Thưa Bộ, Tiếng Việt 1 chương trình mới nặng ở khối lượng kiến thức trên một bài
Chương trình và sách giáo khoa lần này được nhiều giáo viên và phụ huynh đánh giá là quá nặng.
Bộ Giáo dục khẳng định chương trình mới tăng tiết với lớp 1, 2 là để giảm tải. Quả thật, nếu so sánh thời lượng học môn tiếng Việt cấp Tiểu học theo Chương trình 2018 với Chương trình 2000 thì tổng số tiết học môn tiếng Việt cho cả cấp tiểu học trong chương trình năm 2000 và chương trình năm 2018 không thay đổi.
Cuối năm, học sinh lớp 1 đã phải đọc một văn bản dài mà trước đây yêu cầu này phải học sinh lớp 2 mới đọc được (Ảnh Thuận Phương)
Đặc biệt, số tiết cho lớp 1 và lớp 2 trong chương trình 2018 lại tăng (2 tiết/tuần cho lớp 1 và 1 tiết/tuần cho lớp 2) so với chương trình 2000;
Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nhấn mạnh: “Để hoàn thành nhiệm vụ này trước đây chương trình năm 2000 chỉ được thực hiện trong phạm vi 350 tiết một năm, tính trung bình 10 tiết 1 tuần; còn chương trình năm 2018 được thực hiện đến 420 tiết một năm, tăng thêm 2 tiết để giáo viên, học sinh dạy học đỡ vất vả hơn”.
Việc tăng số tiết cho lớp 1 và 2 (các lớp đầu cấp tiểu học) nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe tiếng Việt, nhờ đó có được công cụ để học tốt các môn học khác.
Như vậy, về nội dung kiến thức, chương trình 2018 có phần giảm nhẹ hơn so với chương trình năm 2000, tăng tiết đối với lớp 1, lớp 2 là để giảm tải, chứ không phải tăng tải, giúp các em học sinh học đủ 29 chữ cái và khoảng 140 vần mới biết đọc, biết viết.[1]
Thưa Bộ, 1 tiết bây giờ chúng tôi phải dạy từ 60 đến 70 phút mới xong bài
Chỉ nhìn vào việc một tuần tăng 2 tiết tiếng Việt (lớp 1) và tăng 1 tiết tiếng Việt của lớp 2 để khẳng định là đã giảm tải giúp giáo viên, học sinh dạy học đỡ vất vả hơn e rằng không thực tế.
Video đang HOT
Bởi, thời lượng dạy học tăng (1 đến 2 tiết) nhưng lượng kiến thức, mục tiêu cần đạt trong một tiết lại tăng lên rất nhiều.
Chia sẻ về vấn đề này, một số giáo viên lớp 1 cho biết, tăng thời lượng gọi là giảm tải chỉ là cách giải thích bề ngoài. Còn nặng ở đây là trong từng bài học. Mỗi bài học có nội dung rất dài…dạy mãi không hết bài.
Yêu cầu là 35 phút/ tiết, nhưng thật ra để dạy học sinh biết đọc hết nội dung bài có khi phải đến 50 đến 60 thậm chí 70 phút.
Tại sao lại bắt trẻ học nhanh, nhồi nhét để làm gì? Trong khi ngày xưa học chậm mà chắc. Giờ học nhanh nhưng toàn học vẹt, toàn nhìn tranh nghĩ chữ, đâu có phải đọc chữ?
Thầy T. Q. thì cho rằng, giảm hay tăng, nặng hay nhẹ không thể căn cứ vào số tiết học. Cái cốt lõi là tiết học phải nhẹ nhàng, thầy trò phải hào hứng và chất lượng học được nâng lên rõ ràng.
Trong thực tế thì không phải như vậy, một bài phải kéo dài thành 2 tiết, thầy trò gần như là phải đánh vật, ra khỏi trường là đến giờ đi học thêm thì phỏng có là nhẹ. Ngày xưa học có một buổi, không biết học thêm là gì.
Nếu Chương trình năm 2000 một tiết dạy chỉ 2 âm hoặc vần thì Chương trình giáo dục năm 2018 có tiết học tới 4 âm vần và đọc cả đoạn văn bản dài.
Hay như, cuối năm học lớp 1, cũng chỉ yêu cầu học sinh tập chép bài thơ, đoạn văn ngắn. Thế nhưng sách giáo khoa hiện nay tuần 15 học sinh đã phải viết chính tả.
Vì thế, trong thực tế dù quy định thời lượng một tiết dạy 35 đến 40 phút nhưng giáo viên chúng tôi đang phải dạy ít nhất là 50 phút/tiết có khi 60 phút và thậm chí 70 phút học sinh mới nắm được bài.
Các trường hiện tăng thời lượng học tiếng Việt một tuần thêm khoảng 5 đến 6 tiết nữa
Những trường dạy 2 buổi/ngày, 10 buổi/tuần thì thời lượng học tiếng Việt của học sinh đã tăng lên đáng kể. Gần như toàn bộ các tiết bổ sung buổi chiều đều dành cho việc ôn luyện môn tiếng Việt.
Thế nên, một ngày có 7 tiết học nhưng có khi các em phải học từ 4 đến 5 tiết tiếng Việt. Và, một tuần các em phải học gần 20 tiết tiếng Việt. Dù học nhiều như thế nhưng tối về học sinh không ôn luyện thêm thì ngày mai đến lớp hơn một nửa lớp kiến thức lại như mới.
Chương trình và sách giáo khoa lần này được nhiều giáo viên và phụ huynh đánh giá là quá nặng.
Thế nên, bằng những phản ánh thực tế của giáo viên ở nhiều trường học, Bộ Giáo dục cũng cần phải lưu ý chứ cứ khẳng định rằng tăng thời lượng (chỉ một đến 2 tiết) là đang giảm tải, giảm áp lực cho giáo viên và học sinh thì e rằng việc thay chương trình và sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 sang năm cũng không khác gì lớp 1 năm nay thì buồn lắm thay.
Tài liệu tham khảo:
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/bo-giao-duc-khang-dinh-chuong-trinh-moi-tang-tiet-voi-lop-1-2-la-de-giam-tai-post213194.gd[1]
Chủ tịch Hội đồng Thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 phản hồi yêu cầu rà soát
Theo GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, yêu cầu rà soát của Bộ GD-ĐT là cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan.
GS Trần Đình Sử, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1, cho biết ông đã nhận được công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) về đề nghị rà soát lại SGK Tiếng Việt lớp 1.
GS Trần Đình Sử cho rằng yêu cầu rà soát SGK tiếng Việt cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan
Theo Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1, việc Bộ GD-ĐT yêu cầu rà soát SGK tiếng Việt là cần thiết để đưa ra những thông tin khách quan tới xã hội. Từ hôm nay 12-10, Hội đồng thẩm định sẽ làm việc và sau khi có kết quả, sẽ thông tin chính thức.
Trước những luồng dư luận trái chiều về SGK Tiếng Việt 1 trong thời gian qua, GS Trần Đình Sử mong muốn phụ huynh hãy bình tĩnh và tin tưởng vào giáo viên cũng như nền giáo dục, kết quả của chương trình sẽ được trả lời trong cuối năm học.
Phản hồi trước thông tin SGK lớp 1 còn nhiều "sạn", Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt 1 cho rằng, những từ như "gà nhí", "gà nhép", "chả", "tợp" đều có trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, nên không thể nói không thông dụng.
Ông cũng cho rằng từ "chén" trong bài "Cua, cò và đàn cá (1)" được sử dụng để chỉ việc ăn thô tục. Với bối cảnh của bài học này, dùng từ "chén" là hoàn toàn phù hợp, không sai.
Bộ GD-ĐT yêu cầu rà soát SGK Tiếng Việt 1
Liên quan đến việc mạng xã hội liên tục lan truyền hình ảnh bài học "Chữ số 4" với ví dụ minh họa "Bốn cái làn" khiến dư luận xôn xao. Nhiều phụ huynh đã bức xúc cho rằng, sách sử dụng nội dung như trên là không phù hợp để dạy trẻ, GS Trần Đình Sử nhấn mạnh không có bài học với nội dung "bốn cái làn" trong cả 5 bộ sách Tiếng Việt hiện hành, thậm chí các sách Toán hay những môn khác cũng đều không có trang nào chứa hình ảnh hay nội dung nêu trên.
"Trong quá trình thẩm định, tôi đã lật giở từng trang, xem từng câu chữ, từng hình ảnh minh họa, nhưng không có xuất hiện nội dung trên. Tôi cũng đã hỏi Hội đồng thẩm định SGK Toán và được trả lời không có ví dụ này" - GS Trần Đình Sử khẳng định.
Trước đó, ngày 11-10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã ký công văn gửi Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 về việc rà soát, báo cáo về nội dung SGK Tiếng Việt lớp 1.
Công văn nêu rõ, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK đã tổ chức thẩm định SGK lớp 1. Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã phê duyệt 5 bộ SGK lớp 1 để các nhà trường lựa chọn, triển khai các hoạt động dạy học theo quy định.
Trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra, khảo sát, nắm tình hình triển khai chương trình, SGK mới ở một số địa phương. Kết quả kiểm tra cho thấy SGK lớp 1 đã được các nhà trường lựa chọn, tổ chức dạy học bước đầu đáp ứng yêu cầu; học sinh lớp 1 được làm quen với phương pháp dạy học mới, hứng thú và tự tin trong học tập.
Tuy nhiên, những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã có phản ánh về việc SGK môn Tiếng Việt lớp 1 có một số nội dung chưa phù hợp đối với học sinh lớp 1. Bộ GD-ĐT đề nghị Hội đồng rà soát, kiểm tra các nội dung báo chí nêu. Báo cáo của Hội đồng thẩm định gửi về Bộ GD-ĐT trước ngày 17-10.
Vượt khó để dạy học hiệu quả Để phát triển năng lực học sinh, cùng với nội dung chương trình, sách giáo khoa, thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm đạt được mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 đề ra. Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Ninh Thắng (Hoa Lư - Ninh Bình) thực hành trong giờ Tiếng Việt...