Thủ khoa lớp 10 Hà Nội chia sẻ cách ôn tập trong tuần nước rút
Chỉ còn vài ngày nữa, các sĩ tử sẽ bước vào kỳ thi lớp 10 công lập tại Hà Nội . Trần Tùng Bách , thủ khoa lớp 10 năm 2021 cho rằng, thay vì ‘cày ngày cày đêm’, đây là lúc các thí sinh cần có chiến lược cụ thể để ôn tập hiệu quả.
Với số điểm 57/60, trong đó môn Tiếng Anh và Lịch sử đạt 10 điểm; môn Toán đạt 9,5 và Ngữ văn đạt 9 điểm, Trần Tùng Bách đã vượt qua 93.000 thí sinh của Hà Nội để trở thành thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021.
Nhằm giúp các thí sinh không cảm thấy “sợ hãi” trong giai đoạn nước rút, nam sinh Trường THPT Kim Liên đã chia sẻ “bí quyết” để ôn luyện hiệu quả.
Chiến lược cho từng môn học
Cụ thể, đối với môn Ngữ văn – môn học vốn đòi hỏi sự ghi nhớ khá nhiều, theo Bách, học sinh có thể lựa chọn thời gian ôn tập vào sáng sớm. Lúc này cũng là thời điểm não bộ hoạt động tốt nhất, giúp việc ghi nhớ đạt được hiệu quả cao.
Tùng Bách cho hay, trước đây, môn Văn luôn là môn khiến em lo lắng và sợ hãi nhất. Nhưng Bách đã “học cách yêu” môn này bằng việc lập sơ đồ tư duy cho từng văn bản để ghi nhớ nội dung. Khi đã “thấm” nội dung từng bài, dù gặp phải chủ đề nào, Bách cũng không còn cảm thấy lo lắng vì bị “bế tắc” không biết viết tiếp ra sao .
“Có thể, với những bạn cảm thụ tốt, chỉ cần nắm ý chính của văn bản, các bạn đã có thể phân tích được. Nhưng em lại không có khả năng này và diễn đạt cũng không tốt. Do đó, việc sử dụng sơ đồ tư duy đã khiến em tăng khả năng ghi nhớ rất nhanh. Giai đoạn nước rút, các bạn có thể áp dụng cách này để thống kê lại nội dung chính của từng bài một cách khoa học, ngắn gọn nhất”, Bách nói.
Đối với phần nghị luận xã hội , để đạt được điểm cao, theo Bách, thí sinh cần chủ động tìm hiểu các vấn đề thời sự đang diễn ra xung quanh, từ đó có được những dẫn chứng độc đáo, gần gũi với cuộc sống nhất.
Trần Tùng Bách hiện đang là học sinh Trường THPT Kim Liên
Sau khi học xong môn Văn, Bách cho rằng, thí sinh có thể dành quãng thời gian còn lại trong ngày để luyện hai môn Anh và Toán. Việc ôn luyện hiệu quả nhất cho hai môn này chính là luyện đề thật nhiều.
Trong quá trình ấy, học sinh có thể rút ngắn thời gian lại từ 10 – 15 phút để quen với tốc độ làm bài thi. Ngoài ra, cần phải tạo thói quen đặt định mức thời gian cho từng phần trong đề.
“Việc luyện thật nhiều đề sẽ giúp thí sinh tiếp xúc được với các dạng bài khác nhau, từ đó cải thiện khả năng ứng biến, khả năng tư duy và tốc độ làm bài.
Mặc dù vậy, khi luyện đề tại nhà, sẽ không tránh khỏi tình huống gặp bài khó, mình sẽ mở gợi ý ra xem. Do vậy, em nghĩ rằng, cần phải xác định tâm thế thật nghiêm túc khi làm bài, giống như khi đang ở trong phòng thi để biết sức mình đến đâu và yếu ở điểm nào để khắc phục”, Bách nói.
Video đang HOT
Thay vì tìm kiếm các đề thi trên mạng, đôi khi lan man, không hiệu quả, 10X cho rằng, học sinh có thể xin thêm đề từ chính các thầy cô – những người đã có kinh nghiệm ôn tập lâu năm nên sẽ nắm được những nội dung sát với đề nhất.
Chiến lược trong phòng thi
Vào phòng thi, theo Bách, tâm lý và chiến lược làm bài là những điều quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của bài làm.
“Khi vào phòng thi, em luôn giữ cho mình tâm lý “không còn gì để mất”, nên cứ thế nỗ lực hết sức cho mỗi bài mà không nghĩ nhiều đến kết quả”.
Đối với môn Văn, điều quan trọng nhất vẫn là phải phân bổ thời gian sao cho hợp lý. Đặc biệt, với bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học, không nên quá chú trọng vào một phần mà gây thiếu hụt thời gian cho phần còn lại.
Khi nhận đề, thí sinh cần gạch chân từ khóa trong đề bài để tránh trả lời lan man, dài dòng, thậm chí lạc đề. Việc gạch ra những ý chính cũng là điều quan trọng, giúp cấu trúc bài mạch lạc hơn và người chấm cũng không phải mất công đi tìm ý trong bài viết.
Ở môn Toán và Anh, đây là những môn đòi hỏi kỹ năng làm bài và xử lý tình huống tốt. Thí sinh cũng nên dành ra 2 – 4 phút đầu tiên để đọc đề một lượt và nên bắt đầu từ những câu cơ bản trước. Cố gắng làm chắc chắn, cẩn thận để ăn trọn vẹn điểm của từng câu, không nên sa đà vào các câu phân loại, gây mất thời gian cho những câu còn lại.
“Thực tế, môn Toán chỉ xoay quanh một vài dạng toán nhất định. Đối với các câu từ 1 đến 4b – vốn là các dạng cơ bản thường gặp, thí sinh nên cố gắng hoàn thành được hết, tránh mất điểm oan vì những lỗi sai nhỏ nhặt (ví dụ như sai đơn vị, thiếu bước do làm tắt,…). Hãy chắc chắn mình đã làm được tuyệt đối số điểm trước khi tiến đến những câu hỏi phân hóa ở phần 4c và câu 5.
Còn ở môn Anh, thí sinh cần lưu ý những từ khóa trong câu và dấu hiệu cho biết mình cần dùng thì gì, loại từ gì. Với văn bản đọc hiểu, nên đọc qua một lần văn bản và câu hỏi sẽ giúp việc tìm đáp án nhanh hơn. Hay với những câu viết lại, cần tập trung vào các từ yêu cầu sử dụng để suy ra hướng giải quyết hợp lý…”, Bách nói.
Yếu tố thành bại nằm ở tâm lý
Trong giai đoạn nước rút ở tuần cuối cùng, Bách cho rằng, dù các sĩ tử đã có những vốn kiến thức nhất định, nhưng tâm lý của không ít thí sinh vẫn cảm thấy dường như mình đang bị thiếu hụt kiến thức. Khi gặp tình trạng này, nhiều bạn chọn cách học ngày, học đêm; “cày” quên ăn, quên ngủ.
Nhưng điều này thực chất rất có hại cho sức khỏe và trí nhớ. Bách cho rằng, giai đoạn này, thí sinh cần phải giữ bình tĩnh. Bất cứ khi nào cảm thấy việc ôn tập áp lực quá, thí sinh có thể đứng dậy hít thở sâu, vươn vai, nghe nhạc hay làm bất cứ điều gì mình thích để tâm trí được thoải mái, sau đó mới nên quay trở lại học tập.
Điều quan trọng, hãy vạch ra kế hoạch chi tiết cho từng tuần, thậm chí từng buổi học để không bị quá tải. Thông qua đó, thí sinh cũng biết được hôm nay mình đã học được những gì và mình đang đi đến đâu. Từ đó, các bạn sẽ không cảm thấy quá tải hay vô ích trong quá trình ôn tập kiến thức.
“Tâm lý thoải mái, vững vàng trước mọi áp lực là điều rất quan trọng. Bởi lẽ, một người có giỏi đến mấy nhưng tâm lý bất ổn thì việc làm cũng sẽ không được như mong muốn.
Do vậy, các sĩ tử cần giữ cho mình một sức khỏe thật tốt, một tinh thần thoải mái bằng việc ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, giúp bản thân không bao giờ rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress. Cuối cùng, hãy tin vào chính mình, bởi chỉ cần cố gắng thì cơ hội sẽ luôn rộng mở”, Tùng Bách nói.
Chàng trai Quảng Bình và hành trình đạt Thủ khoa Trường Sĩ quan Phòng hóa
Với số điểm đầu vào nhỉnh hơn điểm trúng tuyển chút ít, nhưng bằng chí vươn lên, chàng trai vùng "rốn lũ" Lệ Thủy (Quảng Bình) đã viết lên một câu chuyện đẹp.
Tốt nghiệp Thủ khoa trường Sỹ quan Phòng hóa (Binh chủng Hóa học), Trần Công Bằng ra trường mang quân hàm Trung úy và đang giữ vị trí Trung đội trưởng tại Tiểu đoàn Hóa học 38 (Binh chủng Hóa học).
Chàng sỹ quan chỉ huy có khuôn mặt điển trai, thư sinh mang chất giọng miền Trung cũng là 1 trong số 90 Thủ khoa xuất sắc được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vinh danh vào tháng 11 vừa qua.
Trần Công Bằng là 1 trong 90 Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trao tặng. (Ảnh: NVCC)
Với số điểm đầu vào nhỉnh hơn điểm trúng tuyển chút ít, nhưng bằng chí vươn lên, chàng trai vùng "rốn lũ" Lệ Thủy (Quảng Bình) đã viết lên một câu chuyện đẹp.
Ám ảnh những trận lũ kinh hoàng
Xã Thanh Thủy nằm sát con sông Tĩnh Giang, mỗi mùa bão lũ đến, người dân nơi đây lại phải sống chung với cảnh lụt lội.
Thuở học phổ thông, ngôi nhà cấp bốn là nơi trú ngụ của 4 thành viên gia đình Trần Công Bằng. Mưa to, gió lớn, mưa dột khiến mọi người phải lấy xô chậu hứng, còn khi nước lũ từ ngoài sông dâng lên tràn vào nhà, mọi người lại hối hả dọn dẹp đồ đạc cho lên gác xép, để tránh trú.
"Khi nước lũ dâng, bố mẹ em lại thức trắng đêm để canh lũ, lo cho đàn lợn gà. Thấy vậy, em rất thương bố mẹ và tự hứa phải cố gắng học tập để thoát nghèo", Trần Công Bằng nhớ lại.
Nhớ về trận lũ kinh hoàng năm 2010, khi đó Bằng đang học Trung học cơ sở, mưa lũ lên cao, ngập đến nửa căn nhà cấp bốn. Cả gia đình Bằng phải đi tránh trú cùng mọi người ở khu vực đồi có vị trí cao trong xã.
Khi nước rút để, tất cả các gia đình trở về nhà. Trước mắt họ đều là những hình ảnh bùn đất, rác thải bừa bộn từ ngoài sân đến trong nhà. Mọi người lại cùng nhau hì hục quét dọn vài ngày mới xong.
Năm 2020, trong khi đi học tại Trường Sỹ quan Phòng hóa, quê nhà lại hứng chịu trận bão kinh hoàng. Bằng gọi điện hỏi thăm bố mẹ, được mọi người bảo tình hình vẫn ổn. Tuy nhiên, khi xem qua chương trình thời sự, anh mới thấy trận lũ đó kinh hoàng như nào.
"Em biết bố mẹ đã giấu để em khỏi lo lắng, yên tâm học tập. Khi nước rút, em gọi điện cho bố mẹ thì được biết nước lũ đã làm sập mái căn nhà cấp bốn khi xưa, chuồng lợn bị sập, lợn mất hai con... May mà bố mẹ đã xây được căn nhà cao tầng nên có nơi tránh trú lũ trên cao", Trung úy Trần Công Bằng chia sẻ.
Cơ duyên với trường Phòng hóa
Khi còn học phổ thông, Trần Công Bằng được tiếp xúc với các chú, các bác làm trong môi trường quân đội, cùng với cuộc sống gắn liền với thiên tai, khiến nam sinh này tự nhủ lòng là phải cố gắng học tốt để có thể được cống hiến trong môi trường quân ngũ.
Năm 2017, Trần Công Bằng quyết định lựa chọn Trường Sỹ quan Phòng hóa. Điểm thi của Bằng tính cả điểm ưu tiên là 24 điểm, vừa hay nhỉnh hơn điểm trúng tuyển 0,25. May mắn đến đã đem lại niềm vui không chỉ riêng với em mà còn sự hi vọng, niềm tự hào cho gia đình.
Môi trường quân đội đã giúp Trần Công Bằng trưởng thành hơn. (Ảnh: NVCC)
Vào môi trường quân đội những ngày đầu, Bằng cũng như các bạn bè, đều có bỡ ngỡ do thay đổi môi trường sống. Nhưng với chế độ sinh hoạt, học tập điều độ đã giúp em rắn rỏi và sống có kỉ luật nề nếp hơn.
"Trước kia em chọn Trường Sỹ quan Phòng hóa vì cơ duyên và mường tượng ngành học của mình sau này sẽ có thể được nghiên cứu về hóa học. Khi học tập chính thức, em biết chuyên ngành của mình sẽ thiên về trang bị khí tài, phòng hóa, còn nghiên cứu hóa học thì thuộc về Học viện Kĩ thuật quân sự, đào tạo kĩ sư phòng hóa", Bằng chia sẻ.
Chuyên ngành sỹ quan chỉ huy kĩ thuật hóa học của Trần Công Bằng học cũng là một ngành chỉ huy như pháo binh, đặc công... nhưng ngành này có đặc thù là chuyên về phòng hóa. Trong thời bình, các chiến sĩ sẽ tham gia công việc như bảo vệ môi trường, xử lý khắc phục chất độc hóa học...
Để đạt được thành tích thủ khoa, Trần Công Bằng chia sẻ, bản thân đã nỗ lực rất nhiều ngoài việc phải học tốt các kiến thức chuyên ngành.
"Em nghĩ không chỉ riêng em mà tất cả các bạn theo học của trường đều mong muốn là thủ khoa. Chính vì thế, chắc chắn ai cũng phải cố gắng. Bản thân phải xác định tương lai của mình sẽ theo đuổi công việc này nên luôn tập trung để lĩnh hội các kiến thức của các giảng viên. Không phải chỉ học giỏi mà bản thân em còn phải có trau dồi kĩ năng sống, tiếp xúc bên ngoài để nắm tốt được chuyên ngành, có công tác quản lí bảo đảm huấn luyện, chỉ huy tốt", Trung úy trẻ tâm sự.
Xác định được mục tiêu ngay từ khi đặt chân vào môi trường quân đội, Trần Công Bằng đã cố gắng rèn luyện ngay từ năm học đầu tiên, và đều đạt kết quả học tập giỏi trong cả 4 năm học.
Trong 4 năm học, điểm học tập toàn khóa của Trần Công Bằng đạt 8.04/10, xếp loại rèn luyện toàn khóa loại tốt.
Chàng trai này còn từng nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cơ sở, tham gia cuộc thi Olympic tiếng Anh cấp nhà trường, Olympic các môn khoa học Mác - Lê Nin...
Tân Trung đội trưởng 23 tuổi cho hay: "Bản thân em vẫn chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình. Em sẽ cố gắng rèn luyện phấn đấu để hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao".
Trao học bổng 'Nâng bước thủ khoa' cho 130 sinh viên tiêu biểu Chiều 26/12, Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam và Báo Tiền Phong đã tổ chức chương trình vinh danh và trao học bổng "Nâng bước thủ khoa 2021" cho 130 sinh viên, kết nối trực tuyến tại hai đầu cầu TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo ban tổ chức, "Nâng bước thủ khoa" là chương trình nhằm tôn vinh,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vương An Vũ: Vượt lên 'lùm xùm' để thành công
Hậu trường phim
23:08:49 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Tin nổi bật
22:56:01 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
Thế giới
22:48:28 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025
Ana de Armas lên tiếng giữa lúc vướng tin hẹn hò Tom Cruise
Sao âu mỹ
22:33:48 23/05/2025
Microsoft lặng lẽ 'hồi sinh' MS-DOS trên Windows 11
Thế giới số
22:21:43 23/05/2025