Thừa Thiên Huế: Gần 600 suất học bổng tặng học sinh vượt khó năm 2020
Gần 600 suất học bổng cho học sinh vượt khó (đợt 2) tại Thừa Thiên Huế do tổ chức ZhishanFoundation tài trợ đã được trao.
Ngày 26/11, đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ ngày 25-27/11, Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) tỉnh đã phối hợp với tổ chức ZhishanFoundation (C.I) trao tặng 593 suất học bổng đợt 2/2020 cho học sinh vượt khó.
Theo đó, các học sinh cấp 1-2 nhận được học bổng 600 nghìn đồng/suất, cấp 3 là 800 nghìn đồng/suất. Dịp này, C.I và Quỹ BTTE Thừa Thiên Huế cũng đã trao phần thưởng cho các học sinh đạt học lực loại khá, giỏi, đạt giải tại các cuộc thi học sinh giỏi các cấp; học sinh thi đậu lớp 10.
Đặc biệt, nhằm phát triển phong trào đọc sách… các em còn nhận được quà tặng sách trị giá hơn 200 nghìn đồng. Tổng kinh phí học bổng và quà tặng đợt này gần 650 triệu đồng.
Video đang HOT
Được biết, C.I bắt đầu triển khai hoạt động viện trợ nhân đạo tại Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Tổ chức này đang triển khai nhiều dự án hỗ trợ về giáo dục và y tế cho trẻ em khó khăn tại các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh, với khoảng 60.000 trẻ em hưởng lợi.
Giúp sinh viên nghèo không tụt lại phía sau
Hôm qua, Chương trình Nâng bước thủ khoa 2020 công bố danh sách 85 tân sinh viên các trường đại học từ Thừa Thiên-Huế trở vào Nam được nhận học bổng của chương trình (danh sách cụ thể, xin xem trên báo điện tử Tiền Phong - tienphong.vn).
Bão số 9 khiến nhiều gia đình học sinh lâm cảnh khó khăn Ảnh: Nguyễn Ngọc
Nâng bước thủ khoa là một hoạt động thường niên trong chuỗi hoạt động của Quỹ hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam của Trung ương Đoàn, báo Ti ề n Phong là đầu mối thường trực. Chương trình nhằm tôn vinh, trao học bổng cho các tân thủ khoa và sinh viên đạt thứ hạng cao đầu vào các trường đại học trong cả nước, có hoàn cảnh khó khăn.
Nâng những bước chân vùng bão lũ
"Nhà em, sau một ngày bão, một ngày lụt thì không còn gì", Phạm Thị Thử (thôn Ngọc Dạ, xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) nói về hậu quả trận bão số 9 kinh hoàng vừa qua. Nhà cửa sập đổ, hoa màu, vật nuôi cũng mất hết. Cha cô không may bị tai nạn trong lúc dọn dẹp đống đổ nát sau bão lụt. Thử hiện là tân sinh viên Đại học Quy Nhơn. "Bão lũ không chỉ cướp đi nguồn sống, chỗ ở của cả gia đình mà còn cướp đi cả giấc mơ tới trường của ba chị em", Thử nói.
Từ Quảng Bình, Phạm Thị Như Quỳnh cho biết cô trúng tuyển vào Đại học Kinh tế Huế và đã hoàn tất hồ sơ để nhập học. Tuy nhiên, trận đại hồng thủy vừa rồi đã khiến nhà cửa và mọi vật dụng, hoa màu của gia đình hư hại nặng nề. Trước đó cha cô vừa qua đời vì bệnh nan y. Hoàn cảnh hết sức khó khăn, không thể tiếp tục vào Huế học, Quỳnh đành xin chuyển về học tại ĐH Quảng Bình để đỡ gánh nặng cho gia đình.
Năm nay, cùng với dịch bệnh, bão lũ khiến nhiều gia đình ở miền Trung lâm cảnh khốn cùng. Con đường đến trường của không ít tân sinh viên cũng vì thế trở nên khó khăn bội phần. Hiểu được tình cảnh ấy, BTC chương trình đã quyết định dành sự ưu tiên đặc biệt cho các tân sinh viên xuất thân từ vùng bão lũ miền Trung. Như Quỳnh là trường hợp đặc biệt, không nằm trong vùng được xét tuyển trao học bổng nhưng ban tổ chức vẫn dành cho cô một cơ hội.
Và đó cũng là lý do số suất học bổng tăng lên 85 so với 67 suất như dự kiến ban đầu (nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày báo Ti ề n Phong ra số đầu tiên).
Không để các em tụt lại phía sau
Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo ở vùng bão lũ Triệu Phong, Quảng Trị nhưng Lê Thế Hoan, không muốn tụt lại phía sau. Vì vậy, Hoan đã nỗ lực cao độ để trở thành một trong những tân sinh viên đứng đầu bảng đầu vào năm học 2020-2021 của Đại học Bách khoa TPHCM. Hoan mong muốn sau này giúp cho các thế hệ đi sau xác định được mục đích học tập và không ai bị tụt lại phía sau.
Là người Cơ-tu, sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo có 4 chị em ở xã vùng sâu Ka Dăng (thuộc huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), hai chị em Đinh Hòa Khuyên nối gót nhau vào đại học. Chị của Khuyên hiện là sinh viên năm 3 ĐH Quảng Nam. Còn Khuyên thi đậu ĐHSP Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng với số điểm khá cao.
Trong lúc cả gia đình đang bối rối chưa biết làm thế nào để Khuyên được đến trường thì được "nâng bước" kịp thời của Chương trình Nâng bước thủ khoa. Mỗi suất học bổng gồm 10 triệu đồng (và một số quà tặng) là món quà tuy không quá lớn nhưng rất có ý nghĩa đối với các sinh viên nghèo, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh, bão lũ gây ra.
TS.Nguyễn Văn Phi, Trưởng phòng Công tác chính trị-Sinh viên, ĐH Quy Nhơn cho rằng, Chương trình Nâng bước thủ khoa vừa hỗ trợ thiết thực, vừa khích lệ tinh thần học tập vươn lên của sinh viên.
Ông Phạm Duy Tân, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Công tác HSSV ĐH Phạm Văn Đồng nói, phần lớn sinh viên của trường đều xuất thân từ nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn và chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những trận bão lũ vừa qua. Vì vậy, những ghi nhận, hỗ trợ của BTC Chương trình Nâng bước thủ khoa là hết sức kịp thời và ý nghĩa đối với các sinh viên của trường, cả về giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
Tân sinh viên quá đông, trường phải bố trí thêm ghế ngồi dự khai giảng Sáng 30/10, trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã làm lễ khai giảng năm học mới khóa 54. Do số lượng sinh viên quá đông nên các sinh viên phải ngồi tràn ra sảnh phía ngoài hội trường. Lễ khai giảng của trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa...