Thừa cân, béo phì có xu hướng tăng
Chiều 4-12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe Bộ Y tế và đại diện các tổ chức quốc tế báo cáo một số nội dung quan trọng trong dự thảo Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe báo cáo về một số nội dung quan trọng trong dự thảo Chiến lược Dinh dưỡng quốc gia giai đoạn 2021-2030. Ảnh: VGP
Việc thực hiện chiến lược này đã đạt được kết quả đáng ghi nhận khi tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em Việt Nam đã giảm từ mức trung bình (29,3% vào năm 2010) xuống mức thấp (dưới 20% vào năm 2020). Chiều cao của nam thanh niên Việt Nam hiện nay là 1,68m, vượt mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là 1,67m. Điều này chứng tỏ các can thiệp giảm suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam đạt được hiệu quả bền vững.
Tuy vậy, vấn đề suy dinh dưỡng vẫn tồn tại; cũng như có xu hướng gia tăng bệnh thừa cân, béo phì ở trẻ em nhiều đô thị, các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch và chuyển hóa.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế cần khẩn trương triển khai Chương trình sức khỏe Việt Nam với 3 mục tiêu: đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe người dân; nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng; thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Vì sao người gầy cũng bị gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh có tỷ lệ người mắc ngày càng tăng tại Việt Nam. Bệnh không loại trừ bất kỳ ai. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Thời gian gần đây, tôi thường xuyên cảm thấy bị đau tức vùng mạn sườn bên phải, chán ăn, ăn không ngon miệng và khó tiêu. Các cơn đau tái diễn nhiều lần nên tôi đã đi khám và được chẩn đoán mắc gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, cân nặng của tôi chưa bao giờ vượt quá 47kg dù cao 1m62. Vì sao không thừa cân, béo phì mà tôi vẫn mắc bệnh này?
(Nguyễn Thị Hiền, 46 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh)
ThS.BS Trần Thị Khánh Tường, khoa Gan mật, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh : Có nhiều quan niệm sai lầm về bệnh gan nhiễm mỡ. Một số người cho rằng, chỉ những người bị thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu bia mới có khả năng mắc gan nhiễm mỡ. Hoặc, người bị gan nhiễm mỡ chỉ cần không ăn đồ ăn chứa dầu mỡ là sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Những người gầy gò, người ăn chay, người giảm cân đều có khả năng mắc gan nhiễm mỡ.
Thực chất, bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra chủ yếu do rối loạn chuyển hóa tế bào gan. Bình thường, gan có chức năng chuyển hóa đường để tạo thành năng lượng nhưng nếu lượng đường để chuyển hóa không đủ buộc gan phải dùng mỡ để thay thế. Lượng mỡ dồn nhiều về gan sẽ bị tích tụ trong các tế bào gan, lâu ngày sẽ gây ra tình trạng gan bị nhiễm mỡ. Do đó, mọi người đều có khả năng mắc gan nhiễm mỡ, đặc biệt là với người gầy, người thiếu chất.
Ngoài ra, những người gầy nhưng bị nhiễm virus viêm gan B, C, người gầy có thói quen ăn uống không khoa học, người lười vận động, uống nhiều bia rượu hoặc sử dụng thuốc hại gan đều có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.
Vì vậy, tôi khuyến cáo rằng những người gầy cũng cần chú ý theo dõi sức khỏe định kỳ, khám tầm soát để phát hiện và điều trị sớm bệnh gan nhiễm mỡ.
Mầm mống của nhiều bệnh gan nguy hiểm mà mọi người thường chủ quan Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, 90% người lạm dụng bia, rượu và 75% người thừa cân béo phì mắc căn bệnh này. Một trong những chức năng của gan là tích trữ và chuyển hóa các chất béo. Khi tỷ lệ tích lũy của chất béo trong gan lớn hơn 5% trọng lượng của gan hoặc quan sát...