Thứ từng “thất sủng” bỗng thành hàng hiếm, 4 triệu/kg đặt trước mới có
Những thứ này trước đây không ai để ý nhưng gần đây lại “hot”, giá cả đắt đỏ.
Từ trước tới nay người ta chỉ quan tâm đến phần gạo, còn phần cám luôn được coi là phế phẩm được dùng làm thức ăn cho lợn, gà, trâu bò. Vì thế, nhiều gia đình ở quê còn đem cho đi vì nhà không nuôi con vật nào, hoặc có bán thì giá cũng rẻ bèo, chỉ vài nghìn đến vài chục nghìn một cân.
Trong văn học, hình ảnh nồi cám gạo cũng xuất hiện nhưng chỉ dành cho người nghèo, những nhà không có điều kiện, không có cơm ăn thì nấu cám gạo để cầm cự qua ngày.
Cám gạo trước đây cho lợn ăn, nay được bán với giá đắt đỏ
Thế nhưng, thời gian gần đây, cám gạo bất ngờ được giới nhà giàu đặt mua với giá “chát”. Và thay vì làm thức ăn cho gia súc như thời “ông bà” thì giờ họ mua về để ăn nhằm bồi bổ cho sức khỏe.
Được biết, giá của cám gạo lên tới 4 triệu đồng/kg. Để mua được thứ “đặc sản” này, nhiều người phải đặt cọc tiền, hẹn trước cả tuần mới có hàng.
Đây là loại cám gạo hữu cơ, đã trải qua nhiều công đoạn mới đến tay người dùng. Theo người bán, 1 tấn cám gạo thông thường mới làm ra được 10kg cám gạo hữu cơ. Vì thế, giá cả đắt đỏ là chuyện đương nhiên. Và người dùng chỉ cần mua cám gạo về pha nước là có thể dùng được luôn.
Na bở
Trước đây, na bở không ai mua nên người dân không mang ra chợ bán loại quả này, hoặc nếu có được bán ở chợ thì cũng thường xuyên rơi vào ế ẩm.
Chị Tân (quê ở Vĩnh Phúc) cho biết na bở nứt khi chín, dễ bị dập nát, hỏng, khó bảo quản khi vận chuyển. Hơn nữa, cây na bở cũng cho năng suất thấp nên người dân chặt bỏ hết để thay thế bằng loại na dai có vị ngọt đậm, múi dai và ít hạt.
Thế nhưng, vài năm gần đây, na dai bỗng “lên ngôi”, được các chị em lùng sục tìm mua khắp các chợ.
Video đang HOT
Theo khảo sát của PV, nếu na dai có giá 25.000-35.000 đồng/kg thì na bở có giá cao gấp nhiều lần, từ 150.00-200.000 đồng/kg. “Na bở chín nhanh, khó vận chuyển nhưng rất nhiều người lùng mua dù phải bỏ ra số tiền không nhỏ, thậm chí còn đắt hơn hoa quả nhập khẩu. Vì thế, năm nay tôi đã tìm mối nhập na bở ở Lạng Sơn về bán nhưng cũng không có nhiều, hàng về đến đâu hết đến đó. Chị em nào muốn chắc chắn thì phải đặt tiền trước”, chị Lan – người bán na bở trên chợ mạng chia sẻ.
Bà Trà (ở Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ na dai đang vào mua bán đầy chợ nhưng cả nhà bà ai cũng thích na bở vì nó không ngọt sắc. “Hôm vừa rồi đi chợ, tôi mua 3 qua na bở 150.000 đồng, dù biết đắt nhưng vẫn cố mua vì nhà ai cũng thèm na bở”, bà Trà bày tỏ.
Cũng có sở thích ăn na bở, chị Dương (Cầu Giầy, Hà Nội) cho biết trước đây khu chợ ở gần nhà chị bán na bở la liệt, giá chỉ 20.000 đồng/kg. Giờ đây, giá đã đội lên 160.000 đồng/kg nhưng cũng không có để mua. “Tôi phải đặt trước vài ngày cho chỗ bán hoa quả quen mới mua được 1 ít na bở”, chị Dương cho hay.
Lý giải nguyên nhân na bở bỗng trở thành hàng hiếm, một chủ vườn ở Lạng Sơn cho biết trước đây người dân trồng nhiều na bở với na dai, nhưng do nhu cầu về na bở không cao nên chủ vườn chặt hết, chuyển sang trồng na dai. Gần đây, thương lại tìm mua na bở nhiều nhưng hàng rất hiếm bởi ít nhà còn giữ lại cây na bở.
Tóp mỡ
Ngày xưa tóp mỡ là thứ bỏ đi thì ngày nay, khi mọi thứ đủ đầy, tóp mơ lại trở thành “cao lương mỹ vị” với giá vô cùng đắt đỏ.
Theo đó, xưa mọi thứ còn khan hiếm và khó khăn, người dân mua lá mỡ lợn về rán để lấy mỡ xào, rán, còn phần top mỡ thì rang mắm, hoặc cho chó mèo ăn.
Thế nhưng, mấy năm trở lại đây, top mỡ đã trở thành “đặc sản” ở thành phố và được nhiều người tìm mua, thậm chí chi cả nửa triệu/kg để có được món ăn này.
Trên thị trường, tóp mỡ được bán với nhiều loại như tóp mỡ rim tỏi, tóp mỡ chua ngọt. Tóp mỡ rim tỏi được bày bán theo từng túi, loại 100gr, 200gr, 500gr với giá bán lẻ 95 nghìn/ túi 250gr, giá sỉ 5 túi trở lên giá 70 nghìn/túi 250gr.
Chị Trang (tiểu thương bán hàng trên chợ mạng) cho biết tóp mỡ nhà chị ra mẻ nào hết mẻ ấy. Tóp mỡ này trung hòa được độ béo với tỷ lệ 50:50 nên ăn không có cảm giác ngấy. Hơn nữa, nó được trộn với nhiều gia vị nên rất vừa miệng. Ngoài ăn trực tiếp, tóp mỡ có thể chưng với cà chua, trộn gỏi…. Thậm chí, nhiều người còn mua tặng người thân, bạn bè khi đi du lịch.
“Khách mua tóp mỡ thường từ 5kg trở lên. Có những khách đặt mua 2-3kg về ăn dần hoặc về rim mắm tỏi. Ngoài bán lẻ, tôi còn bán sỉ cho nhà hàng, quán nhậu nên số lượng bán được khá nhiều”, chị Trang cho biết thêm.
Cùi bưởi
Bưởi là loại quả đặc sản của Việt Nam, được trồng khắp mọi nơi, giá từ 30-80 nghìn đồng/kg tùy loại và tùy kích thước.
Từ trước tới nay, người ta chỉ quan tâm đến múi bưởi, còn vỏ bưởi là thứ bỏ đi. Thế nhưng, những năm gần đây, ngoài ăn múi bưởi, thì vỏ bưởi cũng được chế biến thành những đặc sản vô cùng đắt đỏ, ví dụ như mứt vỏ bưởi từ 600.000-650.000 đồng/kg.
Ngoài ra, vào mùa hè, nhu cầu ăn chè giải nhiệt tăng cao, và chè bưởi cũng bán rất chạy hàng. Do đó, nhà vườn đã gom vỏ bưởi để bán với giá đắt. Cụ thể, cùi bưởi sên sẵn hiện có giá là 120.000 đồng/kg, cùi bưởi vắt khô giá 100.000 đồng/kg. Đắt đỏ nhất là loại cùi bưởi sấy khô được bán với giá lên tới 650.000 đồng/kg…
Người bán phải đi gom vỏ bưởi khắp nơi về làm cho kịp số lượng trả khách còn người mua lại luôn phải đợi mới lấy được.
Lý giải nguyên nhân chị em Hà thành lùng mua thứ na "thất sủng" với giá cao ngất ngưởng
Sau thời gian dài bị "ghẻ lạnh" bởi cho rằng là loại na có giá trị kinh tế thấp, dễ dập nát và không ngon như na dai, gần đây, na bở bỗng trở thành hàng hiếm được nhiều người lùng sục tìm mua khắp các chợ.
Nếu như na dai hiện tại đang được bán với giá chỉ 30-50.000 đồng/kg thì na bở có giá cao gấp nhiều lần, từ 150-200.000 đồng/kg.
Dù bỏ ra số tiền gấp 5 lần na dai để mua 1kg na bở nhưng chị Lê Thị Tân (trú tại Mỹ Đình, Hà Nội) vẫn không giấu nổi vẻ vui mừng.
"Đi chợ thấy nhiều người bán na nhưng tôi hỏi hàng nào cũng không có loại na bở quen thuộc ngày xưa tôi vẫn được ăn. May quá lên chợ mạng tìm thử thì thấy có người bán với giá 190.000 đồng/kg loại 3 quả/kg, cả tiền ship nữa là 220.000 đồng/kg", chị Tân chia sẻ.
Loại na bở được nhiều người tìm mua dù đắt gấp 5 lần na dai.
Theo chị Tân, quê chị ở Vĩnh Phúc, trước đây nhà nào cũng trồng 1-2 cây na bở ở góc vườn nhưng dần dần người dân chặt bỏ hết để thay thế bằng loại na dai có vị ngọt đậm, múi dai và ít hạt. Đến nay, loại na bở này dần dần trở nên khan hiếm, muốn ăn phải tìm mua với giá cao.
"Tôi nhớ cứ đầu tháng 8, khi những quả na bắt đầu già và nở to mắt sẽ được mẹ hái xuống rồi vùi trong hòm lúa 1-2 ngày là chín. Bởi na bở chín rất nhanh, vừa hôm trước trên cây còn xanh, hôm sau đã bị chim hoặc dơi ăn mất 1 góc, lấy xuống thì quả na mềm oặt, nát hết nên phải hái xanh", chị Tân cho hay.
Rất khó để mua na bở tại các chợ dân sinh bởi số lượng na bở được trồng không nhiều.
Được một người bạn từ Hải Phòng mua cho 3 quả na bở, chị Nguyễn Minh Huệ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã "phải lòng" loại quả này ngay khi nếm thử. Vì muốn ăn nhưng lại khó tìm mua tại Hà Nội nên chị đã lùng mua na bở tại vườn rồi bán online để nhiều người được thưởng thức loại quả đặc biệt này.
"Khoảng cuối tháng 7, đầu tháng 8 tôi lại lấy na bở về bán với giá 200.000 đồng/kg. Na bở nhanh chín, khó vận chuyển lại hiếm nhưng rất nhiều người lùng mua bằng được dù phải bỏ ra số tiền không nhỏ, thậm chí đắt hơn cả hoa quả nhập khẩu", chị Huệ nói.
Chia sẻ sở thích đặc biệt này, chị Huệ cho rằng na bở có hương vị rất đặc biệt nên ăn 1 lần là nhớ mãi. "Loại Na này có vị ngọt thanh chứ không ngọt đậm như na dai nên khi ăn không có cảm giác ngán mà như từng múi na tan ra trong miệng, hơn nữa còn có mùi thơm rất đặc trưng".
Na bở nhanh chín, dễ nát nhưng có vị ngọt tự nhiên, thơm ngon đặc trưng.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc HTX nông nghiệp Liên Khê (Thủy Nguyên, Hải Phòng), trước đây na bở được các hộ dân trồng xen trong vườn tạp, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây người dân tiến hành trồng chuyên canh 1 loại là na bở.
Ông Hùng cho hay, trước năm 2017 khách ở Hà Nội ít ăn na bở. Na được thu hoạch chỉ phục vụ khách hàng ở trong tỉnh và một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh. Giá thương lái thu mua cũng rẻ hơn cả na dai vì thương lái mang lên Hà Nội bán nhiều khi phải mang về vì không ai mua lại nhanh chín.
Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây, nhờ áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc theo phương thức VietGap chuẩn an toàn từ khâu trồng, bón phân, tỉa cành, thụ phấn, chăm sóc... kết hợp với kế hoạch giới thiệu, quảng bá sản phẩm nên cây na bở cho năng suất cao, chất lượng tốt và được người tiêu dùng yêu thích.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cùng với khâu quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt nên na bở Liên Khê có năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
"Loại na bở sáng mã, có trọng lượng từ 4 quả/kg trở lên là đạt kích cỡ sẽ được dán tem truy xuất nguồn gốc, bán buôn với giá 120.000 đồng/kg cho một số hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch. Còn lại những quả na không đạt kích cỡ sẽ không được dán tem, thương lái chỉ thu mua với giá 70-80.000 đồng/kg rồi bán online hoặc bán lẻ tại một số chợ", ông Hùng cho hay.
Cũng theo ông Hùng, tại Liên Khê hiện có khoảng 1/3 hộ dân tham gia trồng na bở với diện tích trên 100ha, 100% na bở được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Hiện tại, những gốc na từ 5-6 năm tuổi trở lên sẽ cho năng suất khoảng 9 tấn quả/ha, cho lợi nhuận trên 500 triệu đồng.
Điểm qua 4 địa chỉ bán na bở chuẩn tại Hà Nội, mặt hàng "thất sủng" đang thành của hiếm của giới chị em Đang vào mùa na, nhiều người lại đi "săn" na bở vì đây là mặt hàng "quý hiếm" với số lượng rất ít, gần như không có để bán. Cùng điểm qua 4 địa chỉ tại Hà Nội đang bán na bở chuẩn để chị em nhanh tay mua ngay về thưởng thức nhé. Ai sinh ra và lớn lên ở khu vực...