Thủ tướng Serbia: Tình hình Kosovo ‘bên bờ vực chiến tranh’
Thủ tướng Serbia Ana Brnabic cho biết chính quyền Pristina đã đẩy tình hình ở Kosovo đến bờ vực chiến tranh.
Cảnh sát đặc nhiệm Kosovo bảo đảm an ninh gần cửa khẩu biên giới Jarinje. Ảnh: AFP
Theo đài RT, Thủ tướng Serbia Ana Brnabic ngày 9/12 cho biết chính quyền ở Pristina đã đẩy tình hình ở Kosovo đến bờ vực chiến tranh. Belgrade tuyên bố sẽ tìm cách đưa lực lượng an ninh trở lại tỉnh ly khai này, cho rằng lực lượng gìn giữ hòa bình do NATO đứng đầu đang thất bại trong thực hiện nhiệm vụ của mình.
Ông Brnabic cho biết, Serbia có quyền triển khai tới 1.000 nhân viên an ninh tại Kosovo theo các điều khoản trong Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bởi vì “KFOR không thực hiện nghĩa vụ của mình và người Serb ở Kosovo-Metohija không cảm thấy an toàn”.
Thủ tướng Brnabic đã chỉ ra nhiều sự cố trong tuần này, bao gồm việc KFOR và cảnh sát Kosovo đột kích vào một trường mẫu giáo ở Leposavic. Ông đồng thời cho biết chính quyền Kosovo đang vi phạm các thỏa thuận Kumanovo và Brussels (tức hiệp định đình chiến năm 1999 và thỏa thuận Brussels năm 2013 về bình thường hóa quan hệ giữa Serbia và Kosovo).
Theo ông Petar Petkovic, ủy viên chính phủ Serbia tại Kosovo, cho biết ngày 8/12, ngoài cuộc đột kích vào trường mẫu giáo, chính quyền đã phá hủy toàn bộ kho chứa tại nhà máy rượu của một gia đình người Serb ở Velika Hoca và “thực sự chiếm toàn bộ thành phố” Kosovska Mitrovica với hàng trăm cảnh sát đặc nhiệm được vũ trang mạnh mẽ.
Ông Petkovic cũng cảnh báo Tổng thống Aleksandar Vucic hoàn toàn nghiêm túc khi nói rằng Serbia sẽ không cho phép một cuộc tàn sát khác xảy ra ở Kosovo.
Video đang HOT
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Belgrade, Alexander Botsan-Kharchenko đã cảnh báo rằng chính quyền Kosovo do người sắc tộc Albania lãnh đạo đang nhắm vào người Serb với sự hỗ trợ của phương Tây. Đại sứ Nga Botsan-Kharchenko nói rằng hành động của Pristina giống như một “chiến dịch đe dọa và áp bức người Serb” nhằm giành quyền kiểm soát các quận có đa số người Serb “với sự dung túng và thậm chí hỗ trợ từ phương Tây.”
Lực lượng gìn giữ hòa bình KFOR ở Kosovo bảo vệ cây cầu chính ở thị trấn Mitrovica vào ngày 9/12/2022. Ảnh: AP/RT
Ông Botsan-Kharchenko nói thêm: “Tất nhiên phương Tây không quan tâm đến việc thực hiện các thỏa thuận mà họ làm trung gian. Điều quan trọng với họ là dành thời gian cho phe mà họ ủng hộ.”
Theo cảnh sát Kosovo, việc triển khai cảnh sát tới thành phố Mitrovica mang tính chất phòng ngừa và là một phần của “các biện pháp cần thiết, hợp lý và hợp pháp để thực thi luật pháp và quyết định của các cơ quan nhà nước Kosovo”. Pristina nói thêm rằng họ “có quyền kiểm soát tình hình an ninh và thực thi luật pháp trên toàn quốc”.
Trong khi đó, đài RT Balkans dẫn lời nhà lãnh đạo Kosovo Vjosa Osmani cho biết cảnh sát Serbia sẽ “không bao giờ” quay trở lại Kosovo, gọi những tuyên bố của Belgrade là “giấc mơ bá quyền của người Serbia” và “một mối đe dọa xâm lược công khai”.
Lực lượng của NATO nắm quyền kiểm soát Kosovo vào năm 1999, sau khi ném bom Serbia trong 78 ngày. Năm 2009, chính phủ lâm thời ở Kosovo theo sắc tộc Albania tuyên bố độc lập, một bước đi mà Belgrade từ chối công nhận.
Căng thẳng giữa Serbia và Kosovo gần đây đã leo thang trở lại sau khi chính quyền Kosovo ngày 31/7 yêu cầu người Serbia sống trong vùng lãnh thổ này phải chuyển đổi sang biển số xe Kosovo trong vòng 60 ngày, tính từ 1/8.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh khoảng 50.000 người Serbia sống ở phía bắc Kosovo vẫn sử dụng biển số xe và giấy tờ do chính quyền Serbia cấp, dù Kosovo đã tuyên bố độc lập 14 năm trước.
Chính phủ Kosovo cũng quyết định kể từ 1/8, tất cả công dân từ Serbia đến Kosovo phải xin giấy phép nhập cảnh tại biên giới. Pristina tuyên bố đây là động thái có đi có lại vì Serbia áp dụng quy tắc tương tự cho người Kosovo đến Serbia.
Ukraine triệu tập lực lượng gìn giữ hòa bình ở nước ngoài về đối phó Nga
Ukraine đã phát lệnh triệu tập lực lượng gìn giữ hòa bình của nước này đang làm nhiệm vụ ở nước ngoài trở về nước để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Một binh sĩ Ukraine làm nhiệm vụ tại Kharkov ngày 25/2 (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 8/3 đã phát mệnh lệnh hành pháp triệu tập lực lượng gìn giữ hòa bình của Ukraine đang ở nước ngoài hồi hương. Động thái này diễn ra trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine đang diễn ra căng thẳng sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở nước láng giềng hôm 24/2.
Mệnh lệnh được đăng tải trên kênh Telegram của quốc hội Ukraine vào hôm nay. Ông Zelensky đã yêu cầu "lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở nước ngoài" trở về để họ có thể giúp "bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine.
Ukraine đã triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới các khu vực xung đột từ năm 1992. Hiện thời, họ đang làm nhiệm vụ ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Sudan, Mali cũng như khu vực Kosovo và những nơi khác.
Sau cuộc xung đột ở Donbass, Đông Ukraine hồi năm 2014-2015, Kiev cũng triệu tập lực lượng gìn giữ hòa bình về để triển khai ở các vùng ly khai Donetsk và Lugansk, hoặc dọc theo biên giới Ukraine-Nga.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự hôm 24/2, Oleksandr Kornienko, Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Ukraine tuyên bố hôm 4/3 rằng, các nhà lập pháp nước này ủng hộ việc Liên Hợp Quốc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc cho đến nay vẫn chưa có phản hồi chính thức về việc này.
Sau gần 2 tuần diễn ra chiến sự, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov hôm 8/3 thông báo, quân đội nước này đã phá hủy 2.482 mục tiêu quân sự của Ukraine, gồm 87 sở chỉ huy và trung tâm liên lạc, 124 hệ thống tên lửa phòng không S-300, Buk-M1 và Osa và 79 trạm radar.
Nga cũng phá hủy của Ukraine 866 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác, 91 bệ phóng tên lửa, 317 khẩu pháo dã chiến và súng cối, 634 đơn vị xe quân sự đặc biệt và 81 máy bay không người lái.
Hôm nay, Nga tiếp tục thông báo ngừng bắn lần 3 để mở hành lang nhân đạo cho người dân thường Ukraine rời khỏi khu vực chiến sự.
Nga có thể tịch thu tài sản của các hãng phương Tây tháo chạy khỏi nước này Nga lên kế hoạch tịch thu tài sản của những công ty phương Tây rút khỏi nước này, trong nỗ lực đối phó các lệnh cấm vận của nhiều nước và nhằm ngăn chặn làn sóng di dời của các doanh nghiệp quốc tế vì Ukraine. Một cửa hàng McDonalds ở Moscow hôm 9.3. Ảnh REUTERS Trong tuần, nhiều công ty phương Tây...