Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình
Bộ Chính trị có Quyết định điều động, phân công, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình (nhiệm kỳ 2015-2020) đối với ông Vũ Đại Thắng – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nhận quyết định điều động phân công, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình (nhiệm kỳ 2015-2020)
Sáng 5/8, tại Tỉnh ủy Quảng Bình, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư Trung ương Đảng – Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc thôi tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ, thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình (nhiệm kỳ 2015-2020) đối với ông Hoàng Đăng Quang để điều động, phân công giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Video đang HOT
Đồng thời, công bố Quyết định của Bộ Chính trị điều động, phân công, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình (nhiệm kỳ 2015-2020) đối với ông Vũ Đại Thắng – Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT..
Ông Vũ Đại Thắng, sinh năm 1975 tại Hà Nội, có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ Quan hệ Quốc tế (Đại học WASEDA Nhật Bản).
Ông Thắng từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ KH&ĐT); Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhiệm kỳ 2010-2015. Năm 2016, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Tháng 3/2018, ông được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ KH&ĐT. Trong thời gian này, ông giúp Bộ trưởng theo dõi và chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Tổng hợp chung về kinh tế đối ngoại, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi; đầu tư nước ngoài; sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; quản lý đấu thầu; đăng ký kinh doanh và phụ trách theo dõi vùng Bắc Trung Bộ.
Cũng trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Thứ trưởng tại Bộ KH&Đ, ông Thắng đã chủ trì xây dựng dự thảo Báo cáo Tổng kết 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
Ông cũng là người chủ trì soạn thảo, xây dựng Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 vừa qua.
Việt Nam thu hút có chọn lọc dòng vốn đầu tư nước ngoài
Ngày 23/7, Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Tổ trưởng Tổ công tác.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Hải Minh.
Chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, Việt Nam đang được xác định là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn với những lợi thế cạnh tranh sẵn có, cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư và vị thế trên trường quốc tế ngày càng tăng, cùng với những biện pháp phòng chống Covid-19 tích cực và hiệu quả.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là thời điểm thuận lợi cho Việt Nam để thu hút có chọn lọc dòng vốn đầu tư nước ngoài mới phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, song cũng cần nhận diện rõ, xử lý các thách thức khách quan và chủ quan trong hợp tác đầu tư nước ngoài và cần có những hành động và giải pháp đột phá để kịp thời thu hút dòng vốn.
Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành thành viên Tổ công tác và các địa phương đã tích cực và chủ động nghiên cứu, đề xuất giải pháp và trao đổi, phối hợp, thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các dự án có chất lượng vào Việt Nam.
Phó Thủ tướng yêu cầu Tổ công tác cần khẩn trương, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng giao, trong đó lưu ý việc thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài cần hướng tới có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Trong quá trình đó, cần đặc biệt lưu ý coi trọng phát triển doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác của Việt Nam, có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Tổ công tác đã thống nhất kế hoạch triển khai trong các tháng cuối năm 2020, trong đó tập trung vào 3 nhóm hoạt động chính: Xúc tiến đầu tư; tham mưu, đề xuất chính sách; truyền thông, quảng bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
Dịch COVID-19: Ảnh hưởng và triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam Sáng 23/7, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNWOMEN) phối hợp với Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo "Dịch COVID-19: Ảnh hưởng và triển...