Thử ngay những cách này để kiềm chế cảm xúc tức giận
Trong cuộc sống, công việc hàng ngày, có nhiều nguyên nhân khiến con người ta bị stress, tức giận. Việc cáu gắt tức giận, mất bình tĩnh thường xuyên có thể dẫn đến các bệnh tim, gan, đột quỵ… thậm chí ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh bạn.
Dưới đây là những cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để đảm bảo sức khỏe bản thân.
1. Hít thở sâu trong 10 giây
Đây là cách tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Khi cảm thấy cảm xúc tiêu cực của bản thân đang có dấu hiệu tăng lên, hãy dừng lại mọi thứ, nhắm mắt, hít thở sâu trong vòng 10 giây, bạn sẽ nhanh chóng kiềm chế được cảm xúc của mình và lấy lại bình tĩnh.
2. “Uốn lưỡi 7 lần” trước khi nói
Dù đang cực kỳ tức giận, muốn tuôn hết mọi thứ bạn nghĩ trong đầu ra thành lời, thì hãy cố gắng suy nghĩ về những điều định nói, để không phải hối hận về sau.
3. Mở lòng, chia sẻ với người khác
Hãy mở lòng ra và chia sẻ nhiều hơn. Việc nói chuyện, tâm sự với bạn bè, người thân của mình sẽ giúp sự tức giận, cảm xúc tiêu cực giảm đi nhanh chóng và bạn có thể cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn bè, người thân của mình.
Video đang HOT
4. Quên tức giận bằng việc đi tìm niềm vui
Đừng cố gắng thể hiện sự tức giận của bản thân qua hành động, lời nói, hãy bỏ qua 1 bên, làm những điều bạn thích ví dụ: xem một bộ phim hài hước, nghe nhạc,… tâm trạng của bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
5. Hỏi chắc chắn để không bị hiểu nhầm
Những lời nói vụng về, tưởng chừng vô hại của người khác đôi khi lại khiến chúng ta hiểu nhầm, gây nên những suy nghĩ và khó chịu không đáng có. Do vậy, mẹo ở đây là khi bạn không hài lòng về lời nói của người khác, hãy hỏi lại chắc chắn xem ý của họ là gì.
6. Hạ “cái tôi” của bản thân
Tức giận là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Trong các cuộc tranh luận, hay giao tiếp, người có “cái tôi” quá lớn, là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì,… và khi đã tức giận, có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề.
Hạ cái tôi xuống, đặt mình vào vị trí của người khác, để cùng tìm phương hướng giải quyết.
Hạ cái tôi của bản thân để chọn cách thấu hiểu thay vì tức giận.
7. Đọc sách và thiền định
Một cuốn sách hay và hữu ích có thể giúp chúng ta thoát khỏi những cảm xúc bi quan, cũng nhờ vậy trở nên trầm tĩnh và lạc quan hơn.
Thiền định giúp con người ta thư giãn, kiềm chế cơn tức giận.
Thiền định giúp người ta bớt nóng nảy, hung hăng, giảm bệnh về tinh thần, tăng sự tự tin, quyể đoán, khả năng chịu đựng trong tình huống xấu,… Ngoài tác dụng thư giãn, nó còn giúp phòng và chữa các bệnh do mất cân bằng chức năng cơ thể.
Luyện tập 8 thói quen nhỏ mỗi ngày để có sức khỏe cường tráng, tràn đầy năng lượng
Không có sức khỏe, không có gì trong tay. Vì thế, dù bạn là ai, làm công việc gì, sức khỏe vẫn là quan trọng nhất.
Sức khỏe là món tài sản mà không gì có thể mua được. Bạn biết đó tiền mất chúng ta có thể làm kiếm lại được, chia tay người yêu này thì có thể quen người khác. Thế nhưng sức khỏe đã không còn thì bạn chẳng thể làm được gì nữa.
Dân gian có câu "Có sức khỏe là có tất cả". Tiền bạc, vật chất,... là điều kiện cần để chúng ta sống sung túc và đầy đủ, gia đình ấm êm hơn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có một sức khỏe tốt. Vậy để có một sức khỏe cường tráng, tràn đầy năng lượng thì chúng ta cần làm gì?
1. Ăn trứng vào bữa sáng
Ngay từ đầu bữa, "nạp" protein vào buổi sáng sẽ giúp bạn no lâu hơn và ổn định lượng đường trong máu để bạn không cảm thấy bị đói giữa chừng.
2. Hạn chế ngồi
Khi bạn xem TV, tốc độ trao đổi chất của bạn có thể sẽ bị chậm lại. Vậy tại sao bạn không dành 30 phút xem TV mỗi ngày của bạn để đi bộ nâng cao sức khỏe, tốt cho tiêu hóa?
3. Ăn ngũ cốc
Sử dụng ngũ cốc vào những bữa phụ để cung cấp protein và axit béo omega-3 tốt cho tim. Một nắm vừa lòng bàn tay vừa đủ để bạn giảm lượng calo đồng thời tăng năng lượng. Bạn có thể mua từng gói nhỏ hay để vào hộp nhỏ vừa tiện lợi vừa dễ mang đi.
4. Tập bài tập đơn giản
Chọn một nhiệm vụ đơn giản mà bạn thích và hoàn toàn tập trung vào nó trong 10 phút. Lưu ý khi bạn có nhu cầu chuyển sang việc khác, cứ tạm dừng bài tập trong sự bình tĩnh.
5. Đặt hạng mục chăm sóc bản thân vào danh sách việc cần làm mỗi ngày
Chủ động đặt hạng mục chăm sóc bản thân vào các thói quen hàng ngày để ra tay cứu trợ bản thân khỏi những thói quen xấu vào cuối ngày.
6. Ngồi thiền
Bắt đầu hoặc kết thúc một ngày của bạn từ 5-10 phút để tập trung vào hơi thở của bạn trong sự im lặng.
7. Tăng cường hoạt động thể chất giữa công việc và cuộc sống gia đình
Đi xe buýt đến công ty, tập gập bụng hoặc chống đẩy khi bạn làm xong việc nhà, hoặc điều chỉnh giai điệu và đung đưa quanh bếp. Hoạt động thể chất có thể làm giảm căng thẳng liên quan đến công việc.
8. Đừng đi ngủ trong sự tức giận
Nghiên cứu cho thấy đi ngủ trong một tâm trạng xấu không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, mà còn dự đoán sớm về các vấn đề sức khỏe 10 năm sau. Hãy liệt kê 3 điều bạn cảm thấy biết ơn trước khi tắt đèn.
4 thói quen buổi sáng gây hại cho phổi, người trẻ hay già đều phải tránh Nếu muốn bảo vệ phổi tốt trong mùa thu này, nhất định bạn cần phải tránh một số điều sau. Thời điểm giao mùa thường là lúc các bệnh liên quan tới phổi bùng phát nhiều nhất. Nếu không để ý và có những hành vi gây hại cho phổi, chắc chắn bệnh phổi sẽ "tìm tới" nhanh. Thói quen dễ dàng gây...