Thủ tướng Đức tự tin về nền kinh tế, từ chối chi thêm ngân sách hỗ trợ
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bác bỏ những lời kêu gọi nhằm tăng chi tiêu ngân sách liên bang để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AP
Trả lời phỏng vấn tờ báo Mediengruppe Bayern ngày 26/8, nhà lãnh Đức cho rằng nền kinh tế lớn nhất châu Âu này sở hữu những điều kiện tiên quyết tốt nhất để đảm bảo vị trí dẫn đầu về mặt công nghệ trong hàng chục năm nữa.
Thủ tướng Scholz cho biết Đức có triển vọng kinh tế tốt, bất chấp tình trạng yếu kém hiện nay.
Video đang HOT
Mới đây, Bộ Kinh tế Đức thông báo đang chuẩn bị viện trợ trị giá khoảng 22 tỷ USD để hỗ trợ phát triển sản xuất chất bán dẫn trong nước vào những năm tới bằng tiền từ Quỹ Biến đổi và Khí hậu ngoài ngân sách.
Bình luận của ông Scholz được đưa ra một ngày sau khi dữ liệu triển vọng kinh doanh cho thấy Đức lại hứng chịu một cú sốc khác trong tháng 8, mặc dù nền kinh tế này đã thoát khỏi suy thoái trong quý hai.
Vốn là đầu tàu tăng trưởng thương mại suốt nhiều thập kỷ qua của châu Âu, tình hình kinh tế tại Đức đã làm dấy lên mối lo ngại rằng có thể xảy ra một thời kỳ suy yếu kéo dài. Đức là quốc gia lớn duy nhất có sản lượng được dự báo sẽ giảm trong năm nay.
Thủ tướng Scholz lập luận rằng Đức chịu tác động từ gánh nặng của nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu do phụ thuộc vào xuất khẩu.
Thủ tướng Đức cũng bác bỏ những lời chỉ trích rằng các vấn đề của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã trở nên trầm trọng hơn do chính phủ của ông từ chối tăng cường chi tiêu. Ông đồng thời chỉ ra rằng Đức đã gánh thêm khoản nợ hàng trăm tỷ euro trong những năm gần đây để vượt qua đại dịch COVID-19, cũng như giảm bớt hậu quả từ xung đột tại Ukraine và giá năng lượng tăng vọt.
Ông cũng từ chối những lời kêu gọi của một số nhà lập pháp nhằm trợ giá điện cho các doanh nghiệp lớn. Ông Scholz nói: “Chúng tôi không chỉ thiếu tiền để trợ cấp giá điện dài hạn mà còn thiếu các lựa chọn hợp pháp”.
Đức kêu gọi thúc đẩy các cuộc thảo luận về hòa bình Ukraine
Ngày 13/8, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã hoan nghênh hội nghị bàn về kế hoạch hòa bình Ukraine mới được Saudi Arabia tổ chức, đồng thời kêu gọi tiếp tục các nỗ lực ngoại giao để tìm cách chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hội nghị diễn ra cuối tuần trước tại thành phố Jeddah, với sự tham dự của các đại biểu đến từ khoảng 40 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Đức, Ấn Độ và Mỹ. Nga không tham dự hội nghị này.
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình ZDF (Đức), Thủ tướng Scholz cho rằng nên tiếp tục những cuộc thảo luận như hội nghị ở Saudi Arabia. Trước đó, những cuộc thảo luận quốc tế về hòa bình cho Ukraine cũng đã diễn ra ở Copenhagen (Đan Mạch) hồi tháng 6. Thủ tướng Đức cho rằng những hội nghị như vậy được tổ chức ở cấp các cố vấn chính sách ngoại giao là "rất đặc biệt", quan trọng và mới chỉ bắt đầu. Về vấn đề hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, ông Scholz cho biết Đức đang là nhà cung cấp hỗ trợ quân sự lớn thứ 2 cho Kiev, chỉ sau Mỹ.
Tại hội nghị, Ukraine tìm kiếm sự ủng hộ dành cho kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm mà Tổng thống Volodymyr Zelensky đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) hồi tháng 11/2022. Sau hội nghị, Kiev thể hiện "hài lòng" với kết quả trong khi nước chủ nhà Saudi Arabia khẳng định các đại biểu tham dự hội nghị đã nhất trí về tầm quan trọng của việc tiếp tục tham vấn quốc tế và trao đổi quan điểm, theo cách góp phần xây dựng nền tảng chung mở đường cho hòa bình tại Ukraine.
Về phần mình, Nga cho rằng các nước phương Tây và Ukraine đang nỗ lực thúc đẩy cái gọi là công thức hòa bình của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhưng điều này thực chất không liên quan đến giải pháp hòa bình mà là "tối hậu thư" đối với Nga. Ngày 10/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cũng cho biết các đối tác của Nga trong Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã đưa ra những đề xuất về giải pháp cho cuộc cuộc xung đột hiện nay.
Chuyến công du nhiều mục tiêu Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang có chuyến công du tới Ấn Độ. Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục căng thẳng liên quan đến xung đột tại Ukraine, cũng như chủ trương đa dạng hóa kinh tế của Chính phủ Đức để giảm bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chuyến thăm này được đánh giá có ý nghĩa...