Thu lãi trăm triệu đồng nhờ trồng loại cây bán không bỏ thứ gì
Sau những năm trồng chuối, mít… không đem lại hiệu quả, vợ chồng lão nông ở Cà Mau bỏ túi cả trăm triệu đồng/năm nhờ trồng tre mạnh tông.
Dưới cái nắng như cháy da của những ngày đầu tháng 9, chúng tôi tìm đến gia đình bà Nguyễn Thị Nguyệt (57 tuổi; ngụ ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) – người thu lãi cả trăm triệu đồng/năm nhờ giữ xanh lũy tre mạnh tông.
Vợ chồng bà Nguyệt giữ lũy tre xanh thu lãi trăm triệu đồng/năm
Theo lời bà Nguyệt, trước đó dù hai vợ chồng bà làm rất nhiều việc không quản vất vả nhưng cuộc sống vẫn lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau. Sau nhiều đêm thức trắng, bà Nguyệt và chồng là ông Trần Văn Hận quyết định rời nơi “chôn rau cắt rốn” để đến ấp 13 nhận và khai khẩn đất rừng nhằm phát triển kinh tế.
Bà Nguyệt đậy gốc và dọn nhánh tre
Tưởng chừng vùng đất mới sẽ đem lại vận may cho đôi vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, một lần nữa họ lại gặp thất bại do trồng chuối, mít, dừa không hiệu quả. Xót thương hoàn cảnh của con, người thân nhiều lần khuyên vợ chồng bà Nguyệt nên trở về quê lập nghiệp để có người thân bên cạnh.
Nhưng với ý chí kiên định và sự cần cù, bà Nguyệt và chồng đã quyết định bám trụ với mảnh đất U Minh Hạ để nuôi hy vọng thoát nghèo.
Video đang HOT
Thu hoạch măng tre
Năm 1997, sau thời gian bàn bạc, vợ chồng bà Nguyệt quyết định tận dụng khoảng 0,5 ha đất bờ lên liếp trồng tre mạnh tông lấy măng bán và kết quả đem lại ngoài mong đợi.
“Lúc đầu, tôi chỉ trồng một vài cây tre lấy măng làm thức ăn trong gia đình. Tuy nhiên, sau đó tôi phải mang măng ra chợ bán vì tre năng suất cao. Từ đó, tôi quyết định trồng mới hơn 300 gốc tre để bán măng, lá, cây tre và cây giống… khi nhận thấy nhu cầu thị trường về loại này khá cao”, bà Nguyệt phấn khởi nói.
Măng tre mọc rất nhiều theo gốc
Tiếp lời vợ, ông Hận cho hay trồng tre không phải tốn nhiều chi phí cũng như công chăm sóc. “Người trồng tre chỉ cực khoảng 3 tháng đầu vì thời gian này phải dành nhiều thời gian bón phân, vô đất, tưới nước… Sau đó vài ngày mới tỉa nhánh, dọn cỏ 1 lần. Tre sau khi trồng khoảng 2 năm thì có thể thu hoạch măng và trung bình 1 gốc tre cho năng suất từ 70 – 80 mụt măng/năm”, ông Hận chia sẻ.
Bà Nguyệt chiết cây giống để bán cho người dân
Trước đó, bà Nguyệt phải đi hàng chục km để mang măng tre bán lẻ cho người dân và tiểu thương tại các chợ trên địa bàn. Những năm gần đây, do măng tre của gia đình bà được nhiều người biết đến nên chỉ cần “alo” thì thương lái sẽ đến tận nhà thu mua.
Hiện, măng tre được thương lái thu mua tận vườn với giá 10.000 đồng/kg. Theo lý giải của nhiều hộ có thâm niên trong nghề, thời gian này măng rơi vào mùa thuận (tháng 5 – 8 âm lịch) nên giá thấp do nguồn cung rất nhiều. Tuy nhiên, vào mùa nghịch (tháng 1, 2 âm lịch), măng tre có giá từ 20.000 – 30.000 đồng/kg nhưng vẫn không đủ bán.
Người dân bán măng tre cho khách đi đường theo tuyến lộ giao thông
Nhờ giữ xanh lũy tre mạnh tông mà cuộc sống gia đình bà Nguyệt ngày càng được cải thiện và lo cho các con được đầy đủ hơn.
Thời gian này, cứ 3 ngày, gia đình bà Nguyệt thu hoạch măng tre một lần và năng suất đạt trên 300kg. Riêng, mùa nghịch năng suất giảm nên 7 ngày mới thu hoạch 1 lần.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai, bà Nguyệt cho hay sẽ tiếp tục gắn bó với nghề. Đồng thời, tìm thêm đầu mối ở các chợ trong tỉnh để mở rộng diện tích trồng tre mạnh tông.
Lão nông thu tiền tỷ nhờ trồng chuối tiêu hồng
Sau khi trồng nhiều loại cây thất bại, lão nông Vũ Ngọc Hà đã "liều mình" chuyển đổi sang trồng chuối. Vượt khó, giờ đây ông Hà đã thu hàng tỷ đồng từ 10ha chuối.
Về với mảnh đất Đăk Hrinh vào những ngày đỏ lửa, chúng tôi đã thấy ông Vũ Ngọc Hà ((40 tuổi, trú xã Đăk Hring, Đăk Hà, Kon Tum đang cần mẫn cùng các nhân công chăm sóc vườn chuối rộng gần 10ha. Anh Hà trò chuyện, từ lâu anh đã có một niềm say mê với nông nghiệp. Chính vì vậy, anh luôn đi khắp các tỉnh thành để học hỏi các mô hình cây trồng hiệu quả.
Sau mỗi chuyến đi, anh Hà đã về nghiên cứu với thổ nhưỡng và trồng thử nghiệm các loại cây công nghiệp và cây ăn quả trên vùng mình sinh sống...Tuy nhiên, hiệu quả về kinh tế của các loại cây trồng không cao, trong khi thời gian thu hoạch lâu và tốn nhiều công chăm sóc, chi phí đầu tư lớn.
Vườn chuối tiêu hồng của anh Hà cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm
Năm 2018, anh Hà vô tình biết đến mô hình chuối tiêu hồng cho năng suất cao. Nhận thấy loại cây trồng này phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương. Trong khi đó, chuối tiêu hồng có chi phí đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chuối sau khi thu hoạch sẽ đẻ ra nhiều cây con nên không phải lo trồng lại. Cây chuối chủ yếu sử dụng phân chuồng đã hoai mục nên rất dễ tìm mua và đảm bảo yếu tố "sạch". Nhận thấy những ưu điểm này, anh Hà liền bắt tay vào trồng chuối.
Để thực hiện mô hình, anh Hà cùng 2 người bạn chung vốn và vay thêm ngân hàng để thuê 10ha đất tại thôn 8, xã Diên Bình (Đăk Tô, Kon Tum) nhằm xây dựng mô hình trồng chuối. Sau khi đã có đất, anh Hà lặn lội ra Học viện Nông Nghiệp ở Hà Nội tìm mua 25.000 cây chuối giống.
Nhờ những lợi thế mà giống chuối tiêu hồng mang lại mà ông Hà đã giảm rất nhiều chí phí đầu tư, thuốc bảo vệ thực vật
"Giống chuối này được nuôi cấy từ mô, sạch bệnh, có độ đồng đều cao. Kinh phí đầu tư rất ít, tính cả giống và công chăm sóc khoảng 200 triệu đồng mỗi ha. Trong khi đó, mỗi ha cho thu hoạch từ 70-80 tấn. Với giá chuối hiện nay là từ 5.000 - 10.000 đồng/kg thì mỗi ha sẽ cho thu nhập từ 400 - 800 triệu đồng." anh Hà cho biết.
Mặc dù hiệu quả rất cao nhưng cây chuối tiêu hồng lại là cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Giống chuối này ít sâu bệnh nên không sử dụng thuốc trừ sâu, quả chuối to đều. Khi chín quả có màu vàng đẹp, hương vị thơm ngon, thịt quả chắc và không chua như những giống chuối tiêu khác. Đặc biệt, chất lượng quả chuối khi chín rất ngọt, thời gian quả chín kéo dài nên thuận tiện cho việc chuyên chở lưu thông ngoại tỉnh hoặc xuất khẩu.
Theo anh Hà, mỗi năm, vườn chuối 10ha của anh cho thu hoạch từ 700-800 tấn chuối. Không chỉ xuất bán chuối quả, anh Hà còn tách cây non để bán giống. Mỗi cây con F1 sẽ có giá 10.000 đồng. Đến nay vườn chuối của anh hà đã bán hơn 20.000 gốc chuối giống đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng.
"Trang trại chuối của tôi đang liên kết với các công ty xuất khẩu chuối nên không lo vấn đề về đầu ra. Sắp tới, tôi dự định sẽ thuê thêm đất để mở rộng diện tích lên 40ha chuối. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ thành lập hợp tác xã, liên kết với bà con nông dân tại địa phương để tăng diện tích chuối tiêu hồng lên hơn 100 héc ta. Khi bà con liên kết với chúng tôi sẽ hỗ trợ về giống cây, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm với mức giá ngang với giá thị trường." ông Hà nói.
Ngoài bán chuối quả, anh Hà còn bán cả cây chuối giống
Vườn chuối tiêu hồng của ông Hà chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc, còn lại số ít được tiêu thụ trong nước. Để xuất khẩu vào được thị trường khó tính, sản phẩm chuối phải đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Chính vì vậy, ngày từ khi bắt đầu, ông Hà đã định hướng vườn chuối trồng theo đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn, đảm bảo sạch, an toàn. Theo đó, toàn bộ vườn chuối 10ha được bón bằng phân bò, không dùng phân hóa học. Ngoài ra, vườn chuối được đầu tư hệ thống tưới được đầu tư bằng công nghệ tưới tự động toàn bộ.
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh (Phó chủ tịch UBND xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) cho biết: "Mô hình chuối tiêu hồng của anh Hà bước đầu đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại giá chuối đang ở mức cao, trong khi đó vườn chuối của anh Hà không phải lo đầu ra vì liên kết với các công ty xuất khẩu chuối đi nước ngoài. Ngoài việc phát triển kinh tế, vườn chuối của anh Hà còn giải quyết từ 15-20 nhân công lao động tại địa phương.".
Trồng thứ rau "thức" cả ngày lẫn đêm, ông nông dân tỉnh Đồng Nai hái lá bán sang Hàn Quốc thu tiền tỷ Khi đêm xuống, lão nông Nguyễn Duy Kính (trú ấp Xuân Đông, xã Cẩm Mỹ, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) phải đi chong đèn cho nông trại trồng rau tía tô. Việc làm là lạ này nhằm tránh cho cây tía tô ra hoa, chỉ phát triển thiên về lá, hái lá để bán sang Hàn Quốc... Lão nông Nguyễn Duy Kính...