Thủ tướng Thái Lan bị đề nghị khởi tố
Ủy ban chống tham nhũng quốc gia Thái Lan (NACC) ngày 18/2 tuyên bố sẽ đề nghị khởi tố Thủ tướng Yingluck Shinawatra về tội lơ là trách nhiệm. Nếu bị kết luận có tội, bà Yingluck có thể bị buộc phải từ chức.
Thông tin được NACC công bố giữa lúc các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình khiến 4 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương tại trung tâm Bangkok.
Bà Yingluck Shinawatra bị cáo buộc lơ là trách nhiệm gây thiệt hại cho chính phủ
NACC khẳng định nếu bị xác định có tội trong chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi, bà Yingluck Shinawatra có thể buộc phải từ chức.
Ủy ban trên cho biết bà Yingluck đã được triệu tập để chính thức nghe cáo trạng vào ngày 27/2 tới. Nếu NACC đệ trình vụ việc lên Thượng viện Thái Lan để xem xét, bà Yingluck sẽ ngay lập tức bị đình chỉ chức vụ trong khi chờ Thượng viện xét xử.
“Mặc dù bà ấy biết rằng nhiều người đã cảnh báo về tình trạng tham nhũng trong chương trình này, bà ấy vẫn tiếp tục thực hiện. Điều đó cho thấy bà ấy có ý định gây thiệt hại cho chính phủ, nên chúng tôi đã thống nhất sẽ khởi tố bà ấy”, Vicha Mahakhun, một thành viên của ủy ban trên khẳng định trong một thông cáo tuyên bố.
Hiện bà Yingluck chưa bình luận gì về những cáo buộc của NACC. Trước đó, phát biểu trong buổi họp báo trên truyền hình hôm thứ Ba, bà khẳng định chính những kẻ đối lập đã dẫn tới trì hoãn trong việc chi trả tiền thu mua lúa gạo cho nông dân.
“Thật đáng thương cho người nông dân trồng lúa Thái Lan khi giấc mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn bị hủy hoại trong trò chơi chính trị”, bà Yingluck nói.
Trong khi đó người phát ngôn của đảng Puea Thai cầm quyền hôm nay đã đặt câu hỏi vì sao NACC chỉ ưu tiên chú ý tới chương trình trợ giá gạo, trong khi không để tâm tới các vụ tham nhũng chống lại đảng Dân chủ đối lập.
Video đang HOT
“Có vẻ như đây là một tiến trình nhằm lật đổ chính phủ của thủ tướng Yingluck”, người phát ngôn Prompong Nopparit khẳng định.
4 người thiệt mạng vì xô xát
Tuyên bố trên được NACC đưa ra chỉ vài giờ sau khi tiếng súng và nhiều vụ nổ làm rung chuyển một khu vực tại quận có truyền thống lịch sử của Bangkok, và chỉ cách các điểm thu hút khách du lịch lớn một đoạn ngắn.
Theo trung tâm cấp cứu Erawan, 1 cảnh sát bị bắn chết và 3 dân thường đã thiệt mạng, trong khi 64 người khác bị thương. Cảnh sát Thái Lan thì cho biết 24 nhân viên cảnh sát nằm trong số người bị thương.
Hiện chưa rõ ai là người đã nổ súng gây chết người, nhưng một người phát ngôn của chính phủ khẳng định cảnh sát chỉ dùng đạn cao su, không dùng đạn thật.
Trong ngày hôm nay, cảnh sát Thái Lan đã cố gắng tái chiếm các tòa nhà chính phủ và giải tán các địa điểm biểu tình tại thủ đô, xé toang các chướng ngại vật, bao cát do người biểu tình dựng lên.
Người biểu tình đối lập đã đáp trả quyết liệt, trước khi buộc phải rút lui sau một loạt tiếng súng.
Phát biểu trong một buổi họp báo, Giám đốc sở Điều tra đặc biệt Tharit Pengdit khẳng định chính người biểu tình đã ném lựu đạn về phía cảnh sát.
Suốt hơn một tháng qua, người biểu tình đã chặn nhiều giao lộ chính tại Bangkok trong nỗ lực mà họ gọi là “đóng cửa” Bangkok. Dù vậy, số người tham gia đã giảm mạnh so với tháng 12 và tháng Giêng, khi có thời điểm hàng chục thậm chí hàng trăm nghìn người đã đổ ra các tuyến phố.
Chính phủ của bà Yingluck đã tổ chức tổng tuyển cử hôm 2/2 để hạ nhiệt căng thẳng, nhưng phe đối lập đã tẩy chay và khiến hàng trăm điểm bỏ phiếu bị gián đoạn.
Một số hình ảnh về biểu tình tại Thái Lan ngày 18/2
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ đánh nhau vỡ mũi tại quốc hội
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/2 đã thông qua các kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi của nước này, giữa lúc các nghị sỹ ẩu đả dữ dội khiến một nghị sỹ bị đấm vỡ mũi.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn Hội đồng thẩm phán và công tố viên tối cao bị đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ tư pháp. Do đó dự thảo luật đã được các nghị sỹ bàn thảo suốt cả đêm qua, với những tranh cãi gay gắt. Hậu quả là ẩu đả xảy ra và một nghị sỹ đã bị đánh gãy mũi.
Một nghị sỹ Thổ Nhĩ Kỳ bị vỡ mũi sau ẩu đả
Hồi tháng trước, Hội đồng trên cho biết kế hoạch này là vi phạm hiến pháp và sẽ làm ảnh hưởng tới tính độc lập của mình.
Bản kế hoạch được đảng AK cầm quyền của thủ tướng Recep Tayyip Erdogan đề xuất. Hiện AK đang chiếm đa số tại quốc hội.
Trong cuộc ẩu đả, một nghị sỹ từ đảng Cộng hòa nhân dân đối lập đã bị đánh vỡ mũi.
Ozcan Yeniceri, một nghị sỹ từ Đảng phong trào dân tộc đối lập cũng chỉ trích dự luật này, cho rằng nó nhằm mục đích ngăn cản những điều tra tham nhũng, và "thỏa mãn mong muốn của đảng AK".
Quang cảnh hỗn loạn tại quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ
Cải cách này được thực hiện sau khi các đồng minh của ông Erdogan bị bắt trong một cuộc điều tra tham nhũng lớn. Sau đó vị thủ tướng này đã sa thải hàng trăm cảnh sát.
Hiện đang có sự cạnh tranh dữ đội giữa ông Erdogan và một đồng minh cũ của ông là Fethullah Gulen, người giành được nhiều sự ủng hộ từ cảnh sát và cơ quan tư pháp. Ông Gulen là một học giả Hồi giáo nhiều ảnh hưởng nhưng đang sống lưu vong tại Mỹ.
Cải cách tư pháp là một đề tại nhạy cảm cao, do Thổ Nhĩ Kỳ đang chịu áp lực từ EU phải cải tổ để hệ thống tư pháp tuân thủ các tiêu chuẩn của EU.
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng được gia nhập EU, nhưng tiến triển trong đàm phán hiện chậm chạp.
Theo Dantri
Mỹ - Nga tố nhau sau màn kịch tại Ukraina Cuộc đối đầu giữa các bên đứng đằng sau cuộc khủng hoảng tại Ukraina ngày càng gay gắt hơn sau khi Moscow buộc tội Mỹ xúi giục vụ việc. Washington đổ lỗi cho Nga đã làm rò rỉ đoạn ghi hình các quan chức ngoại giao Mỹ thảo luận việc hình thành nên một chính quyền mới tại Kiev. Một người biểu tình...