Thừa Thiên – Huế: Xây dựng văn hóa đọc từ ‘Tủ sách cho em’
Hội LHPN thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế, vừa tổ chức ra mắt mô hình điểm “Tủ sách cho em” tại thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành. Đây là đơn vị được Hội LHPN thị xã Hương Trà chọn làm điểm nhằm xây dựng văn hóa đọc, bồi dưỡng tâm hồn cho các em học sinh tại cộng đồng dân cư.
“Tủ sách cho em” tại thôn Bồ Hòn được xây dựng từ đầu tháng 7 năm nay, trong đó Hội LHPN thị xã đầu tư 3 triệu đồng mua các đầu sách mới, ngoài ra còn quyên góp thêm sách, tạp chí cũ. Hội LHPN xã đầu tư gần 2 triệu đồng đóng kệ, giá sách. Hiện tủ sách có hơn 200 đầu sách mới về lịch sử Việt Nam, văn học thiếu nhi, truyện tranh…
“Tủ sách cho em” nhằm xây dựng văn hóa đọc, bồi dưỡng tâm hồn cho các em học sinh tại cộng đồng dân cư.
Mô hình “Tủ sách cho em” nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho các em thiếu nhi, khuyến khích các em thường xuyên đọc sách để hình thành và phát triển kỹ năng đọc cho các em. Tại buổi ra mắt, Hội LHPN thị xã đầu tư 3 triệu đồng mua các đầu sách mới, và trao 150 đầu sách và tạp chí cũ các loại thông qua việc vận động quyên góp của các hội viên. Hội LHPN xã Bình Thành đầu tư gần 2 triệu đồng đóng kệ, giá sách.
Chị Nguyễn Thị Diễm Thúy, Chủ tịch Hội LHPN xã Bình Thành, cho biết, để bảo quản đầu sách được Hội LHPN thị xã trao tặng, thôn Bồ Hòn đã thành lập Ban chủ nhiệm gồm Bí thư Chi bộ thôn, chi hội trưởng và chi hội phó phụ nữ thôn thay nhau quản lý. Vào ngày thứ 7 và chủ nhật, các thành viên thay nhau mở cửa, ghi danh sách các em đọc và mượn sách. Các ngày bình thường, nếu các em có nhu cầu có thể mượn chìa khóa vào đọc.
Video đang HOT
Hội LHPN thị xã đã trao 150 đầu sách và tạp chí cũ các loại thông qua việc vận động quyên góp của các hội viên.
“Từ khi ra mắt “Tủ sách cho em” tại địa phương, số lượng các em nhỏ đến đọc sách khá đông, chủ yếu là vào các ngày thứ 7 và chủ nhật. Nhiều em còn mượn sách đưa về nhà để đọc”, chị Thúy cho biết.
Để mô hình hoạt động có hiệu quả, Hội LHPN xã sẽ vận động cán bộ cơ quan, các nhà hảo tâm và hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã tặng thêm sách để phục vụ tốt hơn nhu cầu của bà con cũng như các em thanh thiếu niên ở thôn Bồ Hòn.
Các em học sinh thôn Bò Hòn háo hức bên “Tủ sách cho em”
Chị Lê Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Hội LHPN Thị xã Hương Trà, cho biết, thực hiện chủ đề do Trung ương Hội đề ra là năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”, Hội LHPN TX. Hương Trà đã triển khai việc xây dựng “Tủ sách cho em”. Bên cạnh làm điểm tại xã Bình Thành, Hội LHPN TX. Hương Trà còn chỉ đạo cho Hội LHPN các phường, xã triển khai và hiện nay hầu hết các đơn vị đều đã xây dựng được một tủ sách. Để duy trì tốt, Thị hội sẽ kiểm tra, đôn đốc thường xuyên để phát triển mô hình này.
Đình Nguyên
Theo phunuvietnam
Phát triển văn hóa đọc qua ngày hội đọc sách
Chiều ngày 28/10, Trường Tiểu học Xuân Đỉnh đã tổ chức chương trình "Ngày hội đọc sách" năm 2019. Đây là hoạt động thường niên của nhà trường nhằm xây dựng, phát triển văn hóa đọc cho cán bộ giáo viên và học sinh.
Chương trình thực hiện theo kế hoạch số 117/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo UBND Quận Bắc Từ Liêm về xây dựng "Chương trình nhà trường": Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong thực tế. Qua trải nghiệm thực tiễn, học sinh có được kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, từ đó sáng tạo, vận dụng vào thực tế để giải quyết vấn đề.
Ban Giám hiệu nhà trường trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Đọc sách chính là một quá trình tích lũy kiến thức, giúp cho độc giả không chỉ hiểu biết về tương lai mà còn là cơ hội để hoàn thiện bản thân, nuôi dưỡng tâm hồn. Chính vì vậy, để giúp cho học sinh toàn trường tích cực, chủ động trang bị kiến thức từ nhiều nguồn, đồng thời tạo điều kiện cho phong trào thi đua "Chăm ngoan học giỏi", Trường Tiểu học Xuân Đỉnh đã phát động phong trào đọc sách từ tháng 9/2019.
Tham dự ngày hội, 100% các lớp ghi hình hoạt động đọc sách của học sinh theo nhiều hình thức (đọc sách trong lớp, tại thư viện, đọc sách theo hình thức thư viện mở...). Tại ngày hội, học sinh được trải nghiệm các hoạt động bổ ích như sáng tác thơ, ngâm thơ, vẽ bìa cho sách, sáng tác truyện theo tranh vẽ, sân khấu hóa về nhân vật lịch sử, tìm hiểu sách, báo tiếng Anh hay trình diễn thời trang tái chế "Không sử dụng rác thải nhựa trong học đường"...
"Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc và vai trò của sách, người làm sách và văn hóa đọc trong cộng đồng, Trường tiểu học Xuân Đỉnh tổ chức ngày đọc sách nhằm giới thiệu nguồn sách hiện nay thư viện của trường. Chúng tôi hy vọng, ngày hội đọc sách năm nay sẽ mang lại cho các em học sinh những niềm vui, nâng cao nguồn tri thức", cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu.
Học sinh khối lớp 5 sân khấu hóa truyện về Bác Hồ
Mỗi gian trưng bày sách được giáo viên cùng học sinh trưng bày sách, truyện, báo thành nhiều mô hình và đa dạng. Trong đó các loại sách, báo, truyện có đề tài về lịch sử và Chủ tịch Hồ Chí Minh được các em học sinh lựa chọn nhiều nhất.
Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong ngày hội đọc sách, học sinh được bồi dưỡng tình yêu sách, báo, phát triển văn hóa đọc trong cán bộ giáo viên và học sinh cùng cha mẹ học sinh.
Đây là sân chơi bổ tích thu hút giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh vào các hoạt động văn hóa của nhà trường, bồi đắp cho người đọc lòng yêu nước, yêu lịch sử dân tộc, hướng các em học sinh tới những hoạt động lành mạnh và bổ ích.
Theo anninhthudo
Chăm chút từng cuốn sách cho học sinh vùng xa Dự án "Sách hay dành cho học sinh tiểu học" do cô Hoàng Thị Thu Hiền (58 tuổi, cựu giáo viên Ngữ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TPHCM) phụ trách. Những vùng đất dự án đã đến là những nơi còn nhiều khó khăn, heo hút. Từ Nam chí Bắc, biên giới hay đảo xa, miền núi hay miền biển... nơi...