Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: Tinh thần đổi mới GD đã đến với giáo viên, học sinh
Ngày 25/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác dạy học lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và chuẩn bị triển khai Chương trình đối với lớp 2, lớp 6 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc.
Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và giáo viên
Đoàn đã dự giờ, kiểm tra thực tế hoạt động dạy học tại Trường Tiểu học Hoàng Diệu và THCS Thăng Long, thuộc quận Ba Đình.
Báo cáo đoàn công tác, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu Nguyễn Điệp Anh cho biết: Giáo viên được lựa chọn đứng lớp học đầu tiên thực hiện chương trình mới là người có năng lực chuyên môn, trách nhiệm, tích cực đổi mới sáng tạo. Nhà trường đã kịp thời bổ sung điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bố trí phòng học đảm bảo tiêu chuẩn, thuận lợi cho dạy học 2 buổi/ngày…
Sau hơn 1 học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, chất lượng dạy học lớp 1 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh cơ bản đã đọc, viết, tính toán tốt; tự chủ, tự tin hơn trong giao tiếp và tích cực tham gia hoạt động giáo dục cùng thầy cô…
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ dự giờ tại Trường Tiểu học Hoàng Diệu.
Chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới năm học 2021-2022, Trường Tiểu học Hoàng Diệu đã xây dựng kế hoạch cụ thể; tiếp tục rà soát và gửi danh sách giáo viên (ưu tiên giáo viên dự kiến dạy khối lớp 2) tham gia các mô đun bồi dưỡng và dự các lớp tập huấn, chuyên đề của các cấp. Trường tổ chức cho các tổ chuyên môn đọc và nghiên cứu 3 bộ SGK thuộc các danh mục được phê duyệt để tổng hợp đề xuất lên phòng GD&ĐT…
Còn hiệu trưởng Trường THCS Thăng Long Nguyễn Thanh Hà cho biết: Chuẩn bị triển khai chương trình, SGK lớp 6, nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, dự báo những thuận lợi, khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện chương trình. Trong năm 2020, cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán đã hoàn thành chương trình tập huấn mô đun 1,2,3. Trường chủ động thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
Bà Nguyễn Thanh Hà đề nghị thành phố sớm công bố kết quả chọn SGK để các nhà trường chủ động tập huấn giáo viên, tiếp tục bồi dưỡng giáo viên ở các mô đun tiếp theo; tổ chức tập huấn SGK mới trong thời gian sớm nhất để nhà trường tổ chức dạy thử nghiệm trước khi bước vào năm học mới. UBND quận sớm phê duyệt kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy học bổ sung cho chương trình lớp 6 mới…
Thông tin tới đoàn công tác, ông Lê Đức Thuận- Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết: Triển khai chương trình mới với lớp 1, quận đã rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy lớp 1, tổ chức tập huấn đầy đủ cho giáo viên; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tổ chức thực hiện nghiêm túc các qui định đánh giá học sinh tiểu học…
Video đang HOT
Ngành GD Ba Đình đề nghị Bộ, Sở GD&ĐT sớm có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán để phòng GD&ĐT có kế hoạch bồi dưỡng đại trà; quan tâm tháo gỡ khó khăn về thiếu giáo viên ngoại ngữ, tin học, kế toán trường học, nhân viên y tế trường học…
Bà Hoàng Thị Minh Hương- Phó Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ: Mặc dù lúc đầu mới triển khai có khó khăn, song các nhà trường đã nhanh chóng khắc phục, triển khai dạy và học đạt kết quả nhất định, tạo sự tin tưởng trong cha mẹ học sinh…
Về tài liệu giáo dục địa phương, ngành GD tham mưu thành phố ban hành kế hoạch tổ chức biên soạn, thành lập hội đồng biên soạn. Tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học hiện đã tổ chức dạy thử 2 bài ở 5 đơn vị thuộc các quận, huyện khác nhau…
Cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Phạm Thị Diễm cho biết: Những kết quả bước đầu có được từ việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1 là bởi sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị quận. Xác định nâng tầm giáo dục trong sự phát triển chung của quận, Ba Đình đã dành 40% ngân sách đầu tư cho giáo dục, tập trung cho việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo trường, lớp học và các nội dung liên quan đến GD-ĐT…
Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Phạm Thị Diễm phát biểu tại cuộc làm việc.
Bên cạnh quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ, tập trung bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Ba Đình còn yêu cầu các nhà trường chú trọng hướng dẫn kỹ năng sống cho học sinh, tạo cho các em tâm thế thích nghi tích cực với chương trình mới và xu thế hiện nay…
Đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả bước đầu ngành Giáo dục Hà Nội, trong đó có giáo dục Ba Đình đã đạt được trong quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 và chuẩn bị cho lớp 2, lớp 6, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: Thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội với việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT nhận thức đây là một nhiệm vụ quan trọng. Theo tinh thần của Nghị quyết 88, người hưởng lợi là học sinh. Việc dạy học không phải truyền thụ kiến thức mà hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh. Qua dự giờ các lớp học, Bộ thấy được tinh thần đổi mới này đã đến với mỗi giáo viên, hướng đến học sinh nên việc triển khai đã đem lại những hiệu quả rõ rệt…
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị, Hà Nội cần tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung. Trong đó, vấn đề cần chú trọng là thống nhất đổi mới từ nhận thức đến hành động về chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đội ngũ cán bộ quản lý, hiệu trưởng phải nắm chắc chương trình tổng thể về: quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện triển khai chương trình… để triển khai đúng định hướng tại đơn vị. Vì vậy, việc bồi dưỡng, tập huấn cho CBQL, GV cần được quan tâm đẩy đủ để tất cả hệ thống chính trị, cán bộ quản lý cùng vào cuộc một cách đồng bộ chứ không phải chỉ có giáo viên tiếp cận với đổi mới.
Ngành GD Hà Nội tiếp tục chỉ đạo triển khai có hiệu quả chương trình lớp 1, vừa làm vừa đánh giá, tổng kết, rút ra được những kinh nghiệm để chủ động khi đón nhận chương trình, SGK lớp 2, lớp 6.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý: Việc xây dựng đội ngũ giáo viên rất quan trọng khi triển khai các chương trình giáo dục nhà trường, chương trình-SGK mới. Đội ngũ giáo viên cần đảm bảo được 3 yêu cầu về: số lượng, cơ cấu, chất lượng – trong đó quan trọng nhất là chất lượng. Thành phố cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng để có được đội ngũ GV, nhất là GV đảm nhận dạy theo chương trình mới vững vàng chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết trách nhiệm với nghề. Đồng thời, các đơn vị, nhà trường cần chuẩn bị cho giáo viên tâm thể sẵn sàng đổi mới, tạo động lực cho giáo viên phát huy năng lực sáng tạo trong dạy học và tổ chức các hoạt động.
Dạy-học theo chương trình, lớp 1 sách này lớp 2 sách khác không ảnh hưởng gì
Khác với năm trước, từ năm 2021, quyết định lựa chọn sách thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ngày 10/3 Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ và đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tới kiểm tra công tác dạy học lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới và chuẩn bị triển khai chương trình đối với lớp 2, lớp 6 tại tỉnh Tuyên Quang.
Tại địa phương, đoàn đã dự giờ, kiểm tra thực tế hoạt động dạy học tại 2 trường tiểu học và Trung học cơ sở của huyện Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang.
Làm việc với Hiệu trưởng các trường Tiểu học, Trung học của hai địa bàn, đoàn đã trao đổi, làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, giải đáp và hướng dẫn nhà trường giải quyết những vấn đề còn vướng mắc.
Về công tác chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2, lớp 6, báo cáo đoàn công tác, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vũ Đình Hưng cho biết, các trường học của Tuyên Quang đã bố trí đội ngũ giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 năm 2021-2022 và tiến hành tập huấn.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã bố trí kinh phí để thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6. Tài liệu giáo dục địa phương cho hai lớp học này đang được biên soạn và dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2021 để Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, kịp thời gian áp dụng cho năm học mới.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tại tỉnh Tuyên Quang (ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Đối với việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành và kiện toàn các văn bản theo Thông tư 25 Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Công tác giới thiệu và tập huấn sử dụng sách giáo khoa đang được Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các nhà xuất bản thực hiện.
Hiện nay, giáo viên, tổ chuyên môn của các trường phổ thông Tuyên Quang đang nghiên cứu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6, để đề xuất danh mục trường mong muốn lựa chọn, phục vụ công tác tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của Ủy ban nhân dân tỉnh.
"Theo hướng dẫn tổ chức lựa chọn sách giáo khoa trong công văn số 873 mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 05/3/2021, chúng tôi đã chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông hướng dẫn giáo viên nghiên cứu, đánh giá các bản mẫu sách giáo khoa để đề xuất với tổ chuyên môn lựa chọn theo quy định.
Mỗi giáo viên theo đó sẽ có bản nhận xét chi tiết cái được, chưa được của từng sách giáo khoa trong môn học thuộc chuyên môn phụ trách. Các nhà trường khi đề xuất danh mục sách giáo khoa cũng phải lý giải rõ vì sao sách đó phù hợp với điều kiện thực hiện của nhà trường, địa phương", Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang nói.
Trước băn khoăn về việc Ủy ban nhân dân tỉnh có thể lựa chọn danh mục sách giáo khoa khác danh mục nhà trường đã sử dụng trong năm học trước, Tiến sĩ Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thay đổi căn bản là dạy học theo chương trình chứ không phải theo sách giáo khoa như trước đây. Chương trình mới đặt ra yêu cầu cần đạt cho từng lớp học. Các lớp trên sẽ học theo ngữ liệu hoàn toàn mới và tiếp cận một chuẩn đầu ra - yêu cầu cần đạt mới.
"Theo nguyên lý quản lý chương trình về mặt chuyên môn thì lớp 1 học sinh học sách giáo khoa này, lên lớp 2 học sách giáo khoa khác, vẫn không ảnh hưởng gì. Bản thân giáo viên khi dạy sách giáo khoa mà nhà trường lựa chọn, vẫn có quyền sử dụng sách giáo khoa của nhiều bộ khác để xây dựng thành kế hoạch bài giảng riêng, phù hợp với học sinh", Vụ trưởng Thái Văn Tài nói.
Lãnh đạo Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 với 32 đầu sách của 9 môn học/hoạt động giáo dục, thuộc 3 bộ sách giáo khoa do các đơn vị xuất bản biên soạn.
Căn cứ trên danh mục phê duyệt này, các địa phương tiến hành lựa chọn sách giáo khoa. Riêng sách giáo khoa lớp 1, năm học 2021-2022, các đơn vị xuất bản vẫn tái bản đầy đủ 5 bộ sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để địa phương lựa chọn sử dụng.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác lựa chọn sách giáo khoa, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay, khác với năm trước là từng nhà trường được quyền quyết định danh mục sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục của mình; từ năm 2021, quyết định lựa chọn sách thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Dù thay đổi thẩm quyền quyết định nhưng Thứ trưởng nhấn mạnh, từng nhà trường, giáo viên vẫn phát huy được vai trò, chính kiến trong hoạt động lựa chọn sách giáo khoa. Thông tư 25 Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và văn bản 873 đã hướng dẫn cụ thể nhiệm vụ của giáo viên, cơ sở giáo dục phổ thông trong quy trình lựa chọn sách.
Đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả bước đầu ngành giáo dục Tuyên Quang đã đạt được trong quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 và chuẩn bị cho lớp 2, lớp 6, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ đề nghị tỉnh tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung.
Trong đó, vấn đề cần quan tâm đầu tiên là tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông cho cả hệ thống chính trị, từ lãnh đạo địa phương, Sở/ngành, cơ sở giáo dục phổ thông, đến từng cán bộ, viên chức, giáo viên...
Bởi lẽ, đổi mới chương trình, sách giáo khoa là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, cần sự chung tay thực hiện của cả hệ thống chính trị, các Bộ, ngành, địa phương, mới có thể đi đến thành công.
Trong công tác chuẩn bị đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị phải đảm bảo "3 đủ" là: số lượng, cơ cấu, chất lượng. "Tuyên Quang hiện thiếu khoảng 4.000 giáo viên nhưng vẫn cần ưu tiên bố trí đủ số lượng và đảm bảo chất lượng đội ngũ tốt nhất cho việc dạy học lớp 6.
Giáo viên phải nắm chắc chương trình, được tập huấn bài bản, kỹ lưỡng về những điểm mới trong nội dung, mục tiêu, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cán bộ quản lý từ bây giờ phải nắm trong tay danh sách giáo viên dạy lớp 2, lớp 6 năm học và quán triệt, động viên thầy cô thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời nhấn mạnh yêu cầu các Hiệu trưởng trường phổ thông, cán bộ quản lý cấp Sở/Phòng phải nắm chắc chương trình, các yêu cầu của đổi mới, để không trở thành rào cản cho giáo viên.
Một trong những thay đổi căn bản của chương trình giáo dục phổ thông 2018 so với chương trình hiện hành là cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường riêng, thay vì "đồng phục" cả nước như phân phối chương trình hiện hành. Công văn 4612 (năm 2017) và công văn 5512 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2020 đã hướng dẫn cụ thể việc xây dựng kế hoạch giáo dục này. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị các nhà trường nghiên cứu kỹ lưỡng để thực hiện hiệu quả.
Song song với các công tác chuyên môn của ngành Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị tỉnh Tuyên Quang tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cao cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, cũng như hướng tới việc công nhận trường chuẩn quốc gia. Các hoạt động dạy học trong thời gian hiện nay cần được tiếp tục thực hiện trên tinh thần đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
"Tôi muốn nghe ý kiến, sự tâm đắc và những trở ngại các thầy cô gặp phải" Ngày 18/3, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Bình Chánh, TP.HCM về việc triển khai thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ thăm và dự giờ tại Trường Tiểu học Phong Phú 2, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Đi...