Thủ tướng Thái Lan không loại trừ khả năng lại xảy ra đảo chính
AP đưa tin, phát biểu trong cuộc phỏng vấn tờ Nikkei của Nhật Bản, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết quân đội nước này sẽ quay trở lại doanh trại khi chính phủ dân sự được lựa chọn song không loại trừ khả năng xảy ra một cuộc đảo chính nữa nếu chính phủ mới “không thể giải quyết được tình hình.”
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ông Prayuth nói: “Quân đội có vai trò như là một cơ quan chính phủ, do vậy không nên lo ngại.”
Video đang HOT
Khi được hỏi về khả năng xảy ra một cuộc đảo chính nữa, Thủ tướng Prayuth nói: “Thái Lan khác với những nước khác. Nếu một vấn đề không thể giải quyết được thì quân đội sẽ giải quyết.”
Ông Prayuth, đang có chuyến thăm Nhật Bản, là người đã lãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ chính phủ hồi tháng 5/2014 và đảm nhận chức thủ tướng cuối năm ngoái./.
Theo Vietnam
Thủ tướng Thái Lan khẳng định không có phản đảo chính
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha khẳng định tình hình đang trong tầm kiểm soát và không có phản đảo chính.
Báo chí Thái Lan ngày 8/12 cho biết, liên quan đến cảnh báo phản đảo chính mới đây của cựu Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha khẳng định "không có" phản đảo chính, đồng thời cho rằng, sẽ "không tự đảo chính bản thân".
Chiều nay, hàng loạt báo mạng Thái Lan dẫn phát biểu của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan Anupong Pauchinda, một đồng minh của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha rằng, trong tình hình hiện nay, không thể có một cuộc phản đảo chính xảy ra và chính phủ đang tập trung ở mức độ cao nhất cho cuộc cải cách toàn diện đất nước.
Quân đội Thái Lan trong cuộc đảo chính tại Bangkok. (Ảnh: Xuân Sơn)
Các phát biểu được đưa ra sau khi có lời cảnh báo của cựu Thủ tướng Thái Lan, đại tướng Chavalit Yongchaiyudh rằng, trong năm 2015 sắp tới, chính phủ và Ủy ban Bảo vệ Trật tự quốc gia (NCPO) sẽ đối mặt với một giai đoạn đầy khó khăn và cần đề phòng một cuộc phản đảo chính nổ ra. Một trong những cảnh báo của ông Cha-va-lít được cho là quan trọng, đó là dư luận liên quan việc xây dựng bản hiến pháp mới, trong đó quy định hình thức bầu thủ tướng trực tiếp qua bầu cử.
Cùng ngày, Đài phát thanh quốc gia Thái Lan cho biết, Chủ tịch Ủy ban soạn thảo hiến pháp Thái Lan Bowonsak Uwanno khẳng định, đề xuất bầu nội các và Thủ tướng qua hình thức trực tiếp không phải là một nghị quyết đã được thông qua của cơ quan này mà chỉ là ý kiến của Ủy ban cải cách chính trị, một bộ phận trực thuộc Hội đồng Cải cách quốc gia mà thôi.
Ủy ban Bảo vệ Trật tự quốc gia là cơ quan cao nhất tại Thái Lan hiện nay gồm chủ yếu là các tướng lĩnh tham gia đảo chính hôm 22/5 vừa qua. Các cuộc thăm dò dư luận trên phương tiện truyền thông Thái Lan 6 tháng qua cho thấy, uy tín của tổ chức này cũng như của chính phủ Thái Lan đều ở mức cao sau khi một loạt chính sách khôi phục an ninh trật tự xã hội được thực hiện. Tuy nhiên, những lĩnh vực khó khăn nhất vẫn đang được tiến hành, đặc biệt là việc xây dựng một bản hiến pháp mới, thay thế cho bản hiến pháp tạm thời hiện nay, vốn được lập ra sau cuộc đảo chính./.
Xuân Sơn
Theo_VOV
Thủ tướng Thái xin lỗi vì bình luận về bikini Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã lên tiếng xin lỗi về những bình luận rằng các du khách mặc bikini dễ bị tấn công, trừ khi họ không hấp dẫn. Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha. Tướng Prayuth đã được trích lời khi nói với giới chức chính phủ hôm 17/9: "Họ (các du khách) nghĩ rằng đất nước của chúng ta...