubella tại trạm y tế thị trấn Óc Eo ( huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Nguồn: UNICEF Việt Nam.
Theo ước tính từ WHO, nhờ có vaccine, hàng năm, khoảng 2,5 triệu trẻ em trên thế giới đã được cứu sống, thoát khỏi nguy cơ tử vong do bệnh truyền nhiễm. Không những thế, vaccine còn giúp hàng nghìn người tránh bị khuyết tật, tiết kiệm hàng tỷ USD chi phí điều trị y tế mỗi năm.
“Cứ 1 USD chi cho vaccine phòng bệnh sởi – quai bị – rubella, thì sẽ tiết kiệm được 21 USD chăm sóc y tế” – Báo cáo của Viện Y tế Hoa Kỳ đưa ra số liệu.
Theo ước tính của WHO, với 1,8 tỷ liều vaccine cúm đã sử dụng, thế giới đã ngăn ngừa được 37 triệu trường hợp mắc cúm, 476.000 trường hợp nhập viện và 67.000 trường hợp tử vong. Với phụ nữ có thai, vaccine cúm giúp giảm 63% trường hợp nhiễm cúm ở trẻ sơ sinh, giảm 36% trường hợp bệnh hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh và người mẹ. Ở người có bệnh lý nền mạn tính, vaccine cúm làm giảm tần suất bệnh lý hô hấp cấp liên quan đến cúm ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tới 76,3%; giảm 70% biến cố tim mạch trên bệnh nhân có bệnh mạch vành cấp; giảm 50% tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường nhập viện và tử vong; giảm 55% nguy cơ nhồi máu não khi tiêm ngừa vaccine cúm ở năm đầu tiên so với năm trước không tiêm…
Mặc dù vậy, sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể đối với việc thực hiện bao phủ tiêm chủng định kỳ cho trẻ em. Nguyên nhân là do các dịch vụ y tế bị gián đoạn, các trung tâm y tế phải đóng cửa, các gia đình thực hiện giãn cách xã hội và việc xuất nhập khẩu vaccine, bơm kim tiêm cũng như các vật tư y tế khác cho tiêm chủng định kỳ cũng gặp nhiều gián đoạn.
Video đang HOT
Điều này đã dẫn đến việc gần 67 triệu trẻ em trên toàn thế giới bị lỡ lịch tiêm các loại vaccine định kỳ, vốn bảo vệ trẻ trước những căn bệnh chết người, theo số liệu từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
Vài năm trở lại đây, nước ta đã trải qua sự sụt giảm liên tục về tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em nhiều nhất kể từ khi Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia được thành lập. Thậm chí, WHO đánh giá, Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số lượng trẻ em chưa được tiêm chủng cao trên thế giới.
Trên thực tế, không ít trường hợp những nơi, những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp tại nước ta trong vài năm qua đã xảy ra dịch bệnh nghiêm trọng, như dịch sởi, ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật Bản…, cướp đi tính mạng của nhiều người, đặc biệt là trẻ em.
Thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 160 trường hợp mắc sởi và phát ban nghi sởi (tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023). Riêng tại Hà Nội, sau hơn 1 năm không ghi nhận ca bệnh, mới đây, trên địa bàn Thủ đô đã có ca mắc sởi đầu tiên trong năm 2024. Các chuyên gia lo ngại, theo chu kỳ 4-5 năm/lần thì năm 2024, dịch sởi có nguy cơ bùng phát.
Cùng với sởi, hiện cả nước ghi nhận 118 trường hợp mắc ho gà (tăng 7,4 lần so với cùng kỳ năm 2023). Riêng tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã có 46 trường hợp mắc ho gà tại 20 quận, huyện, thị xã; trong khi cùng kỳ năm 2023 không có ca bệnh. Bệnh nhân là trẻ dưới 2 tháng tuổi chiếm 52,2% và 70% số này là do chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.
Cũng gia tăng các ca bệnh, hiện cả nước ghi nhận 12.152 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023). Riêng trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận 778 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023) và 18 ổ dịch.
BS Hoàng Minh Đức – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: Vừa qua, nhất là giai đoạn dịch Covid-19, tỷ lệ tiêm vaccine phòng sởi, ho gà… trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng bị giảm. Đặc biệt, giai đoạn nguồn cung vaccine bị gián đoạn, thiếu vaccine khiến tỷ lệ tiêm chủng bị giảm. Thời gian tới, các ca mắc, ổ dịch sởi, ho gà có thể tiếp tục gia tăng, nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, và xuất hiện ở nhóm trẻ em chưa đến độ tuổi tiêm chủng.
Trong khi đó, nhiều nơi người dân không có điều kiện tiếp cận vaccine dịch vụ, lại bị trì hoãn tiêm vaccine miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trong thời gian qua, nên nguy cơ xuất hiện “khoảng trống miễn dịch” là rất lớn. Hệ quả là nhiều dịch bệnh nguy hiểm có khả năng quay trở lại.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, dịch bệnh năm 2024 sẽ phức tạp hơn so với năm 2023 nếu không chủ động các biện pháp phòng, chống. Để phòng, chống dịch bệnh hiệu quả cần chủ động trong cả nguồn lực, chủ động trong giám sát, dự phòng để dự báo sớm, nhận định đúng tình hình…
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, thời điểm này thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển, nguy cơ xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây bệnh luôn tiềm ẩn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình dịch bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh từ sớm, từ xa, trong đó có các bệnh như sởi, ho gà, cúm gia cầm…
Bảo vệ sức khỏe trước bụi mịn
Bụi mịn đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Những hạt bụi li ti len lỏi vào hệ hô hấp, tim mạch, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Trước thực trạng ô nhiễm bụi mịn ngày càng gia tăng, mỗi người cần chú ý việc bảo vệ sức khỏe của mình.
Các hội, đoàn thể chung tay trồng cây, bảo vệ môi trường
Bụi mịn là những hạt bụi li ti có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, lơ lửng trong không khí. Chúng có thể xâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh về đường hô hấp: Viêm phế quản, hen suyễn, ung thư phổi,...; bệnh về tim mạch: Đau tim, đột quỵ,...; ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Giảm trí nhớ, sa sút nhận thức,...; gây hại cho thai nhi và trẻ em: Dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ;...
Anh Nguyễn Văn Nam (35 tuổi, ngụ xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) cho biết: "Bụi mịn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của tôi và gia đình. Vợ tôi thường xuyên bị ho, sổ mũi, còn đứa con nhỏ hay bị ốm vặt. Do đó, nhà tôi cũng có nhiều cách để bảo vệ gia đình như mua máy hút bụi mền, gối, ra đường luôn đeo khẩu trang cho các con,...".
"Những năm gần đây, tôi mua máy lọc không khí, máy khử mùi,... sử dụng trong gia đình. Dù không nhìn được bằng mắt thường nhưng bụi mịn vẫn len lỏi trong không khí gây khó thở, đau họng,... do đó, tôi phải sử dụng máy lọc không khí bảo vệ môi trường sống và đeo khẩu trang khi đi làm" - chị Trần Lan Anh (28 tuổi, ngụ phường Tân Khánh, TP.Tân An) chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Trang (52 tuổi, ngụ xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành) bộc bạch, do lớn tuổi nên ông luôn quan tâm sức khỏe. Ông tìm hiểu về tác hại của bụi mịn và các biện pháp phòng tránh. Ở nhà, ông đóng cửa sổ, cửa ra vào khi không sử dụng và trồng cây xanh quanh nhà.
Bụi mịn là vấn đề cần được quan tâm. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, mỗi cá nhân, tổ chức cần chung tay hành động vì một môi trường sống trong lành, an toàn.
10 lợi ích sức khỏe của việc ăn sáng Chúng ta đều biết rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta chỉ uống một tách cà phê và bỏ lỡ tất cả những lợi ích tuyệt vời của bữa sáng. Theo The Times of India, nuôi dưỡng buổi sáng bổ dưỡng, tạo tiền đề cho năng suất làm việc tốt hơn, cung...