Thủ tướng Đức Merkel ủng hộ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc
Theo RFI, tranh chấp trên biển giữa Philippines – Trung Quốc tiếp tục chiếm vị trí cao trong chương trình nghị sự của cuộc hội đàm giữa Tổng thống Philippines Benigno Aquino với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 20/9 tại thủ đô Berlin.
Đây là chặng cuối cùng trong chuyến công du 4 nước châu Âu của ông Aquino, lần lượt đưa ông qua Madrid, Brussels và Paris.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp Tổng thống Philippins Aquino (Nguồn: Inquirer).
Tương tự các lãnh đạo khác của Liên minh châu Âu (EU), Tây Ban Nha và Pháp, bà Merkel tuyên bố ủng hộ lập trường của Manila, theo đó nên giải quyết tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình trước tòa án quốc tế.
Theo báo chí Philippines, phát biểu trong một cuộc họp báo chung tại Berlin ngay sau khi Tổng thống Philippines đến Đức, bà Merkel đã kêu gọi Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Philippines và các bên khác thông qua các cơ chế đã được luật pháp quốc tế quy định.
Khi được hỏi về khả năng nước Đức có thể làm gì để giải quyết các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, bà Merkel nhấn mạnh hiện thế giới đang có các định chế quốc tế để giải quyết vấn đề này. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Đức cho rằng “một cách tiếp cận hòa bình và ngoại giao luôn luôn là phương thức được ưu tiên… Đó là con đường mà chúng ta cần phải lựa chọn”.
Về phần mình, Tổng thống Aquino cho biết ông và bà Merkel “chia sẻ niềm tin” là tranh chấp “phải được giải quyết một cách hòa bình và phải dựa trên luật pháp quốc tế”.
Video đang HOT
Trước Đức, Tổng thống Philippines cũng đã tranh thủ được sự ủng hộ của EU, Tây Ban Nha và Pháp trong vấn đề Biển Đông. Từ Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cho đến Tổng thống Pháp Francois Hollande, tất cả đều cho rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Ngày 20/9, Tổng thống Philippines Aquino rời Berlin để tới Mỹ.
Theo Vietnam
Kiev bất ngờ xuống nước với lực lượng ly khai?
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin hôm qua (18/8) đã bất ngờ tuyên bố, một lệnh ngừng bắn song phương ở miền đông Ukraine là có thể với một số điều kiện kèm theo. Những điều kiện đó bao gồm sự kiểm soát hiệu quả khu vực biên giới, công việc của các giám sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) được đảm bảo và có những tiến bộ đạt được trong tình hình con tin.
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin
"Chúng tôi đang nói về những vấn đề chính quan trọng. Những ưu tiên cao nhất của chúng tôi là kiểm soát hiệu quả khu vực biên giới, đảm bảo khả năng cho các giám sát viên của OSCE trong việc giám sát và xác minh đầy đủ, và tất nhiên là cả sự tiến bộ thực sự đạt được trong vấn đề con tin. Những vấn đề trên là các vấn đề then chốt trong việc thực hiện ý tưởng về một lệnh ngừng bắn song phương", ông Klimkin cho biết trong một cuộc họp báo khi được đề nghị bình luận về kết quả của cuộc họp 4 bên vừa diễn ra ở thủ đô Berlin.
Ngoại trưởng Klimkin cho biết thêm, trong cuộc gặp 4 bên trên, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề cung cấp hàng viện trợ nhân đạo cho các khu vực miền đông Ukraine.
Các cuộc đàm phán diễn ra giữa Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Ukraine Pavlo Klimkin với mục đích tìm cách chấm dứt cuộc xung đột ở miền đông Ukraine. Cuộc họp này diễn ra hôm Chủ nhật (17/8) ở khách sạn Villa Borsig, thủ đô Berlin, Đức. Các cuộc đàm phán này có sự tham dự của Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và người đồng cấp Pháp Laurent Fabius. Theo Ngoại trưởng Steinmeier, các cuộc đàm phán diễn ra rất khó khăn nhưng tất cả các bên đã có gắng đạt được những tiến bộ nhất định trong một số điểm. Sau những cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Nga Lavrov đã tuyên bố, lệnh ngừng bắn phải được thực hiện một cách vô điều kiện, nhấn mạnh rằng Kiev luôn tìm cách đưa ra những điều kiện của riêng mình cho một lệnh ngừng bắn.
Kể từ hồi giữa tháng 4, Kiev đã tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm chống lại các khu vực đông nam của Ukraine. Đây là những nơi kiên quyết không thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền Kiev được dựng lên sau một cuộc đảo chính hồi tháng 2.
Nga liên tục lên án các hành động quân sự của Kiev và kêu gọi chính quyền này ngừng chiến dịch quân sự, thực thi lệnh ngừng bắn và ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho cuộc xung đột ở Ukraine.
Việc Kiev tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn với một số điều kiện nhất định được xem là một động thái khá bất ngờ bởi trước đó, chính quyền Ukraine liên tục bác bỏ khả năng ngừng bắn, ngay cả khi lực lượng ly khai lên tiếng đề nghị. Bất ngờ hơn khi đề nghị này được đưa ra trong thời điểm Kiev đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự nhằm vào lực lượng ly khai và họ đang đạt được những bước tiến trên chiến trường.
Tuy nhiên, với những điều kiện mà Kiev kèm theo, người ta khó hy vọng vào một lệnh ngừng bắn bởi rất khó để có thể xác định được thế nào là khi những điều kiện được đưa ra đã được đáp ứng.
Lực lượng ly khai tiếp tục "rắn" với Kiev
Về phần mình, lực lượng ly khai miền đông Ukraine không hề tỏ ra dấu hiệu nhún bước dù họ đang liên tiếp vấp phải thất bại trên chiến trường, bị bao vây ở các thành trì chính.
Thủ tướng nước cộng hoà tự xưng Donetsk - ông Alexander Zakharchenko hôm qua đã tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng, các cuộc đàm phán hoà giải giữa chính phủ Kiev và nước cộng hoà nhân dân tự xưng Donetsk ở miền đông Ukraine chỉ có thể được tiến hành nếu cả hai bên có tiếng nói ngang bằng, bình đẳng với nhau.
"Chúng tôi luôn luôn để ngỏ khả năng cho bất kỳ cuộc đàm phán nào. Chúng tôi đang chờ đợi những lời đề nghị nhưng chỉ là những đề nghị hợp lý chứ không phải là những đòi hỏi, yêu cầu về việc chúng tôi phải hạ vũ khí và phải đóng cửa biên giới. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra", lãnh đạo của Donetsk nhấn mạnh.
Theo ông Zakharchenko, các cuộc đàm phán nên được tổ chức "trên cơ sở bình đẳng giữa các đối tác bình đẳng với nhau". Điều đó có nghĩa là Kiev đầu tiên phải công nhận Donetsk là "một quốc gia thực sự". Lãnh đạo Donetsk nói thêm rằng, chính phủ Kiev chắc chắn sẽ thấy khó chấp nhận điều này.
"Chúng tôi phản đối chiến tranh và chúng tôi không muốn có thêm bất kỳ thương vong nào xảy ra cho dân thường", ông Alexander Zakharchenko cho hay.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng Klimkin nói về một lệnh ngừng bắn với điều kiện là sau khi Kiev giành được quyền kiếm soát các khu vực biên giới ở miền đông Ukraine và bảo đảm hoạt động cho phái đoàn giám sát của OSCE.
Lãnh đạo Đức, Ukraine bàn cách tháo gỡ căng thẳng
Trong một diễn biến có liên quan, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày hôm qua đã có cuộc điện đàm để bàn về cách tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Hai nhà lãnh đạo này đã đồng ý rằng bước tiếp theo để giải quyetes căng thẳng ở miền đông Ukraine là tiếp tục tiến hành một cuộc họp cấp cao với sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu (EU), một tuyên bố được đăng tải trên website của Tổng thống Poroshenko hôm nay (19/8) cho biết.
"Chúng tôi đã nhất trí với nhau rằng, tổ chức một cuộc họp cấp cao nên là bước tiếp theo trên con đường tháo gỡ cuộc khủng hoảng hiện nay... Chúng tôi đã thảo luận về những cuộc đàm phán tiếp theo nhằm giải quyết tình hình ở Donbas với sự giúp đỡ của EU", tuyên bố trên cho hay.
Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin thông báo, nữ Thủ tướng Đức Merkel dự kiến sẽ đến thăm Ukraine vào thứ Bảy tuần này (23/8). Theo lời ông Klimkin, chuyến thăm trên rõ ràng "thể hiện sự ủng hộ cá nhân của Thủ tướng" đối với chính phủ Ukraine và với các hành động của chính quyền này ở miền đông Ukraine.
Theo_VnMedia
Bà Merkel tới Trung Quốc, lo ngại về tình báo Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua đã tới Thành Đô trong chuyến thăm Trung Quốc ba ngày. Ngay trước thềm chuyến thăm, người đứng đầu Cơ quan tình báo nội địa Đức BfV Hans-Georg Maasen đã đưa ra lời cảnh báo các công ty của Đức đang đối mặt với nguy cơ ngày càng tăng từ tình báo công nghiệp của Trung...