Thủ tướng Séc yêu cầu Bộ trưởng Y tế từ chức vì vi phạm quy định phòng dịch COVID-19
Ngày 23/10, Thủ tướng CH Séc Andrej Babis thông báo sẽ sa thải Bộ trưởng Y tế Roman Prymula nếu ông này không từ chức sau bê bối bị phát giác tổ chức cuộc họp mặt tại một nhà hàng đáng lẽ đã phải đóng cửa theo các quy định phòng dịch nhằm kiềm chế làn sóng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thứ 2 tại quốc gia này.
Bộ trưởng Y tế Séc Roman Prymula. Ảnh: AP
Bộ trưởng Y tế Séc Roman Prymula đang hứng chịu nhiều chỉ trích sau khi báo Blesk đăng các hình ảnh cho thấy ông Prymula cũng không đeo khẩu trang khi vào ngồi chung xe với tài xế lúc rời đi.
Trong bối cảnh CH Séc là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất trong làn sóng dịch bệnh thứ 2 tại châu Âu thì những hành động này đã lập tức nhận chỉ trích từ người dùng mạng xã hội, những người thuộc phe đối lập và từ chính đảng cầm quyền.
Phát biểu trước báo giới, ông Babis cho rằng trong khi các nhân viên y tế đang nỗ lực trên tuyến đầu để bảo vệ người dân thì hành động của ông Roman Prymula là không thể “bào chữa”.
Video đang HOT
Hãng tin CTK cũng dẫn thông báo của Bộ trưởng Nội vụ CH Séc Jan Hamacek, Trưởng ban xử lý khủng hoảng chính phủ, cho biết tất cả mọi người đều phải tuân thủ các quy định, không có ngoại lệ và cho rằng ông Prymula sẽ không thể tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Y tế.
Ông Hamacek là Chủ tịch đảng Xã hội Dân chủ cánh tả, đối tác của phong trào ANO cầm quyền trong chính phủ liên minh.
Ông Roman Prymula, 56 tuổi, là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và một đại tá quân đội dự bị.
Ông được phong trào ANO đề cử làm Bộ trưởng Y tế và mới nhậm chức 1 tháng trước. Trước khi Thủ tướng Babis đưa ra tuyên bố trên, ông Prymula cũng cho biết sẽ từ chức nếu đó là mong muốn của công chúng.
CH Séc là một thành viên của Liên minh châu Âu (EU) với trên 10,7 triệu dân. Kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại quốc gia này hồi tháng 3 tới nay, CH Séc ghi nhận trên 223.000 ca mắc bệnh COVID-19 trong đó có 1.845 người tử vong. Séc cũng đang đứng đầu châu Âu về số ca tử vong và số ca bệnh trên 100.000 dân.
Ngày 21/10 vừa qua, ông Prymula đã công bố lệnh phong tỏa một phần tại quốc gia này tới ngày 3/11, yêu cầu hầu hết các cửa hàng và địa điểm dịch vụ đóng cửa trong khi hạn chế tự do đi lại.
Bolsonaro nói Brazil không mua vaccine Covid-19 của Trung Quốc
Tổng thống Jair Bolsonaro cho biết Brazil sẽ không mua vaccine của công ty Trung Quốc Sinovac, một ngày sau khi Bộ Y tế nói nó sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng.
"Chắc chắn chúng ta sẽ không mua vaccine của Trung Quốc", Bolsonaro ngày 21/10 viết trên mạng xã hội, trả lời bình luận của một người ủng hộ. Tổng thống cho biết vấn đề sẽ được làm rõ.
Bình luận của Bolsonaro trái ngược với thông báo của Bộ trưởng Y tế Eduardo Pazuello trong cuộc họp với các thống đốc bang hôm 20/10 rằng bộ này sẽ mua CoronaVac, loại vaccine do công ty Trung Quốc Sinovac phát triển, để đưa vào chương trình tiêm chủng, bên cạnh loại do công ty Anh - Thụy Điển AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển.
Tổng thống Jair Bolsonaro tại Brasilia ngày 19/10. Ảnh: Reuters.
Trung tâm nghiên cứu y sinh của bang Sao Paulo, Viện Butantan, đang thử nghiệm CoronaVac và Thống đốc João Doria cho biết ông hy vọng cơ quan quản lý y tế sẽ phê duyệt vào cuối năm để bắt đầu tiêm chủng cho mọi người vào tháng một năm sau. Doria nói rằng chính phủ liên bang đã đồng ý mua 46 triệu liều CoronaVac.
Việc đưa CoronaVac vào chương trình tiêm chủng quốc gia của đất nước 230 triệu dân sẽ là một thành công lớn đối với Sinovac. Đây có thể là một trong những nỗ lực tiêm chủng đầu tiên chống Covid-19 trên thế giới. Chính phủ Brazil đã có kế hoạch mua vaccine của Anh và sản xuất nó tại trung tâm nghiên cứu y sinh học FioCruz ở Rio de Janeiro.
Viện Butantan cho biết hôm 19/10 rằng kết quả sơ bộ từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của CoronaVac trên 9.000 tình nguyện viên chứng minh vaccine hai liều của Trung Quốc an toàn. Giám đốc Butantan Dimas Covas cho biết dữ liệu về mức độ hiệu quả của vaccine sẽ không được công bố cho đến khi thử nghiệm hoàn thành.
"Các kết quả cho đến nay chỉ là sơ bộ và các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi những người tham gia", Covas nói. CoronaVac cũng đang được thử nghiệm giai đoạn ba ở Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia.
Covid-19 khiến hơn 41,1 triệu người nhiễm, hơn 1,1 triệu người chết và hơn 30,6 triệu người đã bình phục. Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với hơn 5,2 triệu người nhiễm và hơn 154.000 ca tử vong.
Mỹ có thể tiêm vắcxin COVID-19 cho mọi người dân vào đầu năm 2021 Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azara cho biết chương trình phát triển vắcxin COVID-19 của Chính phủ Mỹ Operation Warp Speed hy vọng sẽ có tối đa 100 triệu liều vắcxin vào cuối năm nay. Tiêm phòng vắcxin ngừa bệnh COVID-19. (Ảnh: Moskva News Agency/TTXVN) Vấn đề vắcxin phòng bệnh cũng đang được đặc biệt quan tâm...