Thừa Thiên- Huế: Cứu sống 10 ngư dân bị chìm tàu trên biển
Tàu cá của ngư dân Trương Vĩnh Là (ngụ xã Phú Hải) đang trên đường ra khơi qua cửa biển thì phát hiện tàu TTH- 9541 gặp nạn. Các ngư dân trên tàu của ông Là đã nỗ lực tiếp cận tàu bị chìm và cứu sống toàn bộ ngư dân gặp nạn.
Chiều nay (2.1), UBND xã Phú Hải (Phú Vang, Thừa Thiên- Huế) cho biết, vừa có một tàu cá của ngư dân trên địa bàn bị chìm ở cửa biển khi ra khơi đánh bắt.
Trước đó, vào lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, tàu cá TTH- 95141 của ngư dân Huỳnh Văn Lân (ngụ xã Phú Hải) ra khơi đánh bắt. Ngoài ông Lân, trên tàu còn có 9 lao động khác. Khi tàu vừa ra đến cửa biển Thuận An (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang) thì bị mắc cạn rồi bị sóng đánh chìm.
Các ngư dân trên tàu của ông Là đã nỗ lực tiếp cận tàu bị chìm và cứu sống toàn bộ ngư dân gặp nạn. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Ngay sau khi gặp nạn, các ngư dân trên tàu lập tức phát tín hiệu cầu cứu. Lúc này, tàu cá của ngư dân Trương Vĩnh Là (ngụ xã Phú Hải) đang trên đường ra khơi qua cửa biển thì phát hiện tàu TTH- 9541 gặp nạn. Các ngư dân trên tàu của ông Là đã nỗ lực tiếp cận tàu bị chìm và cứu sống toàn bộ ngư dân gặp nạn.
Nhiều năm trở lại đây, việc luồng chạy tàu ở cửa biển Thuận An luôn trong tình trạng cạn và hẹp là hiểm họa đối với hàng nghìn tàu cá ra vào cảng. Đã có rất nhiều tàu cá của ngư dân ở Thừa Thiên- Huế bị mắc cạn dẫn đến bị sóng đánh chìm khi ra vào ở cửa biển này.
Từ năm 2007 đến nay, luồng chạy tàu này đã rất nhiều lần được Cục Hàng hải Việt Nam đầu tư nạo vét với kinh phí tiền tỷ. Tuy nhiên, sau mỗi lần nạo vét, luồng cảng lại bị cạn như cũ.
Theo An Sơn (Dân Việt)
Chuyển mỏ neo gỗ khổng lồ về bảo tàng
Ngày 25/11, ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết vừa chuyển mỏ neo khổng lồ bằng gỗ về bảo tàng để trưng bày.
Chiếc mỏ neo gỗ khổng lồ đã được xe cẩu vận chuyển từ nhà anh Nguyễn Văn Chinh (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) về sân trước của Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh.
Trước đó, có một số người hỏi mua mỏ neo nhưng anh Chinh đã đồng ý chuyển nhượng lại cho bảo tàng bằng giá anh mua ban đầu là 11 triệu đồng, với mục đích chiếc mỏ neo khổng lồ được gìn giữ, triển lãm cho nhiều thế hệ mai sau.
Mỏ neo bằng gỗ đã được chuyển tạm về sân bảo tàng.
Trao đổi với PV, ông Hùng nói: "Hiện chúng tôi đang cho thiết kế giá đỡ rồi sẽ đưa mỏ neo gỗ vào trong bảo tàng và sẽ lập hội đồng đánh giá. Chúng tôi sẽ gửi thông tin về mỏ neo đặc biệt này sang cho các chuyên gia Nhật Bản, Hà Lan nghiên cứu về tàu thuyền cổ để nhờ họ đánh giá thêm. Cũng muốn mời họ về Huế để họ xem kỹ nhưng kinh phí nhiều mà bảo tàng lại nghèo nên sợ khó".
Theo ông Hùng nhận xét, qua nhiều tài liệu ông đọc được, mỏ neo trên có thể thuộc một tàu buôn lớn của phương Tây xưa kia qua giao thương với vua Nguyễn ở Huế. Tàu có thể bị sự cố bão đánh chìm ở cửa biển Thuận An. Ở cửa biển này cũng đã từng ghi nhận phát hiện nhiều cổ vật như một số khẩu súng thần công mà bảo tàng đang lưu giữ.
"Không thể là tàu xưa của Việt Nam vì mỏ neo trên quá lớn mà tàu Việt Nam hồi xưa nhỏ nên không tương ứng. Tàu nước ngoài có thể là tàu Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha hay Hà Lan là những nước hay đi giao thương, buôn bán bằng tàu trên khắp thế giới. Đây là một mỏ neo rất đặc biệt, chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ" - ông Hùng trao đổi thêm.
Như Dân trí đã đưa tin, vào đầu tháng 10/2014, anh Nguyễn Văn Chinh là một giáo viên ở Thuận An, Phú Vang đã mua lại của ngư dân Nguyễn Văn Hảo ở cùng địa phương mỏ neo bằng gỗ với kích thước rất lớn. Mỏ neo này có chiều dài 8,1m, dày 30cm, mỏ neo được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có sắt bọc 2 lớp. Gỗ của mỏ neo này rất cứng và tốt, ít bị nước biển làm hư hại.
Du khách tò mò trước sự xuất hiện của mỏ neo gỗ.
Đại Dương
Theo Dantri
Nghệ An: Chìm tàu cá, 4 ngư dân lênh đênh trên biển Khi đang trên đường trở về bờ thì tàu cá mang số hiệu NA 2282 TS gặp gió to sóng lớn đánh chìm. Rất may, 4 thuyền viên đã được cứu vớt kịp thời. Anh Trần Văn Hòa vừa từ cõi chết trở về kể lại sự việc tàu bị sóng đánh chìm. Sáng 14/6, thông tin từ Đồn Biên phòng Diễn Thành,...