Thủ tướng: Việt Nam luôn là quốc gia ổn định vững chắc
Ngày 23/5, mục thông tin (blog) trên trang mạng chính thức của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2014 đã đăng bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. TTXVN xin giới thiệu toàn văn bài viết:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab – Ảnh: TTXVN
Việt Nam – điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng của Việt Nam. Không chỉ có nhiều lợi thế và môi trường đầu tư hấp dẫn, Việt Nam còn đang nỗ lực viết tiếp câu chuyện thành công trong thu hút FDI bằng cam kết mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, coi khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng cấu thành của nền kinh tế, đồng thời xem FDI là một nhân tố quyết định để tái cơ cấu nền kinh tế và tăng sức cạnh tranh quốc gia.
Tính đến tháng 4/2014, tổng số dự án FDI còn hiệu lực ở Việt Nam là trên 16.300 dự án, với tổng vốn đầu tư thực tế khoảng 238 tỷ USD. Đã có khoảng 100 nước và vùng lãnh thổ có các dự án đầu tư, và trên 100 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam. Năm 2013, vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 22 tỷ USD, tăng trên 35% so với năm 2012.
Những con số trên đã minh chứng Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Có rất nhiều lý do dẫn đến những thành công này.
Video đang HOT
Môi trường đầu tư hấp dẫn
Thứ nhất, Việt Nam luôn là một quốc gia ổn định vững chắc về chính trị – xã hội. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng năng động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2010 đạt khoảng 7,5% và trong giai đoạn 2011-2013 dù gặp rất nhiều khó khăn vẫn đạt 5,6%. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan hơn trong giai đoạn 2014-2015 và những năm tiếp theo.
Thứ hai, Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” với 60% người dân trong độ tuổi lao động; có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Á, nơi tập trung của nhiều nền kinh tế lớn và năng động. Việt Nam là nền kinh tế thị trường, là thành viên WTO, đã và đang tham gia nhiều khuôn khổ liên kết kinh tế quốc tế, trong đó có các FTA với các đối tác trong và ngoài khu vực, đặc biệt Việt Nam đang tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là những lợi thế cơ bản luôn hấp dẫn các nhà đầu tư.
Thứ ba, Chính phủ Việt Nam luôn cam kết và hành động nhằm tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như không ngừng cải thiện khuôn khổ luật pháp và thể chế phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực triển khai lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó có nỗ lực mạnh mẽ để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tiếp tục câu chuyện thành công
Trong trung và dài hạn, Việt Nam chủ trương tiếp tục thu hút mạnh mẽ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Ưu tiên của Việt Nam sẽ hướng vào nguồn vốn FDI “chất lượng cao”, cụ thể là các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có khả năng tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Để viết tiếp câu chuyện thành công trong thu hút FDI, Chính phủ Việt Nam cam kết cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Rất nhiều giải pháp đồng bộ đã được đặt ra, trong đó Chính phủ Việt Nam đặt trong tâm vào 3 lĩnh vực “đột phá chiến lược” thực hiện từ nay cho đến năm 2020. Đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và khung khổ pháp luật; xây dựng hệ thống kết cầu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia; thúc đẩy đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Bên cạnh đó, với việc coi thành công của các doanh nghiệp FDI cũng chính là thành công của mình, Chính phủ Việt Nam cam kết bảo đảm môi trường chính trị – xã hội ổn định, bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam.
Theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, các dòng vốn FDI đang dần phục hồi và sẽ gia tăng tại các nền kinh tế năng động. Với triển vọng tích cực của kinh tế toàn cầu và khu vực, chúng tôi chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, hoan nghênh các bạn tiếp tục lựa chọn Việt Nam và tin tưởng chắc chắn các bạn sẽ thành công tại đất nước chúng tôi.
Theo TNO
Học giả Mỹ: Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam
Ngay 7.5, trả lời phỏng vấn cua phóng viên TTXVN tại Mỹ, ông Andrew Billo, học giả chuyên nghiên cứu về khu vưc Đông Nam Á thuộc Hội châu Á (Asia Society) có trụ sở tại thanh phô New York khăng đinh việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào thăm dò dầu khí vao vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam là sự vi phạm trăng trơn chủ quyền Việt Nam theo Công ước luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982.
Andrew Billo, học giả thuộc Asia Society, đang giảng bài tại Đại học Lý Quang Diệu, Singapore
- Ảnh: TTXVN
Theo ông Andrew, đây rõ ràng là sự thất bại của Trung Quốc trong trách nhiệm phải hành động theo Tuyên bố về cach ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với cac nươc thanh viên Hiêp hôi cac quôc gia Đông Nam A (ASEAN).
Cũng như Việt Nam, Trung Quốc đã tham gia UNCLOS, vì thế Trung Quốc cần phải tôn trọng quyền hợp pháp đã được khẳng định của Việt Nam đối với vùng biển này. Nếu thực tế, Trung Quốc không hài lòng với việc khoan thăm dò của Việt Nam ở đây, như đã nhiều lần xảy ra trước đó, ít nhất ho cũng phải tìm các cách khác nhau để giải quyết bất đồng trước khi có các bước đi đơn phương như vậy.
Về động cơ đằng sau hành động khiêu khích này của Trung Quốc, ông Andrew cho rằng nó xuất phát từ nhận thức rằng gần như toàn bộ Biển Đông thuộc lãnh thổ của nước này. Những năm gần đây, Trung Quốc đã nhiêu lân gây sức ép các quốc gia láng giêng, yêu cầu ho phải tôn trọng và tuân thủ các tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông của Băc Kinh.
Hành động này cũng xuất phát từ thực tế rằng Trung Quốc ngày càng nhận thấy mình không nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế trước các hành động của ho.
Theo ông Andrew, thay vì có lập trường hòa giải hơn, lãnh đạo Trung Quốc đã tim cach khuấy động sự ủng hộ của dư luận trong nước đối với các hành động quyết đoán của ho, không chỉ ở châu Á, mà còn cả ơ các khu vực khác trên thế giới.
Khi Trung Quốc tự cho mình là quốc gia "đã nổi," thay vì "đang nổi," hiện rất khó để ho trở lại quan điểm hòa bình mà cac thê hê lãnh đạo Trung Quốc đa nhiêu lân tuyên bô đây la chinh sach ho đã lựa chọn.
Cũng theo học giả này, Mỹ nên tiếp tục lên án các hành động của Trung Quốc đồng thời phải tìm các cách khác để đưa các bên liên quan ngồi vào bàn bàn đàm phán nhăm thảo luận các điều khoản có thể giúp quản lý tốt hơn tình hình ở khu vực tranh chấp.
Tuy nhiên, thách thức với giải pháp này là đôi khi với vị thế bá quyền của mình, Mỹ đã không công nhận sức mạnh và giá trị của các thể chế quốc tế như Liên hợp quốc. Mà cụ thể là nếu Mỹ phê chuẩn UNCLOS, điều này sẽ làm tăng tính khả tín cho Mỹ trong yêu cầu Trung Quốc và các nước châu Á phải tuân theo các giá trị và chuẩn mực pháp lý liên quan tơi vấn đề trên.
Dự báo về tình hình Biển Đông sau hành động khiêu khích này của Trung Quốc, ông Andrew cho rằng Băc Kinh se tiếp tục hành động theo cách bất chấp luật pháp quốc tế và không tôn trọng chủ quyền đã được công nhận của các quốc gia láng giêng. Vì vậy, nước này se chỉ lam cho tình hình ngày càng phức tạp hơn.
Đây là tình huống nguy hiểm vì Trung Quốc đã không tuân thủ luật pháp quốc tế và nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ về việc Trung Quốc sẽ sẵn sàng tiến xa tới mức nào trong khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình trong khu vực.
Theo TTXVN/Vietnam
Ấn Độ: Đánh bom tàu hỏa làm 10 người thương vong Truyền thông Ấn Độ đưa tin, sáng 1/5, một vụ đánh bom kép đã xảy ra trên tàu tốc hành tuyến Guwahati - Bangalore tại thành phố Chennai, thuộc bang Tamil Nadu, miền Nam Ấn Độ, làm ít nhất 1 hành khách thiệt mạng và 9 người bị thương. Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, cảnh sát Chennai coi đây là vụ...