Thu nhập 11 triệu, nhờ vợ nội trợ khéo léo chi tiêu, nhà 4 người vẫn để được 3 triệu
Vậy là sau khi trừ đi các khoản chi, dù chỉ có một nguồn thu nhập là 11 triệu đồng song gia đình chúng tôi vẫn để ra được 3 triệu tiết kiệm. Vậy mới nói, không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu, quan trọng là bạn để được bao nhiêu tiền!
(*) Bài viết là chia sẻ của anh Thành Trung (35 tuổi), hiện đang làm nhân viên tại một công ty thang máy trên địa bàn Hà Nội.
Vợ chồng tôi xuất thân đều ở tỉnh lẻ, tôi quê ở Hưng Yên còn vợ ở Nam Định. Sau 2 năm tìm hiểu, cả hai về chung một nhà năm 2015.
Trước đây vợ tôi là nhân viên bán hàng cho một cửa hàng sữa, bỉm với mức thu nhập khoảng 4 triệu đồng. Thu nhập khá thấp nhưng đổi lại được cái vợ tôi đi làm ngay gần nhà, đi bộ 100 mét là đến. Sau này khi bọn tôi có bé đầu rồi vỡ kế hoạch sinh tiếp bé sau chỉ cách 1,5 năm, vợ tôi quyết định ở hẳn nhà để chăm sóc con cái. Một tôi tôi đi làm cũng khá căng song nghĩ lại dù gì lũ trẻ được mẹ chăm sóc vẫn là nhất.
Ở nơi thành phố chi tiêu chẳng có gì là rẻ, đến cọng hành cũng phải mua thì con số 11 triệu thu nhập của tôi có lẽ khiến nhiều người phải nhíu mày không hiểu gia đình 4 người sẽ chi tiêu thế nào. Thế nhưng đúng là “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Câu tục ngữ mà ông bà ta vẫn thường nhắc con cháu chẳng sai chút nào. Trong thời buổi “bão giá”, nhà lại chỉ có một người đi làm nhưng nhờ sự khéo léo vun vén chi tiêu của vợ, chúng tôi vẫn để dành được 3 triệu tiết kiệm mỗi tháng.
1. Tiền ăn: 4,5 triệu đồng
Trong thời buổi giá cả leo thang như hiện nay, việc chi tiêu sao cho khéo léo không chỉ là bài toán khó với vợ chồng tôi mà với rất nhiều người, đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý chi tiêu và mức thu nhập trung bình. Với gia đình tôi, việc chi tiêu sao cho khéo cần cần thiết hơn khi chỉ có một nguồn thu nhập.
Tiền ăn chính là một trong những khoản chi cứng mà vợ tôi sẽ cố định hàng tháng. Hai bé nhà tôi, một bé 3 tuổi và 1 bé 1,5 tuổi đều đã ăn được cơm giống người lớn nên nhìn chung nấu nướng không phải chuẩn bị nhiều kiểu. Trung bình mỗi ngày vợ tôi sẽ chi tiền ăn là 150 nghìn đồng, gạo thì có ông bà ngoại ở quê gửi lên, cuối tuần ông bà nội cũng hay tiếp rau sạch và ít cá tát được ở ao.
Thay vì việc mỗi ngày phải nghĩ “Hôm nay ăn gì”, vợ tôi sẽ lên thực đơn sẵn cho tuần và sơ chế thực phẩm trữ đông để tiết kiệm thời gian đi chợ, chuẩn bị.
Vì một mình ở nhà với 2 đứa trẻ nên vợ tôi hạn chế thời gian đi chợ cũng như chế biến nhất có thể. Cứ cuối tuần, cô ấy sẽ lên kế hoạch trước về thực đơn cho tuần sau và đi chợ rồi về chế biến một thể. Cá, thịt được chia sẵn miếng cất trong hộp kèm giấy ghi rõ để nấu món gì, cua xay sẵn để riêng từng bữa để lúc ăn chỉ việc đem nấu. Việc này rất phù hợp với những gia đình bận rộn với con nhỏ như vợ chồng tôi.
Tôi không có thói quen ăn sáng, trưa thì ăn cơm công ty nên chỉ ăn bữa tối cùng cả nhà. Với số tiền trung bình 150 nghìn, bữa cơm gia đình tôi rất đa dạng chứ không nghèo nàn chút nào. Vợ tôi luôn chú ý đổi món và đảm bảo sao cho bữa cơm được đủ dinh dưỡng. Điều khiến tôi phải nể phục ở vợ mình chính là cô ấy luôn cố gắng tận dụng hết tất cả thực phẩm, hầu như không bỏ đi thứ gì. Các phần đầu cà rốt hay củ cải còn thừa sẽ được cho vào nồi canh hầm cho ngọt nước, các loại rau ông bà gửi ăn không kịp có thể cho vào muối dưa, miếng gà nướng trưa còn sẽ được xé nhỏ thành nhân chiếc pizza cho hai con buổi chiều…
2. Tiền sữa tươi cho con: 800 nghìn
Vợ chồng tôi rất thích cách nuôi dạy con của người Nhật. Họ chú trọng bổ sung cho con các dưỡng chất thông qua việc nạp thực phẩm tự nhiên. Hai bé nhà tôi đều có khả năng ăn đa dạng thức phẩm nên ngoài 4 bữa chính, mỗi bé sẽ uống thêm khoảng 2 hộp sữa tươi/ngày.
Để thay đổi các món, vợ tôi sẽ tự làm sữa chua, caramen, sữa hạt để cho con ăn vừa ngon mà vẫn đảm bảo vệ sinh. Nhờ cách chi tiêu hợp lý và khoa học của vợ, hai bé nhà tôi tuy không béo tròn nhưng sức đề kháng khá tốt, từ nhỏ đều ít khi ốm đau.
3. Tiền quần áo, sách truyện cho con: 600 nghìn
Chỉ với một chút khéo tay, bạn hoàn toàn có thể làm những món đồ thủ công hay ho cho con như chiếc giá sách từ bìa formex 10 ly này.
Những lúc hai con đi ngủ, vợ thôi thường mày mò học thêu với cắt may một số món đồ đơn giản. Cô ấy cũng rất thích tìm hiểu cách tự làm đồ chơi cho con. Bé lớn nhà tôi cực kỳ thích chiếc giá sách làm bằng bìa formex mà cả nhà đã cùng nhau cắt cắt khoan khoan.
Trung bình, mỗi tháng vợ chồng tôi sẽ dành 600 nghìn đồng để mua quần áo rồi sách truyện cho con. Những tháng không dùng hết, chúng tôi sẽ để riêng ra một chiếc phong bì để dồn lại cho những tháng cần chi nhiều hơn như mua xe đạp cho anh lớn, xe lắc cho em nhỏ.
4. Tiền bỉm: 150 nghìn
Một trong những khoản khiến hai vợ chồng tôi tiết kiệm được khá nhiều chính là việc 2 con hầu như đã cai bỉm. Bé lớn nhà tôi từ lúc chưa 2 tuổi đã không cần dùng đến bỉm cả ngày lẫn đêm, bé thứ hai thì ngày chỉ dùng 1 chiếc đóng lúc tối đi ngủ. Vậy là với một bịch bỉm hơn 300 nghìn đồng, bé có thể sử dụng trong 2 tháng.
Video đang HOT
5. Tiền xăng xe: 400 nghìn
Khoản này chủ yếu là chi cho tôi do vợ ở nhà với 2 đứa trẻ nên cũng không đi đâu nhiều. Công ty tôi cách nhà chỉ khoảng 6km song thỉnh thoảng cuối tuần có việc về nội ngoại tôi đều đi xe máy cho tiện nên tiền xăng xe tính trung bình cũng phải rơi vào cỡ 400 nghìn đồng.
6. Tiền điện, nước: 600 nghìn
Nhờ sử dụng quạt trần, hạn chế bớt đồ đạc và sử dụng thêm cây xanh mà nhà tôi tiết kiệm được nhiều điện trong mùa nắng nóng.
Vợ tôi là người rất biết vun vén gia đình. Trước đây tôi là người không hay để ý và cũng không nghĩ rằng mình cần tiết kiệm cả những khoản nhỏ. Thế nhưng sau khi được vợ nói và chứng kiến sự khác biệt sau khi thay đổi, tôi phải công nhận rằng thay đổi một thói quen nhỏ có thể khiến chúng ta tiết kiệm được cả khoản lớn.
Đơn cử như phần nước tắm cho hai anh em sau khi dùng xong, vợ tôi sẽ không đổ đi mà để nguyên ở chậu rồi sau đó dùng để giặt quần áo hoặc lấy nước lau nhà, rửa xe. Vào mùa nắng nóng, chiếc đệm nóng bức sẽ được thay bằng chiếu trúc, giàn cây leo trước cửa sổ cũng khiến ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn. Tính trung bình, mỗi tháng gia đình tôi chi hết 600 nghìn đồng cho tiền điện nước.
7. Tiền gia vị, dầu gội, bột giặt… : 250 nghìn
Với những sản phẩm có hạn sử dụng lâu, vợ tôi sẽ bố trí để mua nhiều trong một lần rồi cất kho dùng dần. Điều này vừa giúp chúng tôi tiết kiệm được thời gian, giá cả lại mềm hơn do có thể được hưởng giá khi mua số lượng lớn. Bên cạnh đó, việc sẵn những đồ như này cũng hạn chế việc phải vào siêu thị mua đúng một bịch giấy vệ sinh rồi lại tiện tay mua thêm những thứ đồ không cần thiết.
8. Tiền phát sinh (ma chay hiếu hỷ): 700 nghìn
Khoản tiền này luôn được vợ tôi để riêng trong một phong bì để sử dụng khi cần. Hai vợ chồng đều ở xa quê nên nhìn chung các đám cũng không nhiều, ai thân thiết thì mới đi. Cũng có tháng các khoản phát sinh trội lên do có nhiều việc hay con hắt hơi sổ mũi phải đi khá, uống thuốc song cũng có tháng 700 nghìn này được cất nguyên để dành cho tháng sau.
Vậy là sau khi trừ đi các khoản chi, dù chỉ có một nguồn thu nhập là 11 triệu đồng song gia đình chúng tôi vẫn để ra được 3 triệu tiết kiệm. Trước giờ khoản tiền này chúng tôi thường đơn giản là gửi vào ngân hàng song sắp tới có lẽ vợ chồng tôi sẽ tập tành bán đặc sản của các địa phương để kiếm thêm thu nhập. Vậy mới nói, không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu, quan trọng là bạn để được bao nhiêu tiền phải không?
Nhận trợ cấp thất nghiệp 4,8 triệu/tháng vẫn dư được 2 triệu và nhiều cách dành dụm tiền khác khiến bạn áy náy vì trót tiêu hoang
Nếu bạn còn loay hoay không biết tiết kiệm thế nào, quản lý chi tiêu ra sao thì có thể học hỏi những bạn trẻ dưới đây nhé.
Bài toán về chi tiêu vẫn luôn là vấn đề nhức nhối, gây trăn trở của nhiều người. Tiêu cho những việc cần thiết là một lẽ nhưng tiêu bao nhiêu, tiêu như thế nào, cần tiết kiệm ra sao thì không phải ai cũng biết.
Đối với những người trẻ, bất kể là còn độc thân hay đã lập gia đình thì mọi chuyện cũng không khác đi. Dường như chuyện thu nhập chỉ có 1 khoản mà khoản phải chi thì cứ lên hàng chục hàng trăm là điều hết sức thường tình. Thế nhưng, trong số chung thì vẫn có vô số ngoại lệ. Vẫn có những người dù tiền kiếm được không bao nhiêu nhưng nhờ chi tiêu hợp lý mà họ vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc sống, thậm chí còn dư ra một khoản để phòng thân dù ít dù nhiều.
Cô gái công sở tuổi 25, lương 9 triệu/tháng nhưng chỉ tiêu hết 3 triệu dù phải thuê nhà và ăn uống thoải mái
Ra trường đi làm đã 3 năm nay, dù đang có mức lương 9 triệu đồng/tháng nhưng chưa tháng nào, cô nàng công sở có tên Trần Thị Thu Hường này lại tiêu hết quá 3 triệu đồng dù sống giữa Hà Nội.
Được biết, Hường đã làm tại phòng marketing của một công ty Dược quy mô nhỏ gần 3 năm. Ban đầu, cô nàng được nhận vào với mức lương khởi điểm chỉ 6 triệu đồng/tháng (đã bao gồm được công ty cho ăn trưa). Ở thời điểm ấy, Hường chỉ tiêu 1,5-2 triệu đồng/tháng. Số tiền 4 triệu đồng còn lại, Hường gửi về phụ cho bố mẹ ở quê để nuôi em trai đang học lớp 12.
Theo Hường, ai cũng cần có một khoản tiền tiết kiệm để đầu tư cho tương lai hay việc học nâng cấp bản thân
Sau 3 năm đi làm, dù lương đã tăng lên 9 triệu chưa kể các khoản thưởng quý, thưởng Tết khác, nhưng Hường vẫn giữ thói quen chi tiêu tiết kiệm. Mỗi tháng, cô nàng công sở độc thân này vẫn chỉ chi tiêu khoảng 3 triệu đồng.
Cụ thể các khoản chi hàng tháng của Hường như sau:
- Tiền thuê nhà: 1 triệu đồng (thuê chung cùng bạn)
- Tiền ăn: 1,2 triệu đồng (hạn chế ăn ngoài, có thể mang đồ ăn từ quê lên để tiết kiệm thêm)
- Tiền điện nước: 200 ngàn đồng
- Tiền chi tiêu vặt, xăng xe tiền đám cưới: 500 ngàn đồng
Đôi vợ chồng mới cưới ở giữa Hà Nội thu nhập 14 triệu nhưng tháng nào cũng để ra được 8 triệu
Đây chính là câu chuyện của cặp vợ chồng trẻ Trần Thị Minh và Nguyễn Duy Phúc ở Yên Nghĩa, Hà Đông (Hà Nội). Được biết, Minh đang làm tư vấn viên cho một nhãn hàng, lương tháng chỉ 6,5 triệu đồng. Còn Phúc là thợ sơn gò hàn mới vào nghề nên lương tháng cũng chỉ được 7,5 triệu. Tổng cộng mỗi tháng vợ chồng trẻ này có thu nhập 14 triệu đồng.
Tuy có thu nhập không cao, thậm chí ở mức trung bình thấp nhưng theo cô vợ tên Minh, việc chi tiêu hàng tháng ở gia đình không đến nỗi tệ. Bí quyết cho điều này chính là chủ động tiết kiệm ngay từ đầu tháng và hạn chế tối đa việc ăn ngoài.
Tự trồng rau dưa, nuôi gà vịt là một trong những cách giúp cặp đôi này tiết kiệm được quá nửa thu nhập/tháng
"Mỗi tháng mình cố gắng trích riêng khoảng 8 triệu đồng sau khi lĩnh lương và mở luôn sổ tiết kiệm online. Trích hẳn trước chừng này như vậy để cả tháng không bị lạm vào. Nếu tháng nào phát sinh nhiều chi phí cỗ bàn, đám cưới, đám ma chay, mình sẽ vay mượn thêm của đồng nghiệp, người thân rồi sẽ bù trừ các khoản khác để trả nợ", Minh chia sẻ.
Cụ thể các khoản chi hàng tháng của gia đình Minh - Phúc:
- Tiền điện nước: 500 - 530 ngàn đồng/tháng
- Tiền ăn: 3 triệu đồng/tháng (hạn chế ăn ngoài, tự trồng rau dưa, nuôi gà vịt để cải thiện)
- Tiền xăng xe: 300 ngàn đồng
- Tiền mua xà phòng, kem đánh răng, dầu ăn, mì chính, nước mắm, hạt rau: 300 ngàn đồng (mua cỡ lớn để tiết kiệm)
- Tiền hiếu hỷ: 900 ngàn đồng (nếu không cần đến thì gửi tiếp vào sổ tiết kiệm online)
- Tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm: 1 triệu đồng
Lương 9 triệu/tháng, chàng trai vẫn tiết kiệm được 2 triệu cho mục tiêu đầu tư sinh lời ngon ơ nhờ cách đặc biệt
Nhiều người cho rằng con trai thì không biết cách quản lý tài chính, chi tiêu nhưng với anh chàng tên Ngô Nam này thì chưa hẳn. Dù thu nhập chỉ rơi vào tầm 9 triệu/tháng, Nam vẫn trích ra được một khoản để đầu tư sinh lời khiến ai cũng phải ngưỡng mộ hỏi xin bí quyết.
Nhờ phương pháp chi tiêu thông minh, hợp lý mà dù lương chỉ 9 triệu nhưng Nam vẫn tiết kiệm được số tiền 2 triệu ngon ơ nhằm mục đích đầu tư sinh lời
Theo đó, để có được bí quyết chi tiêu hiệu quả, ngay từ ban đầu Nam đã học hỏi và xin tư vấn từ chuyên gia tài chính để có thể áp dụng chính xác vào mức tiền lương hàng tháng mà mình có. Con số được đưa ra là: tối đa 55% thu nhập cho các nhu cầu cần thiết (nhà ở, ăn uống, sinh hoạt, bạn bè, cafe, ma chay, cưới hỏi...), 10% cho việc đầu tư, 10% để phát triển bản thân, 10% để nâng cấp chất lượng cuộc sống (tham gia event, gặp gỡ người nổi tiếng, chuyên gia trong lĩnh vực bản thân đang theo đuổi) và còn lại thì dùng để làm từ thiện.
Trong quá trình áp dụng, Nam cũng rút ra được lời khuyên riêng dành cho các bạn trẻ đang có thu nhập tương đương:
- Hãy bỏ ra 2 triệu đồng tiền đầu tư ngay khi vừa lấy lương, để khi thấy tài khoản ngân hàng của mình giảm xuống bạn sẽ dễ dàng cắt bớt các khoản chi tiêu hơn
- Hạn chế các buổi party không cần thiết, tiết kiệm thời gian, sức lực để tập trung vào học tập và phát triển bản thân
- Sắp xếp lại các mối quan hệ theo mức độ thân thiết
Cách Ngô Nam sắp xếp chi tiêu:
- Các nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt: 4 triệu đồng
- Đầu tư cổ phiếu: 2 triệu đồng/tháng (có thể giúp thu về tài khoản 30 triệu đồng/năm)
- Tiền học các khóa học mua sách: 1,5 triệu đồng/tháng
- Các khoản còn lại: 1 - 1,5 triệu
Mất việc, hưởng bảo hiểm thất nghiệp 4.8 triệu/tháng, nữ nhân viên văn phòng ở Sài Gòn vẫn tiết kiệm được 2 triệu mỗi tháng
Nghe thì có vẻ khó tin nhưng nếu đọc xong câu chuyện của cô nàng tên Ngọc Lan này bạn sẽ gật gù thấy đúng thôi. Được biết, Ngọc Lan hiện là nhân viên hành chính văn phòng ở phường 10, quận Gò Vấp (TP.Hồ Chí Minh). Lan đã đi làm được 4 năm với mức lương 8 triệu một tháng. Cuộc sống nói chung tạm ổn, không quá dư dả nhưng đủ ăn đủ tiêu.
Thế nhưng biến cố ập đến khi công ty Lan làm ăn thua lỗ và buộc phải cắt giảm nhân sự. Đùng một cái thất nghiệp nhưng Lan khá bình tĩnh, cô nàng chủ động xin trợ cấp thất nghiệp. Mức lương trợ cấp thất nghiệp của Lan là 8 triệu x 60% = 4.8 triệu/tháng, được nhận trong vòng 5 tháng. Dù khó khăn nhưng Lan đã nhanh chóng tìm ra giải pháp "cứu" chính mình.
Ảnh minh họa
Cụ thể, cô nàng đã tìm người ở ghép để giảm tiền phòng xuống. Tiếp đó, thay vì ăn ngoài, Lan chuyển sang tự nấu ăn ngày 3 bữa. Những chi phí cho việc tụ tập bạn bè, xăng xe, mỹ phẩm được hạn chế tối đa.
Đặc biệt nhất là cô nàng nói không hoàn toàn với việc mua sắm. Theo Lan, dù shopping là sở thích của tất cả các cô gái, trong đó có Lan, nhưng mọi người cũng cần cân nhắc tình trạng cá nhân để xem xét tạm ngưng sở thích một thời gian. Nhờ giảm mọi khoản chi khác nên mỗi tháng, Lan vẫn giữ nguyên mức tích lũy dự phòng 2 triệu/tháng.
Con số chi tiêu cụ thể của Ngọc Lan:
- Tiền phòng: 700 ngàn đồng (do ở ghép)
- Tiền ăn: 1 triệu đồng (do tự nấu toàn bộ)
- Mỹ phẩm, chăm sóc da: 100 ngàn đồng (do tự làm mặt nạ)
- Xăng xe: 100 ngàn đồng
- Sinh nhật, cưới hỏi bạn bè: 500 ngàn đồng (cân nhắc những buổi thực sự cần thiết mới đi)
- Tiết kiệm: 2 triệu đồng
Bí quyết chi tiêu của bà mẹ ba con, thu nhập 21 triệu tiêu 11 triệu cho gia đình 6 thành viên mà cuộc sống vẫn sung túc đủ đầy Với mức thu nhập 21 triệu/ tháng, bà mẹ 3 con này đã lên cho mình 1 kế hoạch chi tiêu rõ ràng để cuộc sống gia đình sung túc mà vẫn có 1 khoản tích lũy dự phòng. Đó là câu chuyện chi tiêu của chị Khánh (Đống Đa, Hà Nội), một bà mẹ bỉm sữa đang nuôi 3 con nhỏ. Dù...