Y tế TP HCM có gì để đối đầu làn sóng Covid-19 thứ hai?
47 bệnh viện có khu cách ly, năng lực xét nghiệm 12.000 mẫu mỗi ngày, ít nhất 43.000 nhân viên y tế công của TP HCM, sẵn sàng đối phó nguy cơ dịch lan rộng.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, hiện “thành phố vẫn an toàn”, nhưng nguy cơ “vỡ trận” hoàn toàn có thể xảy ra nếu không kiểm soát tốt người nhập cảnh và nhập cảnh trái phép. Do đó, thành phố cần tiếp tục và gắt gao hơn nữa tập trung kiểm soát nguồn lây từ nhóm này.
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân trong buổi họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày 3/8. Ảnh TTBC TP HCM
Ngày 25/7, khi Đà Nẵng xuất hiện ca nhiễm nCoV 416, các biện pháp như khai báo y tế với người về từ Đà Nẵng từ ngày 1/7 trở thành bắt buộc. Tất cả được yêu cầu tự cách ly tại nhà 14 ngày, hạn chế tiếp xúc. Họ được lấy mẫu dịch mũi, họng xét nghiệm nCoV ít nhất 2 lần. Mọi F1 và người từng đến ba bệnh viện Đà Nẵng, bệnh viện C, bệnh viện Chấn thương chỉnh hình được đưa đi cách ly tập trung, theo dõi sát sao.
Các thành viên tổ bay quốc tế, các lao động, chuyên gia nước ngoài và công dân Việt Nam về từ nước ngoài được giám sát y tế, lấy mẫu xét nghiệm 100%.
Ngành y tế huy phối hợp với ban ngành liên quan “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, giám sát trên diện rộng cộng đồng dân cư để không bỏ sót bất cứ nguồn lây hay ca nghi nhiễm nào. Các cơ sở bán lẻ thuốc phải ghi lại thông tin của người có dấu hiệu cảm cúm, sốt, ho khi tư vấn bán thuốc, hỗ trợ họ khai báo y tế trực tuyến.
Sở Y tế cũng đã yêu cầu mỗi bệnh viện đa khoa thành phố, bệnh viện quận huyện và Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành lập hai đội cơ động phản ứng nhanh. Cùng với 24 đội của 24 quận huyện, sẵn sàng phản ứng nhanh hỗ trợ chuyên môn khi được điều động.
Về cơ sở vật chất, thành phố có 47 bệnh viện công lập và tư nhân có khu cách ly, sẵn sàng tiếp nhận, khám sàng lọc, và thu dung điều trị người nhiễm nCoV. Chưa kể đến các bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành đóng trên địa bàn.
Toàn thành phố có hơn 30 khu cách ly tập trung, trải đều khắp 24 quận, huyện. Trường hợp khẩn cấp sẽ mở rộng cơ sở cách ly tại các đơn vị quân đội.
Đặc biệt, TP HCM có 5 bệnh viện chuyên điều trị Covid-19 với đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại. Gồm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện dã chiến Củ Chi, bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ, Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Nhi đồng 2 (nếu người nhiễm là trẻ em). Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Ung bướu cơ sở hai được trưng dụng khi số ca nặng tăng cao.
Về nhân lực, riêng các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đã có trên 43.000 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Hồi tháng 3, UBND thành phố đã từng chỉ đạo cán bộ, nhân viên y tế không được rời thành phố, sẵn sàng chờ lệnh điều động chống dịch.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo: “Sở Y tế phải sắp xếp nhân sự hợp lý, duy trì đội ngũ bác sĩ luân phiên để không quá tải, kiệt sức”.
Năng lực xét nghiệm nCoV được duy trì và tăng tốc. Hiện nay ở TP HCM đã có 13 đơn vị đã được xét nghiệm khẳng định nCoV. Gồm Viện Pasteur, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân y 175, Bệnh viện Quân y 7A, Chi cục thú y vùng 6, Chi cục thú y vùng 7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Bệnh viện FV. Công suất tối đa dự kiến là 12.000 xét nghiệm mỗi ngày.
Ngoài ra, Sở Y tế mới rà soát thêm có 8 bệnh viện địa phương khác đủ năng lực xét nghiệm khẳng định nCoV, gồm Bệnh viện Truyền máu huyết học, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện quận Thủ Đức và Bệnh viện quận 2.
Ngay bây giờ, khi thành phố có 8 ca bệnh, ngành y tế đã lên sẵn kịch bản ứng phó tình huống 50 người nhiễm nCoV. Theo tính toán của Bí thư Thành ủy, mỗi ca nhiễm cần cách ly 280 người. Do đó, 14.000 giường cách ly phải được chuẩn bị. Nếu thành phố có 50 người nhiễm, ngành y tế phải có phương án cho trường hợp số ca nhiễm lên 100 người, để không rơi vào thế bị động.
Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy cho biết, làn sóng Covid-19 này rất phức tạp nhưng TP HCM có kinh nghiệm chống dịch.
“Đợt dịch lần trước đạt đỉnh với 42 bệnh nhân, thành phố vẫn kiểm soát tốt và khống chế về 0. Không nhân viên y tế nào lây nhiễm, không có bệnh nhân tử vong dù bệnh nhân 91 rất nặng”, ông Nhân nói.
Hai bệnh nhân Quảng Nam vừa công bố mắc COVID-19 di chuyển liên tục, tiếp xúc nhiều người
Hai bệnh nhân ở Quảng Nam vừa công bố mắc COVID-19 có lịch trình di chuyển dày đặc, tiếp xúc nhiều người
Lực lượng y tế Quảng Nam lấy mẫu xét nghiệm cho người dân
Cách ly một khu phố liên quan ca nghi nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Lạng Sơn
Sáng 5/8, Quảng Nam ghi nhận thêm 2 ca dương tính với SARS-Cov-2. Sở Y tế thông tin về lịch trình di chuyển cụ thể của 2 bệnh nhân này
- Bệnh nhân 671 là nam, SN 1987, ở thôn Phú Nham, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam
- Ngày 10/7 trở về trước, làm thợ hồ tại địa phương và không đi đâu;
- Ngày 11/7 bị tai biến nên được chuyển xuống khoa Cấp cứu - TTYT Duy Xuyên. Từ TTYT Duy Xuyên BN chuyển ra BV ĐKKV Quảng Nam sau đó chuyển ra khoa Cấp cứu - BV Đà Nẵng, 11 giờ chuyển vào khoa Hồi sức (có anh rể P.V.Q và mẹ ruột là bà T.T.N đi cùng); đến 16 giờ cùng ngày BN được chuyển lên phòng 309 - khoa Ngoại - Thần kinh;
- Ngày 12-15/7 BN ở tại P hòng 309 - Khoa Ngoại - Thần kinh - BV Đà Nẵng; không đi đâu, tiếp xúc với ba ruột (ông N.V.L, đã cách ly tập trung từ ngày 01/8) và em ruột (N.V.G, đã cách ly tập trung từ ngày 1/8);
Trong ngày 13/7 BN có em ruột (N.T.H - nhân viên văn phòng Công ty HITECH - Duy Xuyên) và người thân (không rõ tên) đến thăm;
- Ngày 16/7: buổi sáng BN ở tại Khoa Ngoại - Thần kinh, đến 16 giờ chuyển lên khoa Mổ;
- Ngày 17/7 BN chuyển vào Khoa Hồi sức (không tiếp xúc với ai);
- Ngày 18/7: Buổi sáng ở tại Khoa Hồi sức (không tiếp xúc với ai); Buổi chiều chuyển Khoa Ngoại - Thần Kinh phòng 309; có ba, em Giang, cô ruột N.T.Đ (nhà ở Đà Nẵng) đến thăm;
- Ngày 19/7 BN ở tại Khoa Ngoại - Thần Kinh, có em ruột N.T.D và 2 cháu P.V.Li, P.V.L (địa chỉ ở Duy Trung, Duy Xuyên) đến thăm;
- Ngày 20-21/7 BN ở tại khoa và có người thân đến thăm (không rõ tên và địa chỉ);
- Ngày 22/7 buổi sáng BN ở tại Khoa Ngoại; 16h xuất viện, di chuyển bằng phương tiện taxi (không rõ biển số, tài xế) về nhập viện tại BV Bình An - Duy Xuyên; 17h chuyển lên Phòng 204 - Khoa Đông Y;
- Ngày 23/7BN nằm chung phòng với BN 524; có tiếp xúc với ba, em G. và người thân đến thăm (không rõ tên và địa chỉ);
- Ngày 24/7 BN nằm tại phòng, có em H và H.B.Y (công nhân sợi RIO - Duy Trung) đến thăm;
- Ngày 26/7: chuyển qua phòng 205 nằm một mình (chỉ tiếp xúc với em Giang);
- Ngày 27/7 BN xuất viện, di chuyển về nhà bằng phương tiện taxi (không rõ biển số, tài xế); về đến nhà được cách ly tại nhà và có bác M đến thăm;
- Ngày 27-31/7 BN được cách ly tại nhà, tiếp xúc với người nhà có cô N.T.H (Chiêm Sơn, Duy Sơn - Duy Xuyên), em N.T.L (công nhân Công ty HITECH - Duy Xuyên) đến thăm;
- Ngày 1/8 BN được đưa đi cách ly tập trung tại khu cách ly Khách sạn Mỹ Sơn, lấy mẫu xét nghiệm.
Tình trạng bệnh nhân hiện tại: Tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở, không ho.
BỆNH NHÂN 672 , là nam; SN 1983, ở thôn Tích Phú, Đại Hiệp, Đại Lộc, Quảng Nam;
Bệnh nhân sống cùng vợ (bà L.T.H) và 2 con (P.Đ.Kha, P.Đ.Kho). Hằng ngày, bệnh nhân đi làm tại Công ty Cổ phần thực phẩm Quốc tế - thuộc kho chứa hàng của Công ty vận tải Việt Nhật (Địa chỉ 11B khu công nghiệp Hòa Khánh, tại đây có khoảng 20 công nhân làm việc, bệnh nhân là người làm thuê tại kho). Buổi sáng: bệnh nhân đi làm, chiều về tại nhà tại Đại Hiệp;
- Tối ngày20/7 và 21/7: Cùng mẹ là BN469 (công bố tại Đà Nẵng) chăm sóc ba ruột (ông P.Th) điều trị tại khoa Thận Tiết niệu - BV Đà Nẵng;
- Ngày 26/7 khoảng 10h30 có 4 bạn đến nhà thăm chơi (Đ.N.Q.B, địa chỉ Tích Phú, Đại Hiệp; T.H.C, địa chỉ Phú Quý, Đại Hiệp; N.L.Q, địa chỉ Hòa Khương, Hòa Vang - Đ; N.V.Kh, địa chỉ Tích Phú, Đại Hiệp, Đại Lộc);
- Ngày 27/7 đến ngày 29/7 BN chở con đi học thêm tại nhà cô H (Phú Trung, Đại Hiệp, Đại Lộc), không có tiếp xúc với cô H;
- Ngày 30/7 BN đi xay gạo tại nhà ông M (thôn Tích Phú, Đại Hiệp, Đại Lộc);
- Ngày 1/8 BN được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm.
Tình trạng bệnh nhân hiện tại: Không sốt, không khó thở, không ho.
BCĐ đã tiếp tục tiến hành khoanh vùng cách ly, phun thuốc khử trùng lần 2 toàn khu vực nhà, khu vực cách ly; Cử đoàn giám sát tiếp tục điều tra truy vết tất cả các trường hợp F1, F2; xác định lịch trình, cách ly, lấy mẫu đúng quy định.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo rà soát người nhập cảnh vào TPHCM Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, người nước ngoài nhập cảnh vào TPHCM với số lượng lớn. Vì vậy, TPHCM cần tập trung kiểm soát chặt nguồn lây từ người nhập cảnh vào và ngăn chặn quyết liệt người nhập cảnh trái phép. Chiều 3/8, tại cuộc họp giao ban trực tuyến Ban phòng chống dịch bệnh COVID-19 TPHCM, Bí...