Thủ tướng: Mở cửa trường học trên toàn quốc tại tất cả các cấp học từ 7-14/2

Theo dõi VGT trên

Thủ tướng yêu cầu mở cửa trường học trên phạm vi toàn quốc tại tất cả các cấp học từ 7-14/2 theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 3/2, chủ trì cuộc họp đầu tiên của Thường trực Chính phủ trong năm mới Nhâm Dần, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ một số nhiệm vụ trọng tâm sau Tết, như mở cửa trường học trên phạm vi toàn quốc tại tất cả các cấp học từ 7-14/2, mở cửa du lịch chậm nhất từ dịp 30/4.

Tại cuộc họp, Thủ tướng khẳng định, chúng ta đã đạt mục tiêu đã đề ra trong việc tổ chức Tết Nguyên đán an ninh, an toàn, an dân. Công tác an sinh xã hội được triển khai tích cực, hiệu quả để nhân dân đón Tết tri ân, nghĩa tình, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm và phù hợp điều kiện từng địa phương, đối tượng, không để ai, không để gia đình nào không có Tết.

TP.HCM, Hà Nội và các địa phương đông dân như Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng đã chi an sinh xã hội ở mức cao nhất có thể… Đồng thời, tổ chức chiến dịch thần tốc tiêm chủng mùa Xuân năm 2022 đạt kết quả tích cực.

Cả nước tiếp tục thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng. Dịch bệnh được kiểm soát rõ nét, số ca nhiễm, số ca chuyển nặng và tử vong đều giảm so với tuần trước.

Đáng chú ý, theo Thủ tướng, chiến thắng của đội tuyển bóng đá nam, bóng đá nữ Việt Nam vào ngày mùng 1 và 2 Tết đã góp thêm không khí vui tươi, lành mạnh, phấn khởi trong nhân dân.

Thủ tướng: Mở cửa trường học trên toàn quốc tại tất cả các cấp học từ 7-14/2 - Hình 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần “vui Xuân mới không quên nhiệm vụ mới”. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành đóng góp ý kiến để ngay sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng ban hành Chỉ thị về những nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết và quý I năm 2022.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, cần tiếp tục kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, Bộ Y tế chủ trì tiếp tục thúc đẩy chiến dịch thần tốc tiêm chủng vaccine mùa Xuân. Kinh nghiệm cho thấy khi mũi 3 phát huy tác dụng thì việc mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế – xã hội rất an toàn.

Thủ tướng yêu cầu mở cửa trường học trên phạm vi toàn quốc tại tất cả các cấp học từ 7-14/2 theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm để các cháu đi học an toàn, khoa học, hiệu quả, hợp lý và giúp các phụ huynh học sinh bớt lo toan.

Video đang HOT

Thủ tướng cũng yêu cầu chuẩn bị mở cửa du lịch an toàn càng sớm càng tốt, chậm nhất là dịp 30/4-1/5 và cố gắng từ 30/3, sau khi cơ bản tiêm mũi thứ 3 cho các đối tượng chỉ định và có quy định kiểm soát xuất nhập cảnh hợp lý. Người đứng đầu Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh tinh thần chung là khi chính sách đã ban hành thì phải thực hiện nghiêm túc, thống nhất, nhất quán trên toàn quốc, “không có lý do gì để các địa phương ban hành các quy định trái với quy định chung”.

Thủ tướng cũng lưu ý nhiệm vụ tiếp tục bảo đảm trật tự an toàn xã hội cho nhân dân, an ninh, an toàn, an dân để phục vụ kiểm soát dịch bệnh, phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Làm tốt công tác phòng ngừa, chuẩn bị ứng phó tình trạng cháy rừng và hạn hán có thể xảy ra.

Nhân dịp kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2022), Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta quyết tâm thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đường lối Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các cơ quan.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết Bộ đã quyết liệt chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đưa học sinh trở lại trường sau Tết.

Theo tổng hợp, 100% các trường đại học, cao đẳng đã lên kế hoạch đưa sinh viên trở lại trong tháng 2, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch cho học sinh trung học đi học từ 7-14/2; 60 tỉnh, thành phố đã có kế hoạch với học sinh tiểu học, mầm non, còn Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã lên kế hoạch nhưng phải chờ việc lấy ý kiến phụ huynh để ấn định ngày đi học cụ thể.

Trẻ cứ ở nhà thì tiêm vaccine COVID-19 làm gì?

Các chuyên gia cho rằng, nhiều học sinh đã tiêm vaccine, đạt tỷ lệ cao từ 70-90% thì không có lý gì mà kéo dài việc học online mãi.

Theo GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam, trước đây, khi chưa phủ vaccine cho người lớn , chúng ta phải ngừng cho học sinh tới trường là đúng, vì tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ rất thấp nhưng các em có thể lây từ người lớn. Giờ đây, khi độ phủ vaccine người lớn cao, đồng nghĩa đối tượng nguy cơ được bảo vệ, lúc này, học sinh nên được tới trường. Đặc biệt, khi hầu hết học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đã tiêm đủ vaccine thì không có lý gì mà kéo dài việc học online mãi.

Đến nay Chính phủ và Bộ GD&ĐT đều đưa ra nhiều hướng dẫn, yêu cầu mở cửa trường học. Tuy nhiên các địa phương vẫn đang rụt rè trong triển khai thực hiện.

"Mở cửa trường học cần được coi là một trong những giải pháp nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Trẻ đến trường, cuộc sống gia đình trở lại nhịp vốn có, khi ấy cha mẹ mới yên tâm công tác, làm kinh tế để đưa xã hội phục hồi", GS Dong nhấn mạnh và cho rằng, để đảm bảo an toàn khi mở cửa trường học trở lại, ngành giáo dục phải phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, từ cấp bộ đến cấp sở, ngành và trong phạm vi từng trường học.

Trẻ cứ ở nhà thì tiêm vaccine COVID-19 làm gì? - Hình 1

Học sinh trở lại trường học. (Ảnh minh hoạ)

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin, hiện tỷ lệ trẻ em độ tuổi 12 - 17 được tiêm vaccine đạt tỷ lệ cao từ 70 đến 90% - tuỳ từng địa phương nhất định. Hơn nữa, cả nước đã thích ứng, tiến tới sống chung với dịch COVID-19, vì thế các địa phương cần sớm cho học sinh trở lại trường để được đi học và trở lại cuộc sống bình thường.

"Tôi đã khuyến cáo Hà Nội và các tỉnh thành về vấn đề nên sớm cho trẻ em đi học. Tuy nhiên, Hà Nội và địa phương vẫn còn dè dặt", ông Phu nói.

Đồng quan điểm, ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT cho biết, qua kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi tỷ lệ phủ vaccine của quốc gia đạt yêu cầu thì việc quay lại học trực tiếp là tất yếu để đảm bảo chất lượng giáo dục và kể cả sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh. Trong bối cảnh mô hình "Sống chung với COVID-19" được nhiều nước áp dụng, mở cửa trường học đã trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Đừng nghĩ ở nhà trẻ không bị bệnh

"Đi học không chết vì bệnh nhưng để trẻ ở nhà quá lâu lại gặp nguy hiểm vì tự kỷ, sức khoẻ, trí tuệ sa sút...", PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cảnh báo trẻ. Chuyên gia khuyên phụ huynh nên có cái nhìn thoáng hơn. Hầu hết đều lo trẻ đi học bị nhiễm bệnh. Hoặc nhiều người lo trẻ mang bệnh về nhà lây lan. Song thực tế việc này rất khó xảy ra vì người lớn hay trẻ nhỏ bây giờ đều đã được tiêm vaccine.

"Có cha mẹ lo con bị nhiễm bệnh mà không cho đi học, nhưng cũng có bộ phận rất mong con được sớm đến trường. Việc trẻ bị ảnh hưởng tới trí tuệ, sức khoẻ kéo dài còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Tiêm vaccine để cho trẻ đi học, vậy mà không cho đi thì tiêm để làm gì", ông Nga đặt vấn đề.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), thông thường tr sẽ mắc COVID-19 sau người lớn và chủ yếu là do người lớn lây qua. Rất ít khi trẻ em lây cho người khác. Thực tế cho thấy khi trẻ mắc bệnh mà người mẹ chăm sóc chỉ mang khẩu trang thôi cũng khó bị lây nhiễm.

Khi trẻ mắc COVID-19, chu kỳ khỏi bệnh chỉ khoảng 3 - 5 - 7 ngày, còn ở người lớn là 5 - 7 - 10 - 14 ngày. Triệu chứng mắc COVID-19 ở trẻ là nóng, ho, sổ mũi, thậm chí không triệu chứng nào. Thế giới ghi nhận tỷ lệ tử vong ở trẻ rất thấp, càng ít tuổi càng khó tử vong. Nếu so sánh với các bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt siêu vi, viêm tiểu phế quản, nhiễm trùng huyết thì rõ ràng COVID-19 ít nguy hiểm với trẻ hơn.

Bác sĩ Khanh nói khả năng lây bệnh ở trẻ thấp hơn và việc lây cho người khác cũng thấp hơn nhiều so với người lớn. Nguyên nhân, người lớn thường xuyên khạc nhổ, trẻ con thì lại có xu hướng nuốt vào. Ngoài ra, việc virus bám dính ở vòm họng của trẻ con rất ít, chủ yếu có trong đường ruột nên thường thải ra qua hệ thống ruột nhiều hơn là văng ra ngoài.

"Phụ huynh đừng nghĩ ở nhà trẻ không bị bệnh. Rõ ràng bây giờ không đi học mà trẻ cũng bệnh. Ở nhà cũng là người lớn ra ngoài mắc bệnh và lây về cho con. Nếu vẽ cung đường của một đứa trẻ đi học có thể thấy là an toàn. Trẻ ở nhà không người trông, bố mẹ mất việc, rồi con đi chơi trong xóm cũng có thể bị lây bệnh", bác sĩ Khanh nói.

Bác sĩ Khanh bày tỏ sự lo lắng trẻ ở nhà quá lâu có thể ảnh hưởng cả một thế hệ. "Chúng ta hình dung một em bé mới sinh ra đến khoảng 3, 4, 5 tuổi không thể học được cảm xúc của người lớn như làm mặt giận, mặt cười, mặt vui. Nếu không học được thì không thể phát triển được. Cảm xúc đó chỉ có hoà nhập mới có được, hoà nhập tốt nhất ở đây là đến trường học trực tiếp. Tôi lo điều đó chứ không phải lo các cháu không được học các môn văn hoá", vị bác sĩ nói và đặt vấn đề: Người lớn đã làm mọi cách để hoà nhập, vậy tại sao trẻ em vẫn phải ở nhà?

Trẻ cứ ở nhà thì tiêm vaccine COVID-19 làm gì? - Hình 2

Học sinh tiêm vaccine COVID-19.

Tỷ lệ học sinh mắc COVID-19 thấp

Tại hội thảo trực tuyến về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục sáng 19/1, ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Giáo dục Thể chất, Bộ GD&ĐT thông tin, ở đợt bùng dịch thứ tư, toàn ngành giáo dục có hơn 130.000 cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên mắc COVID-19, đến ngày 18/1 còn gần 4.800 người đang điều trị.

Một số địa phương từng là tâm dịch nhưng nay đã mở cửa trở lại như TP.HCM. Sau thời gian thí điểm học trực tiếp, TP.HCM ghi nhận 130 ca mắc COVID-19 trong trường học, chiếm 0,02%. Tại Bắc Giang, tỷ lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhiễm là 0,009%. "Tỷ lệ này là rất thấp", ông Đề nói.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, qua gần hai năm phòng chống dịch, các địa phương tổ chức dạy học rất linh hoạt. Tuy nhiên, việc học online ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng xã hội, hoạt động thể chất và sức khoẻ tâm thần nên Bộ Y tế ủng hộ đưa học sinh quay trở lại trường.

Hiện, tỷ lệ bao phủ hai mũi vaccine trên cả nước đạt gần 100% và Bộ đang chuẩn bị kế hoạch tiêm cho trẻ 5-11 tuổi. Đây là tiền đề quan trọng để tổ chức hoạt động dạy học bình thường trong thời gian tới.

"Chúng ta cần có bước chuyển cho học sinh đi học trực tiếp. Đây là thời điểm hợp lý bởi các hoạt động của xã hội đều bình thường hóa. Học sinh đã theo bố mẹ đi chơi, đi ăn ngoài hàng quán. Không có lý do gì để các em phải học trực tuyến nữa", ông Sơn nói.

Khẩn trương cho trẻ đi học sau Tết Nguyên đán

Ngày 18/1, Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc xem xét mở cửa trường học trở lại.

Theo thông báo, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và các địa phương thống nhất lộ trình mở cửa trường học trên toàn quốc. Đồng thời, Bộ hướng dẫn các địa phương cho học sinh từ 12 tuổi trở lên đi học trực tiếp an toàn sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sớm nhất có thể, nhất là đối với các địa phương có tỷ lệ cao trong việc tiêm đủ liều vaccine cho đối tượng 12 - 17 tuổi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế xe buýt đột quỵ tử vong ở TP.HCM: Người vợ làm cùng chuyến xe nhớ thương kỷ niệmTài xế xe buýt đột quỵ tử vong ở TP.HCM: Người vợ làm cùng chuyến xe nhớ thương kỷ niệm
12:22:09 01/12/2024
Nam thanh niên rơi từ tầng cao xuống đất tử vong ở TPHCMNam thanh niên rơi từ tầng cao xuống đất tử vong ở TPHCM
07:13:44 03/12/2024
Người trả giá 30 tỉ đồng/m2 đất: 'Tôi muốn mua nhưng thấy tự ái nên bỏ cuộc'Người trả giá 30 tỉ đồng/m2 đất: 'Tôi muốn mua nhưng thấy tự ái nên bỏ cuộc'
17:29:18 01/12/2024
Trúng độc đắc 2 tỉ đồng: XSKT nói sẽ trả thưởng nếu tòa án tuyên đủ điều kiệnTrúng độc đắc 2 tỉ đồng: XSKT nói sẽ trả thưởng nếu tòa án tuyên đủ điều kiện
14:22:04 02/12/2024
"Thủ phạm" khiến gần 380 người nhập viện ở Vũng Tàu nguy hiểm thế nào?"Thủ phạm" khiến gần 380 người nhập viện ở Vũng Tàu nguy hiểm thế nào?
12:33:12 01/12/2024
Xe công nghệ đâm sập tường nhà dân ở TPHCMXe công nghệ đâm sập tường nhà dân ở TPHCM
14:07:43 02/12/2024
Vụ vợ chồng mất tích trên sông Đà Nông: Tìm thấy thi thể người vợ lúc rạng sángVụ vợ chồng mất tích trên sông Đà Nông: Tìm thấy thi thể người vợ lúc rạng sáng
12:35:51 01/12/2024
Hàng chục tảng đá lớn lăn xuống ngôi làng ở Quảng Nam sau động đất tại Kon TumHàng chục tảng đá lớn lăn xuống ngôi làng ở Quảng Nam sau động đất tại Kon Tum
16:01:32 01/12/2024

Tin đang nóng

Sắp xét xử vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ LinhSắp xét xử vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh
06:57:16 03/12/2024
Diễn viên Sam: Tôi và chồng Hàn Quốc hẹn hò phải đưa phiên dịch theoDiễn viên Sam: Tôi và chồng Hàn Quốc hẹn hò phải đưa phiên dịch theo
08:11:34 03/12/2024
Tuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạmTuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm
06:21:22 03/12/2024
Nhận 2 tỷ tiền đền bù đất, vợ chồng tôi quyết định cho cháu ngoại 1,5 tỷ, phản ứng của con gái khiến tôi bàng hoàngNhận 2 tỷ tiền đền bù đất, vợ chồng tôi quyết định cho cháu ngoại 1,5 tỷ, phản ứng của con gái khiến tôi bàng hoàng
08:03:53 03/12/2024
Vẻ gợi cảm của Hoa hậu Ý Nhi sau khi công khai 'dao kéo'Vẻ gợi cảm của Hoa hậu Ý Nhi sau khi công khai 'dao kéo'
06:17:09 03/12/2024
Dũng Taylor: "Tối thiểu sẽ mất 1 triệu USD để phẫu thuật cho Thu Phương"Dũng Taylor: "Tối thiểu sẽ mất 1 triệu USD để phẫu thuật cho Thu Phương"
09:19:46 03/12/2024
'Thị hậu' Dương Di: Rời TVB vì không muốn làm 'ếch ngồi đáy giếng''Thị hậu' Dương Di: Rời TVB vì không muốn làm 'ếch ngồi đáy giếng'
07:38:34 03/12/2024
Em chồng bắt gặp cảnh tượng bất ngờ trong phòng ngủ của anh trai và chị dâu: Hé lộ mối quan hệ bất thườngEm chồng bắt gặp cảnh tượng bất ngờ trong phòng ngủ của anh trai và chị dâu: Hé lộ mối quan hệ bất thường
08:07:35 03/12/2024

Tin mới nhất

Quang Lê 'nắm tay' Mr Đàm hầu tòa, 'hách dịch' bay màu 18 ngàn đô, do ai kiện?

Quang Lê 'nắm tay' Mr Đàm hầu tòa, 'hách dịch' bay màu 18 ngàn đô, do ai kiện?

11:46:44 03/12/2024
Nếu Mr Đàm khiến cả giới showbiz hải ngoại lẫn trong nước phải náo loạn vì đâm đơn kiện bạn thân thì Quang Lê cũng không kém cạnh về thành tích hầu tòa khiến anh bay sạch 18 ngàn đô vì hách dịch .
Một người tử vong sau tiếng nổ lớn ở Bắc Giang

Một người tử vong sau tiếng nổ lớn ở Bắc Giang

09:52:21 03/12/2024
Sau tiếng nổ ở tầng 2 của ngôi nhà tại xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, người dân phát hiện anh T. tử vong.
TP.HCM sáp nhập 80 phường: Giấy tờ điều chỉnh ra sao?

TP.HCM sáp nhập 80 phường: Giấy tờ điều chỉnh ra sao?

09:40:51 03/12/2024
Trước thông tin sáp nhập 80 phường ở TP.HCM từ tháng 1.2025, điều người dân quan tâm nhất là giấy tờ điều chỉnh ra sao, khi nào thực hiện, có mất phí hay không...
Tài xế xe máy vượt đèn đỏ: "Nhiều người vi phạm sao anh bắt mỗi mình em?"

Tài xế xe máy vượt đèn đỏ: "Nhiều người vi phạm sao anh bắt mỗi mình em?"

08:56:01 03/12/2024
Khi bị CSGT xử lý về lỗi vượt đèn đỏ, nhiều tài xế xe máy lấy đủ lý do để bao biện cho vi phạm của mình. Có người còn cãi nhiều người vi phạm sao anh không bắt, anh bắt mỗi mình em? .
Cho thôi việc nhân viên phòng đăng ký đất đai bị tố nhận tiền "chạy việc"

Cho thôi việc nhân viên phòng đăng ký đất đai bị tố nhận tiền "chạy việc"

08:43:24 03/12/2024
Nam nhân viên của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai một huyện tại Đắk Lắk không tập trung làm việc, bị giang hồ đến cơ quan tìm và bị tố nhận tiền chạy việc nên đã bị dừng hợp đồng lao động.
Vụ thầy giáo bị tố xâm hại nữ sinh nội trú: Bố trí nữ giáo viên trực đêm

Vụ thầy giáo bị tố xâm hại nữ sinh nội trú: Bố trí nữ giáo viên trực đêm

08:40:02 03/12/2024
Liên quan việc gia đình một nữ sinh lớp 8 làm đơn tố giác một thầy giáo công tác tại Đắk Lắk xâm hại cháu tại khu nội trú, nhà trường được quán triệt đảm bảo có giáo viên nữ trực đêm.
Rắn độc bò vào nhà dân vì nhiều người phóng sinh trăn, rắn trên núi?

Rắn độc bò vào nhà dân vì nhiều người phóng sinh trăn, rắn trên núi?

06:58:52 03/12/2024
Một số hộ dân sống dưới chân núi Bà Đội (thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) phản ánh họ liên tục bị rắn độc bò vào nhà sau khi nhiều người mang trăn, rắn lên núi phóng sinh.
Ô tô tải 'rụng' cabin sau cú tông đuôi xe bồn, một người bị thương

Ô tô tải 'rụng' cabin sau cú tông đuôi xe bồn, một người bị thương

13:49:43 02/12/2024
Cú va chạm khiến cabin xe tải mắc vào rơ-moóc và bị kéo sập xuống đường. Vụ tai nạn khiến một người ngồi trong cabin bị thương, một người xây xước nhẹ, tài xế xe tải không bị thương.
Danh tính 6 nạn nhân trong 2 vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng ở Hòa Bình

Danh tính 6 nạn nhân trong 2 vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng ở Hòa Bình

12:11:46 02/12/2024
Khi xe đến vị trí trên đã đâm va với xe mô tô biển số 28E1-160.57 có 3 người ngồi trên xe (chưa xác định được người điều khiển), lưu thông theo chiều ngược lại.
Đầu tư khoảng 800 triệu USD, bao giờ sông Tô Lịch được hồi sinh?

Đầu tư khoảng 800 triệu USD, bao giờ sông Tô Lịch được hồi sinh?

08:46:02 02/12/2024
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải làm sạch sông Tô Lịch là nhiệm vụ quan trọng Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu TP Hà Nội phải tập trung giải quyết.
Nam sinh lớp 9 tử vong dưới hồ nước ở TPHCM

Nam sinh lớp 9 tử vong dưới hồ nước ở TPHCM

06:44:10 02/12/2024
4 học sinh dẫn nhau ra hồ nước trong Khu Công nghệ cao chơi và câu cá. Một em bị chìm dưới hồ, 3 người còn lại chạy đi hô hoán nhưng không cứu kịp.
Cựu CEO Quốc Cường Gia Lai tại ngoại; vé số độc đắc bị từ chối gây xôn xao

Cựu CEO Quốc Cường Gia Lai tại ngoại; vé số độc đắc bị từ chối gây xôn xao

22:42:14 01/12/2024
Vụ Công ty XSKT tỉnh Thừa Thiên Huế từ chối trả thưởng vé trúng giải đặc biệt; đại gia xăng dầu Ninh Bình bị tước giấy phép; bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại... gây chú ý tuần qua.

Có thể bạn quan tâm

Mùa đông nhất định phải nấu món canh này, nguyên liệu đơn giản, nước dùng ngon ngọt đậm đà, húp một ngụm là cực kỳ hài lòng!

Mùa đông nhất định phải nấu món canh này, nguyên liệu đơn giản, nước dùng ngon ngọt đậm đà, húp một ngụm là cực kỳ hài lòng!

Ẩm thực

11:36:19 03/12/2024
Với những nguyên liệu quen thuộc bạn hãy nấu một nồi canh thơm nồng ấm, nước dùng đậm đà ngọt ngon này cho gia đình thưởng thức trong bữa cơm mùa đông nhé!
Thần đồng 17 tuổi Lamine Yamal bị "tóm dính" hẹn hò cùng người mới sau khi chia tay cô nàng TikToker hơn tuổi

Thần đồng 17 tuổi Lamine Yamal bị "tóm dính" hẹn hò cùng người mới sau khi chia tay cô nàng TikToker hơn tuổi

Sao thể thao

11:17:31 03/12/2024
Mới đây, thần đồng Lamine Yamal đã bị bắt gặp đang cùng cô nàng Anna Gegnoso đi mua sắm tại Barcelona, Tây Ban Nha. Truyền thông Tây Ban Nha cho rằng Gegnoso chính là bạn gái mới của nhà vô địch Euro 2024.
Các thiết kế '2 trong 1' - tinh tế từ nhà ra phố

Các thiết kế '2 trong 1' - tinh tế từ nhà ra phố

Thời trang

11:00:33 03/12/2024
Không chỉ là sự giao thoa hoàn hảo giữa phong cách mặc nhà thoải mái và trang phục dạo phố thời thượng, các thiết kế 2 trong 1 còn giúp mọi tín đồ thời trang tối giản hóa tủ quần áo một cách dễ dàng.
Tình hình bất ổn đang xảy ra với Hoài Lâm

Tình hình bất ổn đang xảy ra với Hoài Lâm

Nhạc việt

10:53:04 03/12/2024
Cứ dăm bữa nửa tháng, Hoài Lâm lại khiến dân tình bàn tán một lần vì những động thái lạ của mình. Sau khi từ bỏ tên Hoài Lâm, dùng tên thật Tuấn Lộc đi hát, tình hình bất ổn lại xảy ra một lần nữa.
Sao Việt 3/12: Hoa hậu Ý Nhi gợi cảm sau 'dao kéo', Đỗ Mỹ Linh khoe chồng con

Sao Việt 3/12: Hoa hậu Ý Nhi gợi cảm sau 'dao kéo', Đỗ Mỹ Linh khoe chồng con

Sao việt

10:43:28 03/12/2024
Hoa hậu Ý Nhi khoe vòng 1 quyến rũ sau khi nâng cấp, Đỗ Mỹ Linh tiếp tục gây chú ý khi hé lộ khoảnh khắc đáng yêu của chồng con.
'Không thời gian' tập 6: Trung tá Đại suýt bị nước cuốn trôi

'Không thời gian' tập 6: Trung tá Đại suýt bị nước cuốn trôi

Phim việt

10:40:34 03/12/2024
Trung tá Đại phát hiện một em nhỏ nguy kịch cần đưa đến bệnh xá ngay lập tức. Tuy nhiên đường xá và thời tiết gây khó khăn khiến anh suýt bị dòng nước cuốn trôi.
Những thức uống buổi sáng giúp cơ thể loại bỏ độc tố, làm đẹp da

Những thức uống buổi sáng giúp cơ thể loại bỏ độc tố, làm đẹp da

Làm đẹp

10:24:44 03/12/2024
Thức uống này chứa vitamin E, C, B, acid folic, canxi và magie để tăng cường sức khỏe tổng thể. Nước ép lô hội có chất điều hòa sinh trưởng thực vật có tên là gibberellin để thúc đẩy sản xuất collagen và đàn hồi.
Chủ tịch showbiz tung video hôn vợ gen Z tưởng lãng mạn không ngờ tạo cái kết "cảm lạnh" với màn bóc mẽ chấn động

Chủ tịch showbiz tung video hôn vợ gen Z tưởng lãng mạn không ngờ tạo cái kết "cảm lạnh" với màn bóc mẽ chấn động

Sao châu á

10:20:57 03/12/2024
Netizen xứ Trung không thể nhịn cười khi biết được đoạn kết tưởng lãng mạn nhưng hóa ra vô cùng cảm lạnh này của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương.
Nhờ chồng giặt quần áo 3 lần hỏng cả 3: Tôi ngậm cục tức đi tìm nguyên nhân thì phát hiện rằng...

Nhờ chồng giặt quần áo 3 lần hỏng cả 3: Tôi ngậm cục tức đi tìm nguyên nhân thì phát hiện rằng...

Sáng tạo

10:20:40 03/12/2024
Chẳng biết là do lười hay vô ý mà chồng tôi cứ quen giặt áo quần bằng máy kiểu này. Gần đây tôi khá bận rộn nên toàn bộ việc giặt giũ trong nhà đều do chồng tôi đảm nhận.
Trai 30 lấy vợ 47, chú rể đòi ly hôn trong đêm vì thấy mặt mộc của cô dâu

Trai 30 lấy vợ 47, chú rể đòi ly hôn trong đêm vì thấy mặt mộc của cô dâu

Netizen

10:18:32 03/12/2024
Một người đàn ông ở Trung Quốc tên Cao đã quen biết người phụ nữ tên Trang qua mạng xã hội. Tuổi tác của họ khá chênh lệch, Cao 30 tuổi còn Trang 47 tuổi.
Tổng thống Ukraine nói về việc nhượng bộ Liên bang Nga và gia nhập NATO

Tổng thống Ukraine nói về việc nhượng bộ Liên bang Nga và gia nhập NATO

Thế giới

10:00:33 03/12/2024
Hồi đầu tuần, ông Zelensky cũng gợi ý rằng nên chấm dứt "giai đoạn nóng" của cuộc chiến ở mặt trận phía Đông Ukraine để đổi lấy tư cách thành viên NATO, nhưng không bao gồm ngay các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.