Thừa hay thiếu nước ối Hai hiện tượng có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi
Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi, thế nhưng thừa nước ối hay thiếu nước ối trong thai kỳ đều mang lại những rắc rối cho mẹ bầu và thậm chí có thể gây nguy hiểm tính mạnh cho cả mẹ và con.
Nước ối là môi trường bao bọc xung quanh thai nhi, bảo vệ thai nhi khỏi sự va chạm và viêm nhiễm từ bên ngoài trong suốt 9 tháng thai kỳ. Nó hoạt động như một tấm đệm, bảo vệ thai nhi và giữ ấm cho em bé trong khi vẫn đảm bảo cho bé tự do di chuyển trong bụng mẹ.
Tiến sĩ Christopher Chong, chuyên gia tư vấn của bệnh viện Gleneagles, Singapore giải thích rằng các thành phần của nước ối sẽ thay đổi trong từng giai đoạn của thai kỳ. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nước ối bao gồm nước và các chất điện giải trước khi chứa các chất carbohydrate, protein, chất béo, các chất dinh dưỡng, hocmon và các kháng thể.
Cùng với sự phát triển của thai nhi, lượng nước ối trong túi ối sẽ tăng lên. Ở tuần thai thứ 13, lượng nước ối sẽ đạt khoảng 100ml, tiếp tục tăng lên và đạt đỉnh là khoảng 800ml vào tuần thứ 34 đến 36 trong 3 tháng cuối thai kỳ. Để đo lượng nước ối, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để đánh giá chỉ số dịch ối (AFI). Chỉ số này dưới 5cm được coi là thấp và trên 24cm được coi là cao. Và tất nhiên là tình trạng thừa hay thiếu nước ối đều không tốt và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi.
1. Thừa nước ối
Tình trạng thừa ối thông thường sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bào thai như chậm phát triển, sa dây rốn, bong nhau thai hay vàng da sơ sinh (Ảnh minh họa).
Rủi ro sức khỏe đối với mẹ và thai nhi
Theo tiến sĩ Chong, khi bị dư ối, biểu hiện thông thường là các bà mẹ sẽ cảm thấy khó chịu, khó thở và tăng nguy cơ nước ối đi vào tuần hoàn máu của người mẹ. Trong trường hợp nặng, người mẹ thậm chí có thể tử vong do tắc mạch ối dù nguyên nhân chính xác cho tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Trong một số trường hợp, túi ối có thể vỡ và gây nguy hiểm đến tính mạng cho thai nhi. Bên cạnh đó, tình trạng thừa ối thông thường sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bào thai như chậm phát triển, sa dây rốn, bong nhau thai hay vàng da sơ sinh.
Nguyên nhân gây thừa ối
Theo tiến sĩ chuyên khoa sản tại Singapore, Peter Chew, các khuyết tật về cấu trúc hệ thống tiêu hóa (tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hóa) và các bất thường về hệ thần kinh trung ương của thai nhi (vô sọ hoặc khuyết tật não) đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa ối. Ngoài ra còn một số nguyên nhân phổ biến khác bao gồm các bất thường về di truyền, nhiễm trùng. Nếu người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì cũng có nguy cơ cao bị thừa ối. Tiến sĩ Chong cũng cho biết thêm, ngoài bệnh tiểu đường thai kỳ, suy thận và tim cũng có thể dẫn đến hiện tăng dịch ối trong thai kỳ.
Để đo lượng nước ối, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để đánh giá chỉ số dịch ối (AFI).
Video đang HOT
Biện pháp điều trị khi thừa ối
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mẹ bầu cần được bác sĩ thăm khám để biết được tình trạng cụ thể và có biện pháp điều trị thích hợp.
Theo tiến sĩ Chong, nước ối có thể được rút bớt khi được hướng dẫn bằng siêu âm. Ngoài ra, để giảm các triệu chứng cho người mẹ, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc. Nếu thai nhi có có dấu hiệu biến chứng, mẹ sẽ được khuyên sinh con sớm.
2. Thiếu nước ối
Rủi ro sức khỏe cho mẹ và thai nhi
Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu nước ối và thai nhi bao nhiêu tuần tuổi mà sẽ gây ra những rủi ro khác nhau đối với sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu tình trạng thiếu ối xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai có thể dẫn đến những vấn đề về sự phát triển của phổi hoặc có thể gây ra những bất thường nghiêm trọng cho thai nhi như thận kém phát triển hoặc suy thận.
Tình trạng sức khỏe kém như huyết áp cao, tiểu đường… là các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu ối (Ảnh minh họa).
Nguyên nhân gây thiếu ối
Vỡ ối là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ối. Ngoài ra, nước ối bị rò rỉ từ túi ối cũng làm giảm đáng kể lượng ối. Đối với người mẹ, tình trạng sức khỏe kém như huyết áp cao, tiểu đường thiếu kiểm soát và các vấn đề về di truyền là các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu ối.
Biện pháp điều trị khi thiếu nước ối
Cũng như thừa ối, tùy thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng mà có biện pháp xử lý đối với trường hợp thiếu ối khi mang thai. Nếu có hiện tượng rò ối và người mẹ đã mang thai gần đủ tháng thì có thể được chỉ định sinh sớm. Nếu tình trạng thiếu ối xảy ra sớm trong thai kỳ, người mẹ sẽ được khuyên nghỉ ngơi trên giường và được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng cho thai nhi. Các loại thuốc khác cũng được kết hợp sử dụng để ngăn chặn tình trạng chuyển dạ song song với việc tiêm trưởng thành phổi cho thai nhi.
Vì nước ối có vai trò vô cùng quan trọng trong suốt 9 tháng thai kỳ và dù là thừa ối hay thiếu ối đều có thể đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và thai nhi nên các mẹ bầu phải kiểm tra tra sức khỏe và theo dõi thai một cách chặt chẽ. Nếu xảy ra một trong hai hiện tượng nêu trên, mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng mà cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn và điều trị của bác sĩ.
Nguồn: Parents
Theo Tri thức trẻ
6 dấu hiệu thai nhi đang "kêu cứu", các mẹ đừng có thờ ơ
Mẹ đừng bao giờ chủ quan với những dấu hiệu bất thường khi mang mang thai. Có thể đó là những báo động dấu hiệu thai nhi đang "kêu cứu" trong bụng mẹ đấy:
Thời gian thai kỳ là khoảng thời gian mẹ bầu cần chú ý nhất. Không chỉ chú ý đến những biểu hiện của thai nhi mà cũng cần chú ý những dấu hiệu từ bản thân mình để biết thai nhi có thực sự khỏe mạnh trong bụng bạn hay không nhé.
1- Quá trình tăng cân
Tăng cân ở phụ nữ mang thai là một trong những biểu hiện trực quan nhất, nếu người phụ nữ mang thai đạt đến tam cá nguyệt thứ ba, cân nặng sẽ tăng đều cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường.
Một số bà mẹ mang thai không thay đổi cân nặng của họ trong tam cá nguyệt thứ ba, thậm chí một số người đã giảm cân. Điều này có thể là do suy dinh dưỡng, hoặc gặp bất thường trong quá trình phát triển của thai nhi.
Tại thời điểm này, các bà mẹ mang thai không cần kiêng kỵ quá nhiều mà phải chú ý đến việc cân bằng dinh dưỡng giúp mẹ khỏe con khỏe.
2- Ngực tiết sữa kèm theo đau bụng
Trong giai đoạn đầu hoặc những tháng cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thấy một chút sữa tiết ra từ núm ti. Đây là hiện tượng bình thường của thai kỳ.
Nếu hiện tượng tiết sữa này có kèm theo đau bụng hay chảy máu âm đạo thì mẹ bầu phải thận trọng, đặc biệt là những mẹ đã có tiền sử sảy thai. Đây có thể là dấu hiệu mẹ bị prolactin cao. Tình trạng rối loạn nội tiết tố này có thể tác động đến chức năng của nhau thai, ngăn cản sự phát triển của thai nhi.
3- Đau thắt vùng bụng dưới
Khi mang thai, ở những tháng đầu thai kỳ nếu mẹ bầu thấy đau lâm râm bụng dưới thì hoàn toàn không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bất ngờ bị đau thắt vùng bụng dưới, kèm với dấu hiệu ra máu, đau lưng nặng có thể là dấu hiệu em bé trong bụng mẹ đang vô cùng nguy hiểm. Nếu những cơn co thắt mạnh thì có thể là tử cung đang đẩy em bé ra ngoài.
4- Chiều cao và chu vi bụng
Tại thời điểm mang thai, bác sĩ sẽ đo chiều cao và chu vi bụng. 2 dữ liệu có thể được sử dụng để đánh giá gián tiếp trọng lượng của thai nhi. Khi số lượng tuần của thai kỳ thay đổi, thai nhi cũng sẽ dần phát triển lớn hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chu vi và chiều cao của bụng sẽ tăng rõ rệt, ngược lại nếu không có thay đổi khả năng cao thai nhi chậm phát triển.
5- Ngứa da
Trong suốt thai kỳ, một số phụ nữ mang thai có thể có triệu chứng ngứa, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể được chẩn đoán là hội chứng ứ mật intrahepatic và bệnh dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ xuất huyết sau sinh...
6- Thai nhi chuyển động bất thường
Các mẹ bầu khi mang thai sẽ cảm nhận được sự chuyển động của con. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ.
Tuy nhiên, nếu mẹ thấy đột nhiên bé im lặng hoặc chuyển động mạnh mẽ và liên tục hơn bình thường thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bé bị thiếu oxy hoặc bé có điều gì bất ổn. Lúc này mẹ hãy đi kiểm tra ngay nhé.
Nếu gặp 1 trong những dấu hiệu trên, mẹ bầu phải lập tức đi đến sở y tế để kiểm tra ngay nhé!
Theo www.phunutoday.vn
Làm rõ vụ thai nhi tử vong bất thường tai Bệnh viện Đa khoa ở Quảng Trị Hiện cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị tiến hành niêm phong mọi hồ sơ bệnh án của sản phụ H.T. N., nhằm phục vụ quá trình điều tra làm nguyên nhân. Chiều 11/8, tin nhanh từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị: Trong quá trình chuyển mổ, các bác sỹ phát hiện thai...