Thu nhập khiêm tốn vẫn tiết kiệm được cả đống tiền với những cách này
Khi thu nhập của bạn còn khiêm tốn, các chiến thuật ở đây sẽ giúp bạn tận dụng tối đa những gì mình có.
Cố gắng tiết kiệm tiền khi có thu nhập thấp nghe có vẻ là nhiệm vụ bất khả thi phải không? Khi bạn còn đang phải vật lộn để kiếm tiền thì tiết kiệm dường như là điều không thể. Nhưng cuộc sống vẫn luôn diễn ra và bất cứ điều gì bạn muốn làm trong cuộc sống này đều không thể chờ đợi đến “một ngày nào đó”.
Một ngày nào đó chính là bây giờ. Dù mục đích tiết kiệm của bạn là gì, để nghỉ hưu hay cho những chuyến du lịch… hãy bắt đầu từ ngay bây giờ.
Có câu nói rằng: “Cuộc hành trình nghìn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”. Việc tiết kiệm cũng vậy.
Bạn chưa có đồng tiết kiệm nào trong tài khoản không quan trọng. Giống như bất kỳ sự cải thiện nào khác trong cuộc sống, không phải chỉ những chiến thắng hào nhoáng, to lớn mới là kim chỉ nam. Những tiến bộ dù nhỏ, chỉ 1% thôi, theo thời gian sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể, thậm chí theo cấp số nhân.
Hãy xoá bỏ suy nghĩ rằng việc có thu nhập hạn chế đồng nghĩa với bạn không thể tiết kiệm. Khi thu nhập ở mức khiêm tốn, việc xây dựng ngân sách càng trở nên quan trọng.
Những điều cơ bản của việc tiết kiệm tiền với thu nhập thấp
Để bắt đầu tiết kiệm tiền khi có thu nhập thấp, đây là những cơ bản, hữu ích trong mọi tình huống:
Biết bản thân đang bắt đầu từ đâu
Để tiết kiệm tiền nhanh hơn khi có thu nhập thấp, trước tiên phải biết bạn bắt đầu từ đâu. Muốn đi một chuyến đi đường dài, bạn cần xem bản đồ, tính toán xăng và nhiều điều cần thiết khác nữa thay vì chỉ lấy áo khoác và nhảy lên xe.
Không ít người có sự ác cảm với ngân sách, cho rằng ngân sách khó thiết lập, không gần gũi và không cần thiết khi tiền không có là bao. Nhưng sự thật không phải như vậy. Ngân sách sẽ cho chúng ta biết về những điều chúng ta có thể không muốn nghe. Bạn sẽ biết tiền của mình đang đi đâu, nơi nào cần tập trung và khoản nào cần cắt bỏ. Ngân sách cũng sẽ giúp bạn thấy rõ được sự tiến bộ qua thời gian và đó chính là động lực.
Làm rõ các ưu tiên của bạn
Bây giờ bạn đã có ngân sách và biết mình đang bắt đầu từ đâu. Bây giờ câu hỏi đặt ra là bạn đang đi đâu? Quá trình tiết kiệm sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn có lý do hoặc mục đích.
Một lý do khiến bạn khó áp dụng và duy trì ngân sách là chúng ta đã quen với lối sống của mình. Khi ngân sách nói rằng chúng ta cần phải cắt giảm, chúng ta sẽ dễ chùn bước.
Hãy đặt ra mục tiêu cho mình, đừng quá dài vì nó có thể khiến bạn nhanh muốn từ bỏ khi gặp khó khăn. Bạn muốn đạt được điều gì trong 2 năm tới?
Xây dựng chiến lược
Sau khi đã rõ ràng về mong muốn của mình, các quyết định chi tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đừng nghĩ rằng tiết kiệm là bạn phải sống thật khổ sở và hạn chế. Chúng ta luôn có rất nhiều sự lựa chọn và khi bạn có mục đích trong vài năm tới, tiết kiệm tiền chính là loại bỏ những lựa chọn không phù hợp với kế hoạch cá nhân của bạn.
Khi đứng trước mỗi khoản chi, hãy trả lời các câu hỏi:
Điều này sẽ giúp gì được mình? đến được đó không?
Video đang HOT
Nếu mình loại bỏ nó thì sao?
Liệu có thể làm điều đó với chi phí ít hơn?
Tiết kiệm tiền với ngân sách thấp sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi bạn biết chính xác những gì mình phải chi tiêu cũng như các ưu tiên của mình.
Những cách tiết kiệm tiền mang lại hiệu quả nhanh chóng khi có thu nhập khiêm tốn
1. Lập kế hoạch bữa ăn
Chi phí thực phẩm thường chiếm 1/3 đến 1/2 chi phí hàng tháng của chúng ta. Chúng ta thường dễ bị lãng phí ở khoản này khi việc ăn ngoài ngày càng trở nên phổ biến, sự tiện lợi của các đồ ăn chế biến sẵn…
Việc lập kế hoạch cho bữa ăn và tự nấu ở nhà sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. Bạn sẽ biết trước mình cần thực phẩm gì cho cả tuần để không phải đi lại nhiều, tránh mua sắm bốc đồng cũng như đảm bảo nguyên liệu được tận dụng triệt để.
2. Hủy các đăng ký không cần thiết
Bạn đang sử dụng gói cước điện thoại, internet, truyền hình cáp… nào? Bạn có thực sự sử dụng hết những thứ mình đang chi tiền không? Hãy kiểm tra lại và huỷ đi những dịch vụ không thực sự cần thiết hoặc chuyển sang gói cước có lưu lượng phù hợp hơn.
Việc huỷ đăng ký, theo dõi cũng sẽ khiến bạn ít bị chú ý bởi những chương trình quảng bá sản phẩm hơn và cũng là cách để bạn tiết kiệm tốt hơn.
3. Cân nhắc giảm kích thước nhà
Có một mái nhà trên đầu là điều cần thiết nhưng diện tích của nơi ở đó không phải là điều mà chúng ta sẽ tự hào nhất trong cuộc sống này. Những chúng ta đã làm được, đã xây dựng được, đã cải thiện được hoặc làm được gì cho những người xung quanh mới là điều ý nghĩa nhất.
Vì vậy, nếu mục tiêu của bạn trong vài năm tới là mở một công việc kinh doanh mới, xóa nợ hoặc tăng số tiền tiết kiệm, nhưng hơn 40% thu nhập của bạn là trả nợ vay mua nhà thì có lẽ bạn nên suy nghĩ về việc giảm quy mô nơi ở của mình.
Đó là một lựa chọn khó khăn để thực hiệnnhưng đôi khi lùi một bước tạm thời lại giúp bạn có thể đạt được những bước tiến lâu dài hơn sau này.
4. Tự động hóa
Tất cả chúng ta có lẽ đều đã nghe thấy câu nói: “Hãy trả tiền cho mình trước tiên”. Tỷ phú Warren Buffett có câu nói nổi tiếng rằng: ” Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu. Hãy tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm”.
Khi bạn viết ra ngân sách của mình, “chi phí” đầu tiên của bạn phải là tự động gửi tiền tiết kiệm. Tự động hóa quá trình này rất hiệu quả vì hai lý do:
Gửi tiền thường xuyên trong một thời gian dài là cách phổ biến nhất để bạn trở nên giàu có. Albert Einstein gọi lãi kép là “kỳ quan thứ 8 của thế giới “.
Khi bạn trả tiền cho chính mình trước tiên, gánh nặng của việc phải lựa chọn sẽ được trút bỏ khỏi vai bạn. Bạn sẽ không phải nghĩ xem làm gì với số tiền mình có vì những gì cần đã nằm an toàn trong tài khoản tiết kiệm.
5. Sử dụng tiền mặt
Chúng ta đang cố gắng tiết kiệm tiền với ngân sách khiêm tốn nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ dừng chi tiêu. Khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ rất dễ chi tiêu chỗ này, chỗ kia mà không hề cảm thấy như mình đang tiêu tiền, không biết mình đã tiêu bao nhiêu.
Đó là lý do bạn nên sử dụng tiền mặt. Tiền mặt sẽ giúp bạn có cảm giác rõ rệt hơn với những gì mình đang chi ra. Bạn cũng biết chính xác những gì mình còn lại và sẽ có xu hướng nghĩ đến các lựa chọn thay thế khác, giúp bạn chi tiêu cẩn thận hơn.
6. Kiếm nhiều tiền hơn
Khi đang cố gắng tiết kiệm với thu nhập thấp, tại sao chúng ta không nghĩ đến việc tạo thêm thu nhập?
Có đồ đạc nào bạn không còn sử dụng đến không? Hãy rao bán chúng hoặc đổi để lấy những thứ mình thực sự cần.
Bạn rất thích đan lát, thêu thùa vậy tại sao không nghĩ đến việc kiếm tiền từ sở thích đó?
Dọn dẹp theo giờ, nấu ăn thuê hay trông trẻ đều có thể mang lại cho bạn nguồn thu nhập trong thời gian rảnh rỗi.
7. Xem xét lối sống của mình
Môi trường đóng một yếu tố quan trọng trong khả năng hình thành những thói quen giúp cải thiện cuộc sống của bạn. Mỗi cuối tuần của bạn thường thế nào?
Bạn có thường xuyên làm những việc không có lợi cho việc tiết kiệm tiền như ăn hàng, gọi đồ uống ngoài không?
Bạn dành thời gian cho ai? Họ cùng chí hướng với bạn, cố gắng để tiết kiệm không?
Khi thu nhập của bạn còn khiêm tốn, các chiến thuật ở đây sẽ giúp bạn tận dụng tối đa những gì mình có.
5 bước giúp bạn kiểm soát tiền bạc hiệu quả
Hãy để cuộc sống của bạn dẫn dắt đồng tiền của bạn. Khao khát của bạn là gì? Với bạn điều gì đáng coi trọng? Mục tiêu của bạn là gì? Hãy bắt đầu từ những điều đó.
Xây dựng ngân sách linh hoạt
Ngân sách không chỉ là một điều nên làm mà đó là thứ cần thiết với mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng cách theo dõi tiền của mình để có cái nhìn khái quát hơn về dòng tiền hàng tháng trước khi đặt ra bất kỳ giới hạn nào.
Nhiều người ngồi một chỗ, đặt ra những con số cho ngân sách trong khi bản thân mông lung về những thứ mình có và chi ra. Bạn luôn phải biết đường đi những đồng tiền của mình, vào ra sao, ra thế nào.
Hãy thu thập tất cả các hóa đơn, bảng sao kê ngân hàng, liệt kê từng khoản chi phí mà bạn có. Sau đó, bạn cần viết ra số tiền mình thu được hàng tháng. Nếu thu nhập của bạn không cố định (bạn làm tự do hoặc nhận lương theo sản phẩm), hãy ghi theo mức thu nhập trung bình trong 6 tháng gần nhất.
Bạn cần liệt kê đủ các chi phí thiết yếu như tiền điện, tiền nhà... và các chi phí cho giáo dục, giải trí. Nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu bạn bỏ qua chúng, bạn sẽ khó lòng có thể kiểm soát đồng tiền của mình, tiến về phía trước. Và tính linh hoạt là một phần rất quan trọng trong ngân sách đó. Không nên quá cứng nhắc khi lập ngân sách.
Hiểu các hành vi tài chính của mình
Việc tìm hiểu lý do vì sao chúng ta làm điều đó sẽ giúp chúng ta kiểm soát mọi thứ hiệu quả hơn. Nhiều người không nhận ra rằng cảm xúc và tiền bạc có mối quan hệ lẫn nhau. Các hành vi tài chính của chúng ta cũng được hình thành và ảnh hưởng bởi những gì chúng ta đã trải qua.
Ví dụ như, nếu ai đó lớn lên trong một gia đình có bố mẹ không bao giờ công khai tiền bạc với nhau, điều đó có thể khiến họ sau này tránh đề cập chuyện tiền bạc với bạn đời, lảng tránh vấn đề tài chính của mình.
Hãy luôn nhớ một điều rằng, chúng ta có thể làm để thay đổi điều đó. Cũng giống như việc rèn luyện sức khoẻ, bạn không thể vừa quyết định hôm nay và mai có thể chạy một quãng đường dài trong khi bình thường không tập luyện, với kiểm soát tiền bạc, bạn cũng cần có niềm tin và sự rèn luyện tương tự.
Nhiều người sẽ cảm thấy không thoải mái khi phải đối mặt với những vấn đề song nếu không thúc đẩy bản thân, không sử dụng các cơ mạnh mẽ như khi chạy marathon, bạn sẽ không bao giờ biết thực sự mình có thể làm những gì.
Hãy suy nghĩ một cách chín chắn và trung thực về các quyết định tài chính mà bạn đã đưa ra gần đây, cảm giác của bạn thế nào khi đưa ra những quyết định đó.
Chi tiêu và tiết kiệm có mục đích
Ngân sách phải là đại diện cho các giá trị và mục tiêu của bạn. Đó như một bức tranh mà bạn nhìn vào và có thể nhìn thấy nơi tiền của mình vào và ra, đường hướng phát triển sau này.
Hãy để cuộc sống của bạn dẫn dắt đồng tiền của bạn. Khao khát của bạn là gì? Với bạn điều gì đáng coi trọng? Mục tiêu của bạn là gì? Hãy bắt đầu từ những điều đó.
Bạn cần thừa nhận một cách trung thực nơi mình đang đứng trong tài chính, cảm xúc của mình về tiền bạc và sau đó là tiến thẳng về phía trước, đến với mục tiêu. Đừng mông lung về những gì mình muốn, mình đã và đang làm.
Kiểm soát những gì bạn có thể
Bạn chính là kiến trúc sư của công trình cuộc đời mình, nhưng những sự kiện như suy thoái, vấn đề về sức khoẻ thì nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Song chúng là điều sẽ xảy ra, chỉ là thời điểm nào và mức độ ra sao.
Thay vì lo lắng bởi những điều đó, các chuyên gia khuyên bạn hãy chuẩn bị quỹ dự phòng khẩn cấp cùng ngân sách linh hoạt. Có những thứ bạn không thể kiểm soát nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động trong khả năng.
Một trong những bước quan trọng mà đơn giản và hiệu quả chính là hãy tiết kiệm tự động. Hãy thiết lập thao tác chuyển một phần tiền sang tài khoản tiết kiệm ngay khi có lương về. Bạn sẽ không phải động não nghĩ xem mình sẽ tiết kiệm bao nhiêu hay tiêu thế nào. Với khoản dự phòng khẩn cấp, một con số được khuyến cáo là hãy trữ trong đó số tiền tương đương 3-6 tháng sinh hoạt phí của bạn.
Hãy biết ơn
Đã có rất nhiều nghiên cứu về sức mạnh của lòng biết ơn. Sự biết ơn hoặc đánh giá cao một yếu tố nào đó trong cuộc sống của bạn (là con người, kết quả hay hoàn cảnh) đều có tác động tích cực đến hạnh phúc của bạn.
Bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi đại dịch diễn ra, vẫn luôn có những điều đáng để biết ơn, trân trọng. Hãy biết ơn khi bạn còn có một công việc, được trả lương; biết ơn khi mình có đủ sức khoẻ để lao động...
"Miễn là bạn đang hướng tới khát vọng của mình, điều đó chính là một kiểu biết ơn".
25 tuổi, thu nhập 8 triệu/tháng nhưng không để dư được đồng nào, chuyên gia chỉ ra 5 lỗi sai Sống tại thành phố Hà Nội với chi phí cho các nhu cầu thiết yếu, giải trí ở mức cao nhưng thu nhập chỉ ở mức trung bình khiến cô gái trẻ này thường xuyên rơi vào tình trạng không để dư được đồng nào. Sau khi ra trường PA (hiện 27 tuổi) đã đi làm ở một số công ty tư nhân...