Thu nhập bất ngờ của dân ngân hàng cuối năm cùng chia sẻ của họ về 7 cách chi tiêu Tết Nguyên Đán cực hữu ích cho chị em nội trợ
Là những người ngày ngày tiếp xúc với tiền nong, chữ số, hẳn là dân ngân hàng sẽ biết vài mẹo chi tiêu đáo để lắm đây!
Vào mỗi dịp cuối năm gần Tết Nguyên Đán, nhân viên của nhiều ngành nghề thường có tâm lý chung rệu rã, uể oải không muốn làm việc, luôn mong ngóng tới lương tháng 13, thưởng Tết…
Song có một ngành nghề càng về cuối năm lại càng phải luôn chân luôn tay, chẳng mấy khi được nghỉ ngơi xả hơi chuẩn bị Tết. Không nói đâu xa, đó chính là nghề ngân hàng. Tất nhiên, khối lượng công việc nhiều thì lương thưởng cũng sẽ cao.
Mai Quý Thương – 23 tuổi, nhân viên ngân hàng O. cho biết: “Thực chất công việc ở ngân hàng của chúng mình không chỉ cuối năm mới nhiều mà những ngày thường cũng vô kể. Tiếp khách chỉ là một phần trong toàn bộ công việc. Ngoài ra còn phải làm lương cho các công ty, ủy nhiệm chi, làm báo cáo, sổ phụ… Đau đầu nhất chắc phải kể đến là chấm chứng từ, sai một cái thôi làm lại rất mệt.”
Mai Quý Thương – nhân viên ngân hàng O chia sẻ về khối lượng công việc mùa Tết. Ảnh: NVCC
Trang, nhân viên ngân hàng S chia sẻ: ” Mình làm ngân hàng hơn 2 năm rồi. Lượng khách giao dịch tăng, 7 rưỡi 8 giờ mới về nhà. Tắm rửa ăn cơm xong là đi ngủ luôn chuẩn bị cho ngày hôm sau chứ không rảnh rang chuẩn bị làm đẹp, sắm Tết.”
Trang cho biết bản thân rất bận bịu và về đến nhà là tắm rửa, ăn cơm rồi ngủ luôn để chuẩn bị cho ngày đi làm sau. Ảnh: NVCC
Loạt tips tiêu dùng cho năm mới từ hội banker chị em nào cũng nên lưu lại!
Phương Liên – một nhân viên của ngân hàng V với tổng thu nhập hai vợ chồng 40 triệu cả thưởng, lương tháng 13 đã chia sẻ về những mẹo chi tiêu trong gia đình dịp Tết Nguyên đán. Chị em nội trợ có thể tham khảo nhé!
#1: Không để mọi thứ nước đến chân mới nhảy
Thứ nhất là đổi tiền lẻ, tiền mới. Dịp năm mới chị em sẽ hay đi lễ chùa nhiều cộng thêm mừng tuổi nên nhu cầu về tiền lẻ, tiền mới tăng cao. Tuy nhiên những năm gần đây ngân hàng xiết chặt việc đổi tiền, không in tiền mệnh giá nhỏ nên đặt ra một vấn đề lớn.
Mặc dù vậy, theo lãnh đạo của các ngân hàng khẳng định, lượng tiền lưu thông ngoài thị trường vẫn đủ cung ứng người dân. Do đó bạn cần vạch rõ mức tiền lẻ, tiền mới cần dùng là bao nhiêu để tìm cách đổi càng sớm càng tốt.
Ảnh minh họa.
Mặt khác, ngay cả rút tiền cũng vậy. Tránh những ngày cao điểm như cuối tháng, mùng 5, mùng 10 (ngày có lương) để ra ATM rút tiền. Nếu không may sẽ phải đợi rất lâu mới đến lượt, thậm chí là nhiều cây ATM rơi vào tình trạng hết tiền. Khoảng thời gian chờ nhân viên tiếp quỹ cũng không phải là ngắn và nhanh chóng.
Video đang HOT
Tất nhiên như vậy không có nghĩa chị em phải rút một lần hết sạch. Bạn cần vạch ra rõ mình đang cần tiền mặt để làm gì, từ đó cân đối các khoảng thời gian rút tại cây ATM cho hợp lý.
#2: Cảnh giác với các hình thức cướp giật, lừa đảo dịp cuối năm
Mặc dù muốn mua sắm quá tay nhưng đừng vì thế mà chị em phải đi vay tín dụng đen với mức lãi cắt cổ. Hãy chi tiêu trong mức ngân sách của mình, tránh xa các hình thức cho vay nặng lãi. Bên cạnh đó, khi đi rút tiền ở các cây ATM vắng vẻ, bạn nên đi cùng một người thân để trông coi xe, tư trang cá nhân và canh chừng kẻ xấu thực hiện hành vi trộm cắp.
#3: Mua sắm theo phương pháp 50-50
Tết có rất nhiều thứ phải mua, dù đồ ăn thức uống có hạ giá thì tổng chi tiêu vẫn có thể là một con số khổng lồ. Mua thì thừa, mà không mua thì thiếu. Đó là khi bạn cần “hợp sức” cùng một người bạn thân cùng chí hướng hay đơn giản là một người hàng xóm, họ hàng trong nhà để chia đôi chi tiêu.
Ảnh minh họa.
Giả sử, gia đình bạn muốn thử nhiều loại bánh kẹo ngày Tết, nhưng nếu mua hết về thì sẽ bị thừa, ngán ngẩm. Hãy cùng một bà nội trợ khác đi shopping, chọn ra các túi kẹo, bánh mà đôi bên cùng thích và tính tiền. Sau đó chia đôi, chi phí cũng chia đôi. Chắc chắn nó sẽ tiết kiệm cho bạn một khoản kha khá mà đảm bảo việc bánh kẹo không bị thừa, ế.
#4: Áp dụng quy tắc 30 giây
Trường hợp mua bất kỳ một thứ gì cho Tết, bạn hãy dừng lại 30 giây trước khi bỏ chúng vào giỏ hàng. Trong 30 giây ngắn ngủi đó, hãy nghĩ xem vì sao bạn cần phải mua, đồ vật này có thực sự cần thiết hay không, và liệu rằng mua về sẽ dùng được cho các thời điểm ngoài Tết? Nếu câu trả lời là có thì mua, còn không thì bạn cần cân nhắc cẩn thận.
#5: Thư giãn, giải trí bằng những hình thức không tốn nhiều chi phí
Đầu Xuân năm mới ai cũng muốn vui chơi, trải nghiệm bằng nhiều hình thức giải trí đa dạng. Nhưng không thể phủ nhận rằng chính dịp Tết giá cả, chi phí leo thang. Tuy vậy, bạn cùng chồng và các con cũng có thể tận hưởng sự thoải mái bằng nhiều hình thức giải trí ít chi phí, thậm chí là miễn phí.
Ảnh minh họa.
Theo Phương Liên, dịp đầu năm mới thường có các lễ hội, buổi ca nhạc ngoài trời, hội sách… Cô và gia đình hay tới đó, cụ thể như phố đi bộ Hoàn Kiếm để thưởng ngoạn tiết trời Xuân cùng vô vàn hoạt động lý thú. Tiền nong cho mỗi buổi đi chơi thường chỉ dao động 100K – 200K cho cả nhà.
#6: Tranh thủ bán hàng online nếu có khả năng
Với tâm lý người dùng mua sắm nhiều, chuộng hàng sạch – rẻ, điều này đã tạo lợi thế lớn cho chị em kinh doanh online. Một số mặt hàng bán rất chạy trong dịp Tết này, có thể kể tới như lì xì, mứt, khô gà, đặc sản quê để thắp hương dâng tổ tiên, cây hoa đào hoa mai hand-made.
Ảnh minh hoạ.
Giang Lam, nhân viên của ngân hàng T nhờ việc làm khô gà rất ngon nên cô nàng đã mở đơn bán trên Facebook, cụ thể là nhiều group chuyên buôn bán online của hội chị em bỉm sữa. Như mọi năm, Lam thu lãi được khoảng 3-4 triệu cho 2-3 tuần bán. Khoản tiền này không quá lớn nhưng là một nguồn thu tích cực để giúp Tết “ấm no” hơn.
#7: Để dành 10% – 20% tổng thu nhập cho tiết kiệm
Một quan niệm cực kỳ sai lầm mà các chị em hay mắc phải là tiêu mạnh tay hết 100% tiền cho dịp Tết. Nhưng đó là bạn chưa lường trước được khoảng thời gian ra Tết sẽ còn phải chi tiêu nhiều khoản khác nữa đấy. Ví dụ như tiền bảo hiểm, tiền đi du xuân, chùa chiền với cơ quan, tiền dự trữ trong trường hợp muốn nhảy việc…
Vậy nên khôn ngoan nhất là phải dành ra ít nhất 10% – 20% tổng thu nhập cho tiết kiệm. Con số này chiếm tỷ trọng càng lớn càng chứng minh được bạn là một bà nội trợ tinh tế.
Hi vọng sau những chia sẻ đầy thiết thực kể trên, chị em sẽ dắt túi nhiều kinh nghiệm cho một mùa Tết Nguyên đán tiêu dùng thông minh nhé!
Nguồn ảnh: NVCC, Internet
"Choáng váng" khi dọn tủ áo quần đổi mùa mà bỏ đi đến 5 bao tải, cô gái quyết tâm thực hiện điều này để 2 năm sau tổng kết lại tiết kiệm được nửa tỷ đồng
Dọn tủ, tôi bỏ liền một lúc 5 bao tải váy áo, có những cái chưa mặc lần nào. Phát hoảng với cách mua sắm hoang phí, tôi quyết tâm cai nghiện mua sắm. Sau 2 năm tôi tiết kiệm được 0,5 tỷ.
Tôi lấy chồng và sinh sống ở Hà Nội được khoảng 9 năm nay. Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng được khoảng 35 - 40 triệu đồng. Số tiền này là chưa tính tiền thưởng lễ Tết. So với những cặp vợ chồng trẻ khác, dù mức thu nhập đó chưa cao nhưng cũng không phải là quá thấp.
May mắn vợ chồng tôi không phải lo chuyện nhà cửa. Hai vợ chồng chỉ phải trả nợ khoảng 300 triệu đồng mà bố mẹ vay để mua cho căn 2 tầng trong ngõ hẻm sau khi cưới. Đối với chúng tôi, đây cũng được coi là khá nhẹ nhàng.
Trả hết nợ, cặp vợ chồng tiêu pha không kiểm soát
Hai năm đầu chưa có con, cả hai vợ chồng chi tiêu rất hợp lý nên khoản nợ 300 triệu đồng được trả hết. Bắt đầu từ năm thứ 3, gánh nặng trả nợ không còn đè nặng trên vai khiến hai vợ chồng tôi tiêu pha thoáng hơn nhiều. Lúc này vợ chồng tôi cũng đã có con.
Ảnh minh họa.
Tiền lương được chuyển thẳng vào tài khoản nên tôi có thói quen mua gì cũng sẽ quẹt thẻ, chuyển khoản online. Đặc biệt là chuyện mua sắm quần áo, giày dép các kiểu. Nếu nhìn thấy món đồ nào ưng ý tôi sẽ mua luôn mà không cần đắn đo quá nhiều so với thời gian hai năm đầu mới cưới.
Có những hôm đi làm nhưng phải tới 4 lần ra cổng công ty để lấy đồ các cửa hàng vận chuyển tới. Có hôm sáng đi làm trong ví có 2 triệu mà chiều về không còn đồng nào vì trả tiền mua sắm online trong ngày.
Những món đồ quần áo tôi mua cho bản thân và gia đình không phải là hàng hiệu, có cái chỉ 200 - 400.000 đồng, có cái hơn triệu đồng. Mức giá bình dân khiến tôi luôn tặc lưỡi, giá cả phải chăng không quá đắt nên mua được.
Mải mua sắm trong vài năm liền, một hôm rảnh rỗi tôi ngồi dọn dẹp 3 chiếc tủ quần áo để bỏ bớt những cái mình không mặc đến. Một ngày dài ngồi phân loại, sắp xếp cái nào mặc được, không mặc được, cái nào mang cho, cái nào bỏ đi để tủ ngăn nắp, gọn gàng hơn.
Kết quả là số quần áo, váy vóc mà tôi mang đi cho hoặc bỏ đi đủ để chật cứng trong 5 bao tải. Trong đó, những món đồ tôi chỉ mới mua về còn chưa mặc một lần nào, còn nguyên mác, nhiều cái tôi cũng chỉ mới mặc được một vài lần.
Ảnh minh họa.
Lúc đó, tôi mới ngớ người. Hóa ra thời gian lâu nay tôi mua sắm thực sự quá hoang phí. Bởi trong số đống quần áo được tôi mua về, số đồ mặc được đi làm hàng ngày không quá nhiều. Tôi cũng chỉ loanh quanh mặc vài ba bộ, váy vóc đi chơi cũng toàn treo tủ chẳng mấy khi mặc đến.
Trong khi đó, gia đình tôi ăn uống cũng khá đơn giản, không cầu kỳ mấy. Nhưng vì quen mua sắm hoang phí nên tiền lương tháng nào cũng hết nhẵn tháng đó. Trong 3 năm sau khi trả hết nợ, hai vợ chồng tôi không tiết kiệm được gì. Vỏn vẹn chỉ mua được một chiếc xe tay ga gần 100 triệu đồng và sửa nhà hết 120 triệu đồng nữa.
Quyết định thay đổi và số tiền tiết kiệm đến chính chủ cũng bất ngờ
Sau khi bỏ đi 5 bao tải quần áo váy vóc các loại, tôi thầm quyết định thay đổi, bắt đầu cai nghiện mua sắm. Ban đầu, nhìn ngắm những bộ quần áo đẹp trên mạng mà không mua tôi cũng cảm thấy khó chịu. Tôi tặc lưỡi chẳng mấy khi thấy bộ đồ đẹp như này, giá thì rẻ hay cứ mua nhỉ?
Nhưng ngay lập tức tôi tự đặt ra hàng loạt câu hỏi: Nó có cần thiết không? Mình đã thiếu quần áo đến mức phải mua chưa? Nó có đẹp xuất sắc đến mức phải mua không? Mua về mặc được mấy lần, có mặc đi làm thường xuyên không hay chỉ đi chơi mới mặc đến?...
Ảnh minh họa.
Tự đặt câu hỏi và tự trả lời những câu hỏi đó đồng nghĩa là tôi quyết định không mua nữa vì thấy thật sự chưa cần thiết. Cứ thế, quần áo tôi mua ngày một ít đi. Thay vì tuần mua vài lần thì trong hai năm qua, tháng tôi chỉ mua 1-2 lần, thậm chí có tháng tôi không mua cái nào. Ngay cả quần áo của con, tôi chỉ mua khi cần thiết chứ không còn mua chỉ vì thích và theo sở thích.
Không chỉ quần áo, việc chi tiêu các khoản khác từ ăn uống - đi chơi cuối tuần, ăn nhà hàng dịp lễ tết, đi du lịch hàng năm... cho đến việc mua sắm các thiết bị trong nhà từ nội thất đồ điện tự hay thay mới điện thoại... đều được tôi siết chặt tối đa theo cách trên.
2 năm sau lần bỏ 5 bao tải quần áo đó tôi đã quen với phong cách siết chặt chi tiêu. Cùng với việc không phải chi những khoản lớn như trả nợ, mua xe, sửa nhà nữa... trong khi đó các khoản làm thêm, thưởng đột xuất theo dự án cũng tăng lên đáng kể, đến nay vợ chồng tôi tiết kiệm được 500 triệu đồng. Chuyện chi tiêu sinh hoạt vẫn duy trì như trước, quần áo thì chỉ mua đủ mặc nên tủ đồ luôn cũng gọn gàng, không còn chất đống nữa.
Tôi đang tính sẽ trích 300 triệu ra mua một chiếc ô tô cũ để đi lại, số còn lại gửi tiết kiệm. Bởi thu nhập của vợ chồng tôi sau khi trừ chi phí sinh hoạt (khoảng 15 triệu đồng) vẫn dư từ 20-25 triệu đồng/tháng. Số tiền này đủ nuôi ô tô mà vẫn có một khoản tiết kiệm hàng tháng.
5 cách tiết kiệm giúp dân văn phòng dễ dàng "đút lợn" vài triệu/tháng Dưới đây là những mẹo tiết kiệm đơn giản giúp người làm văn phòng có thể chi tiêu hợp lý hơn, "đút lợn" vài triệu mỗi tháng. Được đánh giá là nhóm đối tượng có mức thu nhập khá và ổn định song thực tế không ít dân văn phòng vẫn thường xuyên rơi vào tình trạng mới nửa tháng đã mòn mỏi...