Thủ khoa tốt nghiệp xinh xắn đạt 9,5 điểm Văn
Nguyễn Ngọc Minh Hằng đạt tổng 6 môn thi là 58 điểm. Ngoài 3 điểm 10 ở các môn Sinh, Toán, tiếng Anh, Hằng còn đạt 9,5 điểm Văn với lập luận rất sắc sảo.
Bất ngờ với 9,5 điểm Văn
Trong năm học lớp 12, Minh Hằng đã đoạt nhiều thành tích học tập đáng nể: Danh hiệu học sinh giỏi nhì tỉnh, học sinh giỏi nhì Quốc gia môn tiếng Anh.
Ngay sau khi công bố điểm thi tốt nghiệp, cô bạn vui mừng: “Điều bất ngờ nhất với em là môn Văn đạt 9,5 điểm, mặc dù trước đó em khá tự tin với bài làm của mình”.
Minh Hằng bày tỏ: “Câu nghị luận xã hội về anh hùng trẻ tuổi Nguyễn Văn Nam ban đầu có hơi bất ngờ nhưng đây cũng là cơ hội cho học sinh thẳng thắn bày tỏ quan điểm về một tấm gương, một vấn đề thời sự, là dịp để thế hệ trẻ nhìn nhận lại cách sống của mình”.
Minh Hằng cho rằng đề bài nghị luận là dịp để thế hệ trẻ nhìn lại lối sống của mình.
“Em biết đến câu chuyện của bạn Nam từ khi sự việc mới xảy ra. Trong lúc làm bài, em đã nghĩ giá như bạn còn sống thì bạn cũng đang làm bài cùng chúng em. Em mong ở nơi nào đó, bạn mỉm cười khi thấy bọn em đang viết về tấm gương của bạn”, Hằng xúc động cho biết.
Trong bài làm của mình, ngoài việc khẳng định hành động của Nam rất dũng cảm, nhân hậu, Hằng đã đề cập đến nỗi đau mà gia đình, người thân phải gánh chịu khi Nam ra đi khi còn quá trẻ.
Qua đây cô bạn rút ra kết luận: “Hành động và sự hi sinh của Nam đặt ra nhiều vấn đề về lối sống và xã hội. Đó là sự ý thức tự bảo vệ mình trước tai nạn sông nước của mỗi cá nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thêm vào đó, không thể không nhắc đến nguyên nhân khách quan khi chính quyền địa phương chưa xây dựng được không gian vui chơi lành mạnh, an toàn cho các em”.
Video đang HOT
Đã từng bật khóc với môn “tủ” tiếng Anh
Hằng sinh ra trong một gia đình bố làm ngân hàng, mẹ làm phóng viên truyền hình, sử dụng hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Nga. Cô bạn chia sẻ: “Có lẽ em được hưởng gen học ngoại ngữ của mẹ”.
Tiếng Anh là niềm đam mê của Minh Hằng nên cô bạn say mê một cách kỳ lạ và học như tiếng mẹ đẻ. “Với mỗi môn học quan trọng nhất phải có sự đam mê, mình có yêu thích nó thì mới kiên trì, tìm tòi”, Hằng tâm sự
Không chỉ học qua sách vở, Minh Hằng học tiếng Anh thường cố gắng tạo ra môi trường tiếng Anh xung quanh mình qua âm nhạc, phim ảnh.
Minh Hằng (tay trái) có niềm đam mê học tiếng Anh.
Cô bạn có dáng người thanh mảnh, giọng nói đậm tình người xứ Nghệ lại đã từng bật khóc khi gặp khó khăn trong việc phát âm tiếng Anh không chuẩn. “Em từng bị mọi người chê lắm”, Hằng kể lại. Nghĩ đến bố mẹ, thầy chủ nhiệm luôn tin tưởng nên Minh Hằng lại tiếp tục cố gắng luyện phát âm, đạt danh hiệu HSG Quốc gia, IELTS đạt 7.5
Sắp tới, Hằng dự thi khối D vào khoa Tài chính-Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính Quốc tế trường ĐH Ngoại thương Hà Nội và ấp ủ ước mơ du học thạc sĩ tại bắc Âu.
Không nghĩ đến việc lập nghiệp tại nước ngoài, Minh Hằng mong muốn được làm việc, làm giàu tại việt Nam. Đó không chỉ là ước mơ của Hằng, bố mẹ Hằng mà còn là của dọc dài miền Trung nắng gió, nhọc nhằn.
Minh Hằng chụp ảnh kỷ niệm ngày ra trường cùng bạn bè.
QUYÊN QUYÊN
Theo Infornet
Thủ khoa xinh đẹp sáng chế xe dành cho người khuyết tật
Trong đồ án tốt nghiệp của mình, sinh viên Đặng Thị Thu Hiền, thủ khoa tốt nghiệp khoa Mỹ thuật công nghệ (ĐH Kiến trúc, TPHCM), đã sáng chế chiếc xe dành cho người khuyết tật không tay. Đồ án có tên gọi "Chim cánh cụt biết bay" vừa được chuyển giao cho Sở LĐ, TB-XH TPHCM.
Người khuyết tật ở chân vẫn có thể điều khiển xe nhưng với người khuyết tật không có tay thì dường như đó là ước mơ xa vời. Từ ý tưởng đó, Thu Hiền tìm đến một số mái ấm, cơ sở khuyết tật tìm hiểu, tham khảo từ những người khuyết tật tay để thực hiện ý tưởng thiết kế chiếc xe cho người không tay cho đồ án tốt nghiệp của mình.
Đặng Thị Thu Hiền bên sản phẩm "Chim cánh cụt biến bay" của mình.
Trên cơ sở tìm hiểu các loại xe dành cho người khuyết tật, phân tích điểm yếu thế mạnh của người khuyết tật tay, Hiền với cùng với một kỹ sư mày mò bắt tay thực hiện chiếc xe đạp bẻ lái bằng lưng.
"Ròng rã hơn 40 ngày, không nhớ bao nhiêu lần bọn mình lắp vào rồi lại gỡ ra vì không được như ý. Chiếc xe dành cho đối tượng khuyết tật nên đòi hỏi phải vừa đơn giản, gọn nhẹ nhưng phải rất linh động", Hiền nhớ lại.
Điểm nào chưa hoàn thiện lại tìm chắc khắc phục chỗ đó, cuối cùng sau nhiều đêm Hiền thức trắng, chiếc xe cũng hoàn thành. Xe được cấu tạo 3 bánh, hai bánh trước gắn bàn đạp. Bộ phận điều khiển xe nằm ở phần yên có điểm tựa lưng. Xe cũng được thiết kế đầy đủ phanh còi.
Trong quá trình hoàn thiện chiếc xe, Hiền đến gặp em Hồ Hữu Hạnh (ở Định Quán, Đồng Nai), cậu bé 12 tuổi không có tay để nhờ em lái thử xe. Ấn tượng với biệt danh "Chim cánh cụt" của Hạnh, Thu Hiền quyết định chọn tên đồ án của mình là "Chim cánh cụt biết bay".
Hiền chia sẻ, tên gọi này tuy đơn giản nhưng không chỉ chứa đựng điều kỳ diệu mà còn mang ý nghĩa động viên, khích lệ người khuyết tật tay. Cũng vì thế, Hiền đã chỉnh sửa thêm cho hình thức chiếc xe cho giống với hình ảnh của chú chim cánh cụt, đưa lại cảm giác thân thiện và tự tin hơn cho người điều khiển.
Thu Hiền trao đổi cùng em Vũ Minh Hùng, cậu bé không tay về chiếc xe đặc biệt này.
Sau khi chiếc xe đã hoàn thành, Hiền gặp cậu bé không tay Vũ Minh Hùng (ở Q.2, TPHCM). Hùng quen với việc học tập, sinh hoạt, làm việc nhà bằng đôi chân bao năm nay nhưng việc có thể điều khiển xe là điều em chưa bao giờ nghĩ đến.
Khi ngồi trên chiếc xe của Hiền mang đến, chỉ cần một cái lắc vai, qua trái, qua phải, cậu bé đã có thể điều khiển xe dễ dàng, Hùng vẫn khó tin vào sự thật mình có thể lái một chiếc xe vì nó chẳng khác nào một giấc mơ.
Hạnh phúc khi nhìn thấy sự sung sướng của Hùng, Hiền quyết định thực hiện clip ngắn kể về cậu bé không tay với cuộc sống thường nhật đến khi gặp giấc mơ có thật với hình ảnh em lái xe một cách thuần thục, dễ dàng. Clip này cùng sản phẩm là chiếc xe đạp điều khiển bằng vai, đồ án của Hiền đạt được 8,56 điểm, giúp cô trở thành thủ khoa của khoa Mỹ thuật công nghệ, ngành Tạo dáng năm 2012.
Giấc mơ của cậu bé không tay thành hiện thực.
Không chỉ đạt điểm số cao ở trường, điều vui mừng nhất với tân cử nhân Đặng Thị Thu Hiền là đề án của mình nhận được sự quan tâm của nhiều cá nhân và tổ chức xã hội. Tác giác đề tài mong rằng chiếc xe sẽ được phát triển hoàn chỉnh hơn và và sớm được sản xuất để đến với người khuyết tật.
Hoài Nam
Theo dân trí
Sinh viên giỏi: "Thu hút được nhưng giữ khó" Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh về công tác thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc vào các cơ quan nhà nước được đưa ra ngày 18-12 tại Hà Nội. Sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) trong ngày tốt nghiệp - Ảnh tư liệu Nhận định này được ông đưa...