Thủ khoa tốt nghiệp TP.HCM thích ‘buôn chuyện’
Phạm Thị Hoàng Yến tự nhận mình không ham học, cô bạn chỉ có phương pháp phù hợp để nhớ lâu, hiểu sâu. Kỳ thi này, em gái sinh đôi của Yến cũng đạt mức rất cao với 55,5 điểm.
Từng thi rớt vào trường chuyên, phần lớn thời gian học ở ngôi trường bình thường tại tỉnh nhà, cô gái Phạm Thị Hoàng Yến đã trở thành thủ khoa tốt nghiệp THPT ở TP.HCM nhờ vào một câu nói.
“Mọi người đều có bộ não như nhau. Sự khác biệt là chúng ta sử dụng bộ não như thế nào”, câu nói rút ra sau khi đọc cuốn sách của Adam Khoo đã làm Yến thay đổi tư duy để trở thành thủ khoa tốt nghiệp THPT của TP.HCM năm học 2011 – 2012.
Thủ khoa không hẳn vì giỏi
Sau khi không đậu vào một trường PTTH chuyên ở tỉnh Đồng Nai, Hoàng Yến học hai năm THPT ở Trường Nguyễn Trãi (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) rồi chuyển về TP.HCM học ở Trường tư thục Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TP.HCM) năm lớp 12.
Mặc dù năm lớp 11, học lực của Yến chỉ đạt loại khá, nhưng từ khi lên lớp 12, lúc đọc cuốn sách của Adam Khoo tựa đề Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh, Yến đã thay đổi cách suy nghĩ, phương pháp học tập và trở thành học sinh giỏi cuối năm lớp 12.
Hoàng Yến (trái) và em gái sinh đôi Hoàng Nhi
Khi nhận được kết quả là thủ khoa tốt nghiệp PTTH của thành phố, Yến đã không tin rằng đó là sự thật. Chỉ đến khi thầy giáo chủ nhiệm thông báo chính thức số điểm, Yến mới dám tin.
Video đang HOT
Tự nhận mình là kẻ không ham học mà chỉ thích “buôn chuyện”, đọc truyện và tổ chức trò chơi học tập trong lớp, Hoàng Yến tâm sự: “Không phải vì mình giỏi giang mà trở thành thủ khoa của thành phố, chỉ là cách mình sống, học tập và vận dụng nó như thế nào”.
Cô cũng cho biết thêm, một phần do môi trường học nội trú không mất nhiều thời gian đi lại, cũng như không phải làm việc nhà như các bạn khác, ngoài ra không phải đi học thêm, nên Yến có nhiều thời gian nghỉ ngơi và ôn bài.
Mỗi môn, một phương pháp
Với mỗi môn học, Yến đều có phương pháp học khác nhau.Yến kể, những ngày đầu lên thành phố học, các bài tập thuộc môn khoa học tự nhiên khá lạ khiến cô rất bỡ ngỡ. Thay vì “đầu hàng”, Yến tự mày mò tìm cách giải. Bài càng khó, Yến lại càng hứng thú. Những lúc khó quá, không thể tự giải thì Yến nhờ bạn bè, thầy cô giúp đỡ.
Vì là dân khối A và đặc biệt yêu thích môn Hóa, các bài tập môn Toán, Lý, Hóa đối với Yến không phải quá khó khăn. Vì thế mà không có gì bất ngờ khi đợt thi tốt nghiệp vừa qua, Yến đạt điểm 10 hai môn Toán, Hóa.
Nhưng với hai môn Sử, Địa, Yến lại đạt số điểm gần tuyệt đối với 9,5 điểm. Yến chia sẻ: “Những môn này chỉ cần có phương pháp học thì không khó lắm”.
Để có thể nhớ bài lâu, Yến đã tự vẽ sơ đồ tư duy các ý chính, ý phụ ra giấy trong quá trình học. Yến cho rằng những hình ảnh khi nào cũng dễ khắc sâu vào trí nhớ hơn là con chữ.
Riêng với những số liệu là ngày tháng của các sự kiện lịch sử, Yến và bạn bè tự tổ chức trò chơi, đố nhau như các trò chơi trên truyền hình.
“Ngoài ra, mình cùng bạn bè thường ngồi trả bài cho nhau. Bạn này sai, bạn kia nhắc nên những cái sai lại là những cái dễ nhớ ra khi làm bài” – Yến nói thêm. Có khi những tranh cãi kịch liệt ở trên lớp về vấn đề gì đó cũng là cách Yến ghi nhớ kiến thức.
Dù là “dân ngoại đạo” của các môn xã hội, Yến cho rằng 8,5 điểm môn Văn ở kỳ thi tốt nghiệp không phải là mức điểm cao. Theo Yến, để làm tốt một bài văn đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm sống của cá nhân rất nhiều.
Ngoài sở thích “buôn chuyện” với bạn bè, cô gái này thú nhận cũng bị tiểu thuyết, truyện tranh “mê hoặc”. Mặc dù không có nhiều thời gian ở năm cuối cấp, nhưng Yến vẫn cố gắng dành vài phút mỗi ngày để đọc sách nhằm bổ sung kiến thức về cuộc sống.
San sẻ khó khăn với người em sinh đôi
Cùng học với Yến ở trường là cô em sinh đôi Phạm Thị Hoàng Nhi. Cũng đạt số điểm khá cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua với 55,5 điểm, Nhi cho biết sở thích, cách suy nghĩ của hai chị em gần như giống nhau.
Từ việc cùng yêu thích môn Hóa, có năng khiếu với các môn tự nhiên, phương pháp học môn xã hội tương đồng, đến sở thích mua sắm, nói chuyện, đọc sách… cũng giống nhau khiến hai chị em càng thêm gắn bó khi học xa nhà.
Hai chị em sinh đôi Hoàng Yến, Hoàng Nhi hồn nhiên trước ống kính
Và có lẽ vì thế mà số điểm của hai chị em đều cao và suýt soát nhau ở các môn.
Kỳ thi ĐH sắp tới, cả hai chị em sinh đôi Yến và Nhi đều “chung chí hướng” khi chọn ngành kinh tế để tiếp tục nghiệp đèn sách.
Theo Thanh Niên
Nghị lực của cô học sinh nghèo khiếm thị
"Em sẽ cố gắng học thật giỏi đến lớp 12 rồi đi học làm cô giáo, để dạy cho các em nhỏ bị khiếm khuyết như em được đi học." Gương mặt cô bé Phạm Thị Ngọc Ánh, học sinh khiếm thị lớp 6 Trường THCS Phan Chu Trinh, Đà Lạt, toát lên niềm tin mãnh liệt.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở xã Tà Hine huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cô con gái út Phạm Thị Ngọc Ánh không may mắn bị khiếm khuyết ở mắt từ lúc vừa chào đời. Nhà nghèo, hai người anh trai phải nghỉ học sớm cùng gia đình lo chạy chữa cho đứa em gái từ nhỏ đã ham học dù mắt không thấy rõ, thế nhưng vẫn không khỏi. Học xong tiểu học, tháng 8/2011, cô bé 12 tuổi một mình lên Đà Lạt vào sống trong tu viện để theo đuổi ước mơ học tập.
Cô học trò khiếm thị Phạm Thị Ngọc Ánh luôn ước ao được một lần thấy rõ thầy cô và bạn bè.
Phạm Thị Ngọc Ánh hiện là một học sinh giỏi của lớp 6A12 Trường THCS Phan Chu Trinh, Đà Lạt. Cô bé rụt rè nhưng có nụ cười hiền hòa này luôn hòa đồng với các bạn cùng lớp và nhận được sự quý mến, tận tình giúp đỡ của bạn bè và thầy cô. Ngọc Ánh kể: "Cứ sáng sáng các bạn cùng lớp lại đứng trước cổng trường đợi xe thồ mà các Sơ ở tu viện thuê chở em đến trường để đưa em vào lớp, tan học lại đưa em ra cổng cho người xe thồ ấy chở về. Ở lớp các bạn hay đọc bài cho em chép, giờ ra chơi thì rủ em chơi cùng và đọc truyện cho em nghe nữa".
Mặt dù bị khiếm thị nhưng Ngọc Ánh vẫn được bố trí cho học chung với các bạn bình thường để em hòa nhập và tăng kỹ năng sống. Mắt chỉ thấy mờ mờ nên Ánh gặp không ít khó khăn: "Em chỉ nghe được bằng tai nên em thích học môn Văn vì nghe cô giảng nhiều, còn như môn Toán thì chỗ nào không theo kịp em hỏi cô hay bạn chỉ lại" - em tâm sự. Những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng chất lượng của các tiết học được áp dụng rộng rãi thì việc học với Ngọc Ánh lại thêm một chút khó khăn. Bởi trong những tiết học điện tử như vậy em không được nhìn thấy và thực hành như các bạn mà chỉ có thể lắng nghe thật kỹ những gì cô giáo giảng.
Cuộc sống xa nhà lại gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt cá nhân vì đôi mắt không thấy rõ, thế nhưng về nhà em luôn cố gắng tự học, hoàn thành bài vở để theo kịp các bạn. Sau những phấn đấu đầy nghị lực đó, học kỳ 1 vừa qua Ngọc Ánh xuất sắc đạt danh hiệu học sinh giỏi cùng với sự khâm phục của cả bạn bè và thầy cô. Khi được hỏi về ước mơ, khuôn mặt gợn buồn của em như sáng lên. Em hồn nhiên kể về ước mơ làm cô giáo, ước mơ được thấy rõ bạn bè, thầy cô của mình. Em còn khoe: "Hè này em sẽ xin đi học đàn, để sang năm học mới em có thể đánh đàn tham gia văn nghệ với các bạn".
Thầy Phạm Tiến - Hiệu trưởng THCS Phan Chu Trinh chia sẻ: Ngoài Ngọc Ánh, hiện nhà trường có 5 em học sinh khiếm thị được bố trí học chung cùng các em bình thường. Ban đầu, giáo viên trong trường cũng lo lắng vì không ai được đào tạo chuyên môn hay có chương trình gì để hỗ trợ dạy cho các em khiếm thị cả, lại học chung với các em sáng mắt nên thực sự khó khăn cho các em. Thế nhưng, nghị lực học tập không mệt mỏi của các em cộng với tấm lòng tận tình của giáo viên, sự cảm thông giúp đỡ của các bạn cùng lớp mà các em, đặc biệt là trường hợp của Ngọc Ánh, đã làm nên kỳ tích.
Vẫn biết con đường vượt qua hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật để đến với ánh sáng tri thức sẽ còn lắm vất vả, nhưng với niềm tin và nghị lực phi thường của cô bé khiếm thính Phạm Thị Ngọc Ánh, tin rằng ước mơ của em sẽ thành hiện thực.
Theo Diễm Thương
Báo Lâm Đồng
Học "nước rút" trước ngày thi Dù đã ôn tập từ đầu năm nhưng đến những ngày cận kề kỳ thi tốt nghiệp THPT, không khí ở các trường vẫn đầy âu lo, căng thẳng. Tại một cơ sở của Trường tư thục Nguyễn Khuyến, Q.Tân Bình, TP.HCM, lịch học những ngày cận kề kỳ thi vẫn dày đặc. Buổi sáng bắt đầu từ 6g15, 7g15 học sinh (HS)...