Thủ khoa khối A luôn giữ vững phong độ học tập với mục tiêu đạt bằng xuất sắc
Phạm Đình Dương là cái tên mà nhiều bạn trẻ ở Bách khoa biết đến với danh hiệu là thủ khoa khối A của viện Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Dương sinh ngày 13/05/1999, hiện nay đang là sinh viên năm 4 ngành CTTN- Điều khiển tự động của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Với Dương việc học thật sự quan trọng và cậu luôn cố gắng từng bước để đạt được ước mơ của mình đó là đạt bằng xuất sắc và trở thành kỹ sư giỏi trong tương lai.
Dương là chàng trai thông minh luôn cố gắng trong học tập. Ngay từ khi học cấp ba, Dương đã chứng minh được năng lực của bản thân khi trở thành học sinh ưu tú, đạt được nhiều thành tích trong học tập: Giải nhất môn toán cấp tỉnh lớp 12; Giải nhất cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay cấp Quốc gia lớp 12; thủ khoa đầu vào của viện Điện với số điểm 29.8 điểm khối A, 29.55 điểm khối B trong kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Không chỉ vậy, trong suốt quá trình học tại Bách khoa, Phạm Dương đều đạt điểm số cao và vinh dự đạt học bổng Khuyến khích học tập và học bổng Tài năng Đại học Bách khoa Hà Nội năm nhất và năm hai.
Để đạt được nhiều thành tích đáng tự hào như trên, Dương chia sẻ:
Trong suốt các năm học phổ thông, việc học đối với mình không quá khó khăn, bởi nó như là công việc hàng ngày mà mình cần làm như việc ăn cơm vậy. Ngoài giờ học trên lớp, mình dành phần lớn thời gian ở nhà để học và luyện tập, thỉnh thoảng mới đi chơi.
Với mình dành thời gian cho việc học khiến mình thoải mái và không hề bị ép buộc. Mình đã có thói quen học từ khá lâu, nên việc học hàng ngày nó khá bình thường.
Bên cạnh đó, mình rất may mắn khi trong suốt quãng thời gian phổ thông luôn được những người thầy, người cô tận tâm dẫn đường chỉ lối cho mình. Với những người lái đò tận tâm như vậy, việc còn lại của mình là cố gắng không để các thầy cô thất vọng.
Theo Dương, muốn theo đuổi đam mê, muốn đạt được thành tích cao thì bản thân cần nhất là “sự kiên trì”. Ngày nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn và ai cũng có thể chọn lựa đam mê trong vô vàn đam mê trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định được đúng con đường mà mình đang muốn hướng đến. Nếu có lỡ chọn sai, cần kiên trì mạnh mẽ đứng dậy và đi tiếp, hãy coi việc chọn sai là một bài học để rút kinh nghiệm.
Để tránh được những rủi ro, Dương nghĩ rằng, đối với những bạn chưa biết đi theo hướng nào thì nên khảo sát kỹ trước khi lựa chọn và quan trọng là đam mê chưa đủ, bạn cần có sự “cố gắng kiên trì”. Nếu sau khi chọn được hướng đi cho mình mà bạn đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không cải thiện được gì thì có thể hẵng tính đến việc thay đổi, bởi vì nhiều khi “nghề chọn người, chứ không phải người chọn nghề”.
Video đang HOT
Có một kỷ niệm của năm nhất khiến mình nhớ mãi trong những năm đại học. Đó là lần mình nhận được điểm thi giữa kỳ của môn giải tích 1 là 5 điểm. Mình thực sự sốc, vì thời gian nửa học kỳ đó mình cũng không hề lười, nhưng…
Sau khi bình tĩnh trở lại, mình có xin thầy phúc khảo để xem mình đã làm sai những gì, và điểm đã lên 6, vì có một câu thầy quên cộng điểm. Thế nhưng 6 cũng là con số làm mình không thể hài lòng được.
Sau khi suy nghĩ kỹ, mình đã khá hiểu ra vấn đề của bản thân: Đó là cách học ở đại học không giống phổ thông, mình thì dành thời gian chưa đủ nhiều cho một khối lượng kiến thức khá lớn được học trong 2 tháng như vậy. Nên từ việc bị shock, mình đã vạch ra mục tiêu để thay đổi, ít nhất là môn học này, cuối kỳ mình được 7 điểm, tuy chưa hài lòng lắm nhưng là con số khá cao trong lớp rồi.
Đối với việc đam mê của bản thân, bản thân mình gần như là đã xác định được hướng đi ngay từ nhỏ. Hồi đó, mình thích và tìm hiểu về công nghệ, cho nên sau khi tìm hiểu các ngành học, thì mình thấy ngành Điều khiển tự động, Đại Học Bách Khoa Hà Nội khá thích hợp với mình, vì lúc đó đơn giản mình nghĩ là mình muốn kết hợp cả 2 môn Vật lý và Toán trong công việc và học tập, nếu học Công nghệ thông tin thì mình chỉ code rồi học Toán chắc là chán lắm. Và thật may mắn là sau thời gian theo học thì mình cũng vẫn thích ngành mình theo đuổi.
Mình không có khó khăn gì nhiều khi theo đuổi ngành học này lắm. Có chăng là khi chọn chuyên ngành nhỏ để theo đuổi, kèm theo xung quanh là những cơ hội khác, những ngành học khác có vẻ “hot” hơn, đã khiến mình đắn đo và khá khủng hoảng. Nhưng mà như mình đã nói ấy, mình nghĩ mình sẽ cố gắng hết sức cho cái mình quyết định cái đã, nếu nó có không hợp thì mình cũng vui vì mình đã cố gắng hết sức.
Lúc vào Bách Khoa thì bố mẹ mình ban đầu rất lưỡng lự và muốn mình theo học Y, vì nhà mình không có ai làm kỹ thuật, còn làm bác sĩ thì rất nhiều, thì bố mẹ lo cũng là đúng vì bố mẹ lúc đó không biết rõ sau này học Bách Khoa ra thì làm gì, có thất nghiệp hay không. Nhưng sau khi nghe nguyện vọng của mình, và quyết tâm của mình thì bố mẹ đồng ý, và tôn trọng quyết định của mình. Cho đến giờ thì bố mẹ cũng khá hài lòng và tin tưởng mình.
Ước mơ của mình hiện tại là sau này có thể trở thành một kỹ sư giỏi, một chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực mình theo đuổi. Để thực hiện được mục tiêu này thì mình đã đang và sẽ phải “học” rất nhiều, không chỉ học Đại học và cả sau Đại học nữa, không chỉ kỹ thuật và còn nhiều thứ khác nữa.
Mục tiêu gần hơn có lẽ là nghiên cứu khoa học trong năm cuối thật tốt, tốt nghiệp Xuất sắc và tìm cơ hội học sau Đại học ở nước ngoài. Mình muốn học để bản thân trở thành phiên bản tốt hơn, để lĩnh hội và cảm nhận thế giới được trọn vẹn hơn.
Dương đã từng nghe ở đâu đó câu nói như thế này “Khi gặp khó khăn, đừng tự trách bản thân tại sao không vượt qua được, nó chỉ làm duy ý chí, hãy tự hỏi: mình có thể làm gì để cải thiện tình huống này dần dần “, chắc có lẽ đây là câu nói giúp Dương khi gặp khó khăn đều vui vẻ và tích cực vượt qua nó dễ dàng.
Dương cho rằng: “Cuộc sống là chuỗi những khó khăn, mà không có khó khăn thì thật nhàm chán và chính khó khăn làm cho gia vị cuộc sống của mình thêm phần thú vị hơn”.
Anh văn Hội Việt Mỹ VUS trao tặng học bổng tiếng Anh toàn phần cho 85 Tân Thủ Khoa
Chương trình nhằm tôn vinh, trao học bổng cho các tân thủ khoa và sinh viên đạt thứ hạng cao đầu vào các trường đại học, học viện trong cả nước, có hoàn cảnh khó khăn.
Sáng 29-11, tại Hội trường Thành ủy TPHCM, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Báo Tiền Phong tổ chức vinh danh và trao học bổng "Nâng bước thủ khoa 2020" cho 85 sinh viên (mỗi suất 10 triệu đồng và nhiều phần quà giá trị khác), là tân thủ khoa đầu vào các trường đại học từ Thừa Thiên - Huế trở vào Cà Mau.
Chương trình "Nâng bước thủ khoa" là một hoạt động thường niên trong chuỗi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam (T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), do báo Tiền Phong làm thường trực và Anh văn hội Việt Mỹ VUS là đơn vị đồng hành.
Qua 5 năm tổ chức, chương trình học bổng này đã "nâng bước", giúp đỡ, tôn vinh hơn 300 em sinh viên là thủ khoa đầu vào của các trường đại học, nhiều em nhờ có học bổng của chương trình nên đã yên tâm học hành, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Cũng không ít em trong số đó hiện đã tốt nghiệp với điểm số khá cao, có việc làm ổn định...
Năm nay, theo dự kiến ban đầu, Ban Tổ chức sẽ trao 67 suất học bổng (nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày báo Tiền Phong ra số đầu tiên) cho các tân thủ khoa và sinh viên đạt thứ hạng cao đầu vào các trường đại học, học viện từ Thừa Thiên - Huế trở vào; mỗi suất 10 triệu đồng tiền mặt và 1 suất học bổng tiếng Anh toàn phần trị giá tương đương 10.000.000 đồng tại Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ VUS và nhiều hiện vật giá trị khác.
Tuy nhiên, trước tình hình các tỉnh miền Trung liên tiếp phải hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề do bão lũ, sạt lở đất, nhiều gia đình lâm vào cảnh trắng tay khiến việc học của các bạn tân sinh viên có khả năng bị đứt đoạn, ban tổ chức đã quyết định nâng số suất học bổng lên 85 suất, trong đó có chú ý đến tân sinh viên các tỉnh miền Trung.
Chương trình còn gây xúc động với những câu chuyện truyền cảm hứng sống cho thế hệ trẻ với những tấm gương vượt nghịch cảnh, biến ước mơ thành hiện thực của cậu sinh viên Nguyễn Bá Toàn bị bệnh nhuyễn xương nuôi ước mơ vào giảng đường Đại học hay cô gái nghèo dân tộc Thái - Đào Thị Xoan muốn trở thành tiếp viên hàng không bay lượn khắp trời: " Em thích được "bay lượn" và khám phá những vùng đất mới, tìm hiểu cuộc sống và con người ở đó. Với những cô bé ở tỉnh lẻ nhưng em, chắc ít người mơ về nghề nghiệp đó. Nhưng em tin, nếu bản thân nỗ lực thì chắc chắn sẽ đạt được ước mơ" , Xoan tâm sự.
Chương trình "Nâng Bước Thủ Khoa" với 85 Suất học bổng tiếng Anh toàn phần là một hoạt động trong chuỗi các chiến dịch vì cộng đồng của Quỹ Vì Tương Lai Tươi Sáng do VUS sáng lập. Năm 2020 quỹ đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa như:
- Tiếp sức tuyến đầu chống dịch với 1000 suất học bổng và 20.000 khẩu trang cho Sở Y tế TP Hồ Chí Minh
- Trao tặng 400 suất học bổng cho sinh viên ngành Y, thanh niên tình nguyện phòng chống Covid - 19.
- Phối hợp cùng CĐ Saigon Co.op hỗ trợ học bổng tiếng Anh trợ giá từ 25% - 50% cho toàn bộ đoàn viên hoặc người nhà của đoàn viên.
- "Góp suất ăn trưa gửi học sinh miền Trung" với 600 phần quà (tổng tương ứng với 387.532.000 triệu đồng) gửi đến 7 điểm trường tại vùng rốn lũ miền Trung.
- Tiếp tục đồng hành cùng The Library Project mang đến 7.469 đầu sách mới và 1.248 CD cho giáo viên và các em học sinh tại các tỉnh xa.
Đôi nét về quỹ "Vì Tương Lai Tươi Sáng"
Được ra đời năm 2017, quỹ "Vì Tương Lai Tươi Sáng" do VUS khởi tạo mang theo sứ mệnh sẻ chia giá trị tích cực đến cộng đồng, từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Với phương châm "Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi", kể từ khi thành lập đến nay, quỹ đã mang đến nhiều dự án ý nghĩa. Phải kể đến như liên tục kết hợp cùng Tổ chức The Library Project đem thư viện khang và đầu sách ý nghĩa đến các em nhỏ vùng sâu, vùng xa; kết hợp cùng Tổ chức Ánh sáng núi rừng đem đến mái trường vững chắc cho trẻ em vùng cao ở Nậm Vì, Điện Biên; đồng hành cùng các Y Bác Sĩ tuyến đầu vững vàng chống Covid; ...
Nghiên cứu sinh Việt ở Harvard và những 'đáng lẽ' của tuổi trẻ Theo Cao Bảo Anh, nghiên cứu sinh tại ĐH Harvard, để chinh phục học bổng, cần vượt qua những cái "đáng lẽ" của tuổi trẻ và kể lại câu chuyện của mình một cách mạnh mẽ và thuyết phục... Cao Bảo Anh - nghiên cứu sinh ngành miễn dịch học tại ĐH Harvard là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH...