Thừa cân ở tuổi 13 gây hại gì?
Một nghiên cứu lớn tại Đan Mạch cho thấy trẻ ở tuổi 13 bị thừa cân sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường khi trưởng thành nhiều hơn những trẻ không tăng cân quá nhiều.
Đái tháo đường là hiện tượng cơ thể không thể sử dụng insulin hợp lý để biến thức ăn thành năng lượng. Thừa cân ở bất kỳ tuổi nào cũng có thể làm tăng cơ hội hình thành căn bệnh đái tháo đường typ 2. Nhưng cũng chưa rõ liệu nguy cơ này có giảm và giảm bao nhiêu khi giảm cân và vào thời điểm nào.
“Nghiên cứu này cho thấy dường như thừa cân ở tuổi vị thành niên đặc biệt có hại” và rằng việc ngăn ngừa tình trạng này có thể mang lại điều tốt đẹp”, TS. Stephen Daniels, bác sĩ Nhi, ĐH Y Colorado (Denver), đánh giá.
Ông không có vai trò gì trong nghiên cứu do các nhà khoa học ĐH Copenhagen, do Liên minh châu Âu tài trợ, thực hiện và công bố trên tờ New England Journal of Medicine vào hôm thứ Tư vừa qua (4/4).
Đã có 62.565 nam giới sống ở Đan Mạch, nơi có các cuộc kiểm tra sức khỏe tại trường học và quân đội định kỳ giúp theo dõi sức khỏe của họ trong nhiều thập kỷ. Chiều cao và cân nặng đo được khi họ 7 tuổi, 13 tuổi, và giữa 17 – 26 tuổi. Các hồ sơ sức khỏe quốc gia đã cho biết có bao nhiêu người mắc bệnh đái tháo đường khi trưởng thành.
Những nam giới thừa cân ở tuổi lên 7 nhưng không phải ở tuổi 13 sẽ có tỉ lệ đái tháo đường khi lớn lên tương tự như những nam giới chưa bao giờ thừa cân.
Những người thừa cân chỉ ở tuổi 13, hay chỉ ở tuổi 7 và 13 có nguy cơ thấp hơn so với những trẻ thừa cân trong suốt giai đoạn thơ ấu nhưng cao hơn so với những trẻ chưa bao giờ thừa cân.
“Những kết quả này mở ra hy vọng rằng cha mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa đái tháo đường trong tương lai của con mình bằng cách duy trì một cân nặng khỏe mạnh”, Steven Gortmaker, nhà nghiên cứu về béo phì ở trường Y tế cộng đồng Harvard nói.
Video đang HOT
Tại sao câng nặng của tuổi teen lại liên quan với nguy cơ đái tháo đường?
“Ở tuổi niên thiếu, cơ thể sẽ trở nên dễ kháng insulin hơn, chỉ là một phần tự nhiên của giai đoạn dậy thì”, Daniels giải thích.
Các cơ và nội tạng không dùng insulin tốt như trước đó vì vậy cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để làm tốt vai trò này.
Nghiên cứu này có nhiều hạn chế, đó là chỉ trên nam giới, không có thông tin về cân nặng khi trưởng thành và khi có bệnh đái tháo đường.
Nếu như ở Đan Mạch chỉ có 5-8% trẻ em hay thiếu niên bị béo phì thì tại Mỹ, tỉ lệ này là 35% và trên thế giới trung bình là 23%.
Nhân Hà
Theo Dân trí
5 thói quen không ngờ khiến bạn dễ bị tiểu đường
Tình trạng thừa cân, béo phì và chế độ ăn uống nghèo nàn không phải là những yếu tố chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Một số thói quen sau cũng dẫn đến bệnh mà có thể khiến không ít người phải ngạc nhiên.
Thức khuya đến quá 12 giờ đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. SHUTTERSTOCK
1. Bỏ bữa ăn sáng
"Bỏ bữa ăn sáng không chỉ làm bạn cảm thấy rất đói vào gần giờ trưa mà còn làm tăng rủi ro mắc bệnh tiểu đường loại 2", chuyên gia về tiểu đường Ellen Calogeras thuộc Viện lâm sàng Cleveland Clinic (Mỹ) nói với Everyday Health.
Nguyên nhân là vì khi không ăn sáng sẽ khiến nồng độ insulin trong máu bị xáo trộn, từ đó khiến đường huyết thay đổi một cách thất thường, theo MSN.
2. Thức khuya
Một nghiên cứu ở Hàn Quốc phát hiện những người thức khuya đến qua 12 giờ đêm có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường, ngay cả khi họ có ngủ đủ vào ngày hôm hôm sau, theo Men's Health.
Các tác giả của nghiên cứu cho biết những người thức khuya có xu hướng tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng của màn hình tivi và điện thoại. Thói quen này tác động đến nồng độ insulin trong máu và khả năng điều chỉnh đường huyết của cơ thể.
Ngoài ra, ngủ muộn cũng làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây thiếu ngủ, từ đó gây gián đoạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, các nhà nghiên cứu cho biết thêm.
3. Mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột
"Nguy cơ mắc tiểu đường sẽ tăng nếu có nhiều vi khuẩn xấu hơn vi khuẩn tốt trong đường ruột", bác sĩ Betul Hatipoglu, chuyên gia nội tiết tại bệnh viện Cleveland Clinic (Mỹ) nói với MSN.
Đường ruột chúng ta cần vi khuẩn có lợi để có thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Những vi khuẩn đó gọi chung là probiotic. Mức độ probiotic thấp sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mà hệ quả có thể gây kháng insulin, tình trạng suy giảm tác dụng sinh học của insulin. Để tăng cường probiotic, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mọi người nên bổ sung sữa chua và phô mai.
4. Không tiếp xúc đủ lâu với ánh sáng mặt trời
Các loại tia gây hại từ ánh sáng mặt trời có thể là nguyên nhân gây ung thư. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc quá ít với ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường.
Một nghiên cứu mới đây ở Tây Ban Nha phát hiện những người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, từ đó khiến cơ thể thiếu vitamin D sẽ có nhiều khả năng mắc tiểu đường loại 2 và và tình trạng tiền tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu tin rằng khả năng hấp thụ vitamin D nhờ tiếp xúc ánh mặt trời ở con người có vai trò quan trọng giúp tuyến tụy hoạt động tốt, tiết ra đầy đủ insulin và giúp điều chỉ đường huyết.
5. Dành cả ngày cuối tuần để xem tivi
Nghiên cứu của Đại học Pittsburgh (Mỹ) phát hiện cứ mỗi giờ ngồi xem tivi vào dịp cuối tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên gần 4%, theo MensHealth.com.
Việc ngồi quá nhiều sẽ khiến vòng eo tích tụ mỡ. Tăng lượng mỡ thừa ở bụng sẽ kéo theo tăng đáng kể nguy cơ bị tiểu đường, MSN dẫn lời giáo sư Eric Sternlicht tại Đại học Chapman (Mỹ).
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Những người này dù thích đến mấy cũng tuyệt đối không ăn bánh Trung thu PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bánh trung thu chứa rất nhiều dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều. PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm cũng chỉ ra những đối tượng tuyệt đối không nên ăn nhiều bánh trung thu. Người thừa cân béo phì Bánh Trung thu rất ngọt và béo ngậy, do vậy nó cung cấp nhiều...