Thủ khoa Kinh tế quốc dân: Đừng để quãng đời sinh viên chỉ “cắm đầu vào học”
Tốt nghiệp với số điểm 3,92/4, Trần Diệu Hương trở thành thủ khoa đầu ra của trường Đại học Kinh tế quốc dân trong đợt tốt nghiệp sớm.
Không đỗ vào ngành Kế toán – Kiểm toán vì trượt chỉ tiêu phụ, Trần Diệu Hương chuyển hướng và tìm thấy niềm đam mê với ngành Tài chính doanh nghiệp và trở thành thủ khoa của ngành và của cả trường Đại học Kinh tế quốc dân trong đợt tốt nghiệp sớm.
Mỗi ngành học đều có cái hay và tính ứng dụng vào thực tế riêng
Tốt nghiệp với số điểm 3,92/4, Trần Diệu Hương (sinh năm 1998, trú tại Thanh Trì, Hà Nội) trở thành thủ khoa đầu ra ngành Tài chính doanh nghiệp và của trường Đại học Kinh tế quốc dân trong đợt tốt nghiệp sớm.
Vốn có đam mê với những con số nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường trung học phổ thông, Trần Diệu Hương đã có ước mơ theo đuổi ngành Kế toán – Kiểm toán của trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2016, Hương đạt 25 điểm tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa). Cộng cả điểm ưu tiên khu vực, cô vừa đủ điểm để vào ngành Kế toán – Kiểm toán của trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Thế nhưng năm đó, ngoài yêu cầu đạt điểm chuẩn, các thí sinh muốn vào học tại ngành Kế toán – Kiểm toán phải có điểm số môn Toán từ 8,25 trở lên. Hương không đạt yêu cầu này khi điểm số môn toán chỉ đạt 8 nên đã trượt chuyên ngành mà mình yêu thích.
Trần Diệu Hương (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh kỷ yếu cùng bạn học. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
“Em thấy ngành Kế toán – Kiểm toán có cơ hội việc làm và định hướng nghề nghiệp rất cụ thể.
Bên cạnh đó, nhiều anh chị mà em quen làm việc trong lĩnh vực này cũng đều có công việc rất tốt nên đã đặt mục tiêu để theo đuổi nó nhưng vì tiêu chí phụ nên em không vào học được ngành mình yêu thích”, Hương chia sẻ.
Nữ thủ khoa cũng tâm sự, ngày biết mình không trúng tuyển vào ngành học yêu thích, bản thân cô đã buồn rất nhiều “mọi thứ như sụp đổ”. Trong bộn bề suy nghĩ, Hương đã nghĩ đến việc sẽ thi lại ngành này vào năm sau.
Được gia đình, bạn bè động viên và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, Hương quyết định nộp nguyện vọng vào ngành Tài chính doanh nghiệp, Viện Ngân hàng tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân.
Hương bảo: “Thật ra, ngành học này em không có niềm yêu thích và trước đó cũng không tìm hiểu kỹ. Tuy nhiên, thời điểm đó, ngành học này cũng có điểm đầu vào khá cao nên em đã nộp hồ sơ”.
Là sinh viên ngành Tài chính doanh nghiệp nhưng đam mê Kế toán – Kiểm toán vẫn luôn bùng cháy trong Hương. Thời gian học tập tại trường, Hương tham gia nhiều câu lạc bộ về Kế toán – Kiểm toán, gặp gỡ nhiều người đã từng là sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán của trường nhưng hiện lại làm việc trong lĩnh vực về tài chính.
Cũng nhờ thế, Hương hiểu hơn về ngành học của mình và đi đến quyết định “yêu cái nghề đang chọn mình”.
Khoảng thời gian sau đó, Hương chuyên tâm vào nghiên cứu ngành mình đang theo học với một niềm hứng khởi mới. Hương nhận ra rằng “mỗi ngành học đều có cái hay và tính ứng dụng vào thực tế riêng”.
Video đang HOT
Trần Diệu Hương cùng bố mẹ. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Ra trường sớm để có nhiều cơ hội
Mất một năm đầu để tìm được niềm đam mê với ngành học nên bước vào năm thứ hai, Hương tự nhủ bản thân phải quyết tâm để đuổi kịp các bạn cùng khóa.
Để đạt được thành tích 40/45 môn học đạt điểm A, Hương cho rằng bản thân ai cũng nên tìm một phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp với mình.
Trước khi đăng ký các môn học, Hương thường dành nhiều thời gian để tìm hiểu về môn học của mình qua các anh chị sinh viên khá trên từ đó đưa ra được phương pháp học tốt nhất cho từng môn.
Cô gái sinh năm 1998 cũng cho rằng việc tìm hiểu sự liên quan giữa các môn học cũng là một phương pháp học tập có hiệu quả cao mà đỡ tốn thời gian.
“Thực tế kiến thức khi học đại học không nhiều bằng chương trình học trung học phổ thông và các môn thường có liên quan với nhau theo chuyên ngành nên chỉ cần tập trung một chút là sẽ đạt được kết quả tốt”, Hương chia sẻ.
Tự nhận bản thân có xuất phát điểm muộn hơn các bạn cùng khóa nên Hương thường bố trí phần lớn thời gian cho việc học tập, trau dồi kiến thức của bản thân.
Những giờ học trên lớp, Hương cho biết bản thân cũng mạnh dạn trao đổi với thầy cô, bạn bè những vấn đề chưa hiểu sau đó tự mày mò để củng cố thêm kiến thức.
Để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, Hương cũng thường xuyên đăng ký tham dự nhiều các sự kiện liên quan đến chuyên ngành của mình học.
Đỉnh điểm là vào bốn tháng đầu năm 2019, Hương đăng ký dự thi 5 cuộc thi liên quan đến lĩnh vực tài chính, chứng khoán.
Hương cho biết, tại các cuộc thi, mặc dù không đạt được thành tích quá cao nhưng giúp cô mở mang vốn kiến thức đồng thời xây dựng được các mối quan hệ liên quan đến ngành học mình đang theo đuổi.
Trong thời gian này, cô gái sinh năm 1998 còn tập trung ôn luyện chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) dành riêng cho những người hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư, ngân hàng và tài chính.
Xác định rõ ràng và luôn đề cao tinh thần tự học trong thời gian còn ngồi trên ghế giảng đường, Hương đặt mục tiêu cho bản thân phải hoàn thành xong chương trình học để ra trường sớm nhất có thể.
“Em nghĩ nếu ra trường sớm, tỷ lệ cạnh tranh để có một công việc tốt sẽ thấp hơn rất nhiều với thời điểm các bạn đồng loạt ra trường.
Do nhà trường tạo điều kiện hết sức cho sinh viên nên việc đăng ký các học phần để học vượt trong mỗi kỳ rất thuận lợi”, Hương chia sẻ.
Khi đã có mục tiêu cho mình, mỗi kỳ Hương đều đăng ký học từ 22-25 tín chỉ và tập trung hết sức có thể để đạt được điểm cao nhất.
Bằng sự nỗ lực của bản thân, Hương hoàn thành chương trình học trong thời gian 3,5 năm với thành tích thủ khoa đầu ra.
Không muốn cả quãng đời sinh viên chỉ “cắm đầu vào học”, Hương còn dành ra 20% quỹ thời gian của mình cho các hoạt động xã hội của đoàn, trường.
“Bản thân em là một người rất coi trọng việc học nên dành phần lớn thời gian cho việc này.
Thời gian rảnh rỗi, em cũng tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường và khoa tổ chức. Mỗi người có một cách phân chia thời gian riêng của mình. Bản thân em thấy 20% quỹ thời gian cho các hoạt động ngoại khóa là đủ”, Hương tâm sự.
Diệu Hương trong một lần tham gia cuộc thi về tài chính. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Thử sức mình ở nhiều lĩnh vực
Khi biết mình trở thành thủ khoa đầu ra của trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hương cho biết bản thân rất tự hào với những gì mình đã bỏ ra trong thời gian học tập tại trường. Cô coi đây là một “dấu ấn của quãng thời gian sinh viên đầy tươi đẹp trước khi bước vào trường đời”.
Tuổi trẻ nào cũng có những điều nuối tiếc, đối với bản thân nữ thủ khoa, nếu như được một lần quay lại thời sinh viên, Hương cho rằng bản thân sẽ rèn luyện nhiều hơn về khả năng giao tiếp.
Hương cho rằng: “Tập trung vào việc học là một việc tốt nhưng bên cạnh đó cũng cần phải rèn luyện thêm những kỹ năng mềm để hoàn thiện bản thân. Bên cạnh kiến thức, những kỹ năng mềm cũng rất cần thiết trong quá trình làm việc sau này của mình”.
Giữa tháng 6/2020, Hương trúng tuyển và làm việc tại một ngân hàng. Nói về dự định trong tương lai, nữ thủ khoa cho biết bản thân sẽ thử sức mình ở nhiều vị trí để “xem thực sự mình hợp với vị trí nào”.
“Đến khi ra trường và đi làm, em mới nhận ra có những công việc không hẳn liên quan đến chuyên ngành em học nhưng nó cũng rất thú vị. Em muốn thử sức để xem mình phù hợp và có khả năng làm tốt nhất ở vị trí nào hơn”, Hương tâm sự.
Những thủ khoa đặc biệt
Đó là thủ khoa từng có 3 năm bỏ học để đi làm thuê, thủ khoa không nhập học bằng điểm thi chót vót và thủ khoa mong học ngành y theo nghiệp gia đình
Trong số các thủ khoa năm nay, có lẽ thủ khoa khối A Nguyễn Văn Kiên (SN 1999), cựu học sinh Trường THPT Phụ Dực (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) với tổng điểm 29,75 là trường hợp rất đặc biệt. Kiên đã từng có 3 năm gián đoạn việc học để đi làm thuê, sau đó mới trở về bắt đầu con đường học tập.
Thủ khoa khối A: Bỏ học 3 năm đi làm thuê
Cách đây 6 năm, khi đang học lớp 10, Kiên mê game đến mức cậu dành phần lớn thời gian để chơi điện tử. Dù bố mẹ thuyết phục thế nào, Kiên vẫn không thích học. Cậu học trò cảm thấy việc đi học không có tương lai nên đã quyết định bỏ dở.
Kiên bỏ nhà vào Nam làm đủ thứ nghề phổ thông, mỗi ngày kiếm khoảng 200.000 đồng. Ban đầu, Kiên thấy tự do, ngày đi làm thuê, tối về chơi điện tử. Nhưng sau đó, cậu thấy hối hận và quyết định quay về quê, tiếp tục sự nghiệp học hành còn dang dở.
Thủ khoa khối A Nguyễn Văn Kiên - Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP
Nghỉ học 3 năm, Kiên gần như quên hết mọi kiến thức căn bản. Cậu bắt đầu lại từ con số 0 với những nỗ lực phi thường để chiến thắng bản thân. Năm lớp 11, cậu đã đuổi kịp các bạn trong lớp. Kiên thường xuyên tự học bài vở trước để lên lớp tiếp thu bài nhanh hơn, chăm chỉ luyện đề nhiều hơn để nhớ các dạng bài tập. Bí quyết học của Kiên là "luyện tập, luyện tập và luyện tập" các dạng bài tập. Kiên đã thuyết phục được các thầy cô tạo điều kiện cho cậu được chuyển từ lớp cơ bản sang học lớp mũi nhọn của trường. Với nỗ lực bản thân, Kiên đã lọt vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi tỉnh môn hóa và đoạt giải nhất.
Mong ước thủ khoa khối A đơn giản là có mặt trong lớp Tài năng Khoa học máy tính, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thủ khoa khối D: Bí quyết là sự tập trung
Nguyễn Ngọc Khanh, cựu học sinh Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, chính thức trở thành thủ khoa khối D toàn quốc với 29 điểm. Tổng điểm 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển (toán, ngữ văn, tiếng Anh) của em là 29 (môn toán và tiếng Anh cùng được 10 điểm, môn ngữ văn 9). Kết quả điểm thi các môn khác của Khanh ở tổ hợp khoa học xã hội cũng khá cao, địa lý 8,5, lịch sử 7, giáo dục công dân 9.
Thủ khoa khối D Nguyễn Ngọc Khanh - Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP
Giành được kết quả cao nhưng Khanh cho hay bí quyết của em không có gì đặc biệt. Hằng ngày em không học quá muộn và điều quan trọng nhất để thành công là sự tập trung khi ngồi vào bàn học. Khi bước vào kỳ thi, kinh nghiệm của Khanh là luôn tự nhắc mình cẩn trọng với từng câu, kể cả câu đơn giản nhất để tránh những bẫy lừa. Với môn toán, Khanh chú tâm vào 40 câu đầu để hạn chế việc mất điểm đáng tiếc. Đối với môn văn, Khanh chia thời gian ra thành 3 khung 20 - 20 - 80. 20 phút đầu dành cho phần đọc hiểu, 20 phút nghị luận xã hội, còn lại dồn lực cho nghị luận văn học. Riêng tiếng Anh, do được học chuyên và cũng là môn tự tin nhất nên Khanh dành ít thời gian ôn luyện. Tuy nhiên, với việc nắm chắc kiến thức và học chuyên sâu nhiều năm, nữ sinh này không quá khó khăn để giành điểm 10.
Tuy trở thành thủ khoa khối D toàn quốc nhưng điều khá đặc biệt là Khanh không sử dụng kết quả này để xét tuyển ĐH. Trước đó, Nguyễn Ngọc Khanh đã trúng tuyển vào H Ngoại thương theo phương thức xét học bạ. Khanh cho hay em vẫn nhập học theo phương thức kết quả học bạ đã trúng tuyển. Tân thủ khoa cũng chia sẻ trở thành thủ khoa tuy không phải mục tiêu nhưng là một bước ngoặt rất lớn trong cuộc đời, là bước đệm cho em nỗ lực để hoàn thiện mình.
Thủ khoa toàn quốc khối B: Mong nối nghiệp gia đình
Em Nguyễn Trần Ngọc Thảo, học sinh lớp 12 chuyên hóa, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ), là 1 trong 4 thủ khoa khối B toàn quốc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.
Với môn toán 9,8 điểm, hóa 10 điểm và sinh 10 điểm, Nguyễn Trần Ngọc Thảo trở thành thủ khoa khối B.
Thủ khoa toàn quốc khối B Nguyễn Trần Ngọc Thảo - Ảnh: CA LINH
Gia đình Ngọc Thảo ở tại thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Vào năm lớp 10, Thảo đã thi và trúng tuyển vào Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng. Em phải xa gia đình để lên một môi trường mới học tập. "Lúc mới vào trường chuyên em rất bỡ ngỡ, sợ mình ở tỉnh lẻ, sức học không bằng mấy bạn ở thành phố. Nhưng gia đình, thầy cô thường xuyên động viên đã giúp em hòa nhập tốt" - Ngọc Thảo chia sẻ.
Về bí quyết làm bài thi điểm cao, Ngọc Thảo cho rằng cần nắm kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, đặc biệt môn sinh, cần học kỹ phần lý thuyết, sau đó làm bài tập từng chuyên đề, khi kiến thức vững, thì tìm đề khó để giải. Bên cạnh đó, Thảo cũng thường lên mạng học thêm về toán, hóa, sinh. Từ năm cấp 1 đến cấp 3, Thảo đạt nhiều giải thưởng: đoạt nhiều huy chương trong các kỳ thi Olympic 30-4, trại hè phương Nam, giải thưởng về máy tính cầm tay, học sinh giỏi hóa cấp thành phố... "Em được tuyển thẳng vào Trường ĐH Ngoại thương và ĐH Kinh tế TP HCM nhưng nguyện vọng của em là làm bác sĩ, nối nghiệp ba mẹ. Em đã đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành y đa khoa của ĐH Y Dược TP HCM" - Thảo nói.
Bí quyết trở thành thủ khoa Cố gắng giữ cho tinh thần thoải mái, sức khỏe ổn định, dành thời gian thư giãn để đọc sách, trò chuyện với bạn bè để khuây khỏa đầu óc... Đó là bí quyết chung mà các thủ khoa vận dụng để giảm căng thẳng học hành. Phải tìm ra lỗi sai để không mắc sai lầm nữa Với 29,8 điểm (toán 9,8,...