Thủ khoa ‘bật mí’ để thi tốt phải tin vào chính mình
Nguyễn Ngọc Băng Tâm, thủ khoa Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM năm 2019, khẳng định điều giúp Tâm có được kết quả thi tốt trong kỳ thi THPT quốc gia là nhờ có niềm tin lớn vào bản thân mình.
Bí quyết để Tâm đạt được kết quả tốt trong kỳ thi và trở thành thủ khoa là phải tin vào chính mình – HOA NỮ
“Mình luôn có niềm tin với bản thân, vì mình nghĩ nếu không tin tưởng bản thân thì sẽ không ai dám tin mình. Cho nên lúc ôn thi thì mình luôn tin bản thân sẽ làm tốt, và niềm tin đó đã giúp mình làm bài suôn sẻ và may mắn đạt được kết quả thủ khoa”, Tâm chia sẻ.
Tin vào bản thân để vững tâm lý
Nhắc về vấn đề có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi cử của học sinh, Tâm cho rằng đó chính là tâm lý. Tâm kể: “Mình rất có niềm tin vào bản thân, nên đi thi mình ít khi bị ảnh hưởng tâm lý… Ngoài ra, một ngày trước ngày thi mình không ôn bài mà chỉ thư giãn bằng cách chơi nhạc cụ, giải trí để cho não được nghỉ ngơi và có trạng thái tốt nhất cho kỳ thi”.
Cũng theo Tâm, ngoài căng thẳng về mặt tâm lý thì vấn đề áp lực học tập là không thể tránh khỏi. Nên theo thủ khoa này, để giảm tải áp lực thì khoảng thời gian còn học ở trường, học sinh đừng quá chăm chú ôn thi mà quên đi những hoạt động vui chơi, giải trí để tạo nên những kỷ niệm khó quên với bạn bè năm cuối cấp. Trong giai đoạn ôn thi nước rút thì bản thân Tâm vẫn tham gia hoạt động ngoại khóa với câu lạc bộ, vẫn nhắn tin nói chuyện với những người bạn thân.
Tâm cho rằng khi tin vào chính mình thì tâm lý cũng sẽ vững để có thể bước vào kỳ thi một cách hiệu quả nhất – HOA NỮ
“Nếu cảm thấy quá căng thẳng thì mình nghĩ các bạn có thể tâm sự với những người thân của mình, và quan trọng hơn hết là rèn luyện tinh thần thật cứng cáp để không bị áp lực đánh bại”, Tâm gửi gắm.
Theo Tâm nhiều bạn khi đến kỳ thi thì thường nói không với mạng xã hội, nhưng cô nàng thủ khoa này thì ngược lại.
Tâm kể thời gian ôn thi cô nàng vẫn sử dụng Facebook, Instagram bình thường, để có thể trao đổi với bạn bè về những bài mình không biết làm. Mạng xã hội như Facebook cũng có nhiều trang tổng hợp kiến thức và đăng tải các đề thi mẫu và Tâm cũng rất hay tham khảo các nguồn này.
Video đang HOT
“Nhưng mình nghĩ các bạn phải có ý thức tự giác, không để bản thân sa đà vào các video giải trí, các bài đăng không liên quan trên các mạng xã hội vì quả thật nếu sa đà nó sẽ tốn rất nhiều thời gian và làm não mình mất tập trung. Nói không hoàn toàn cũng không phải là cách hiệu quả, mà các bạn phải biết tận dụng các tài nguyên trên mạng xã hội và đồng thời giữ kỷ luật cho bản thân để không mất tập trung”, cô nàng thủ khoa chia sẻ.
Học và ôn thi như thế nào để hiệu quả?
Khối thi xét tuyển của Tâm là A1 nên cô có những “bật mí” về cách học, ôn và làm bài thi hiệu quả cho 3 môn toán, lý và tiếng Anh.
Đối với môn toán và lý, cách học của cô nàng thủ khoa là xuyên suốt năm học lớp 12, khi học đến phần nào, Tâm sẽ học kỹ và hiểu lý thuyết phần đó rồi luyện tập ngay với nhiều câu hỏi trắc nghiệm. Lúc này, Tâm sẽ chú trọng vào các câu trắc nghiệm dễ trước, kèm theo là một số bài tập vận dụng cao.
“Việc làm nhiều bài tập giúp mình quen được với các dạng bài khác nhau và tiết kiệm thời gian cũng như hạn chế sai sót khi làm bài thi. Và sau khi đã học xong tất cả các phần lý thuyết, mình sẽ ôn lại các kiến thức của lớp 10, 11, rồi bắt đầu làm thử các đề thi mẫu”, Tâm bày tỏ.
Bí quyết chung cho bài thi trắc nghiệm theo Tâm là hãy đánh dấu kết quả vào tờ đề trước, sau đó mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm để tiết kiệm thời gian (Trong hình là thí sinh ở Gia Lai trong kỳ thi THPT quốc gia 2018) – HOA NỮ
Theo Tâm ban đầu chỉ cần làm qua một lượt để rà soát xem còn phần nào mình chưa ôn hoặc thiếu kiến thức thì phải ôn lại ngay. Sau khi đã nắm vững căn bản tất cả các phần thì Tâm mới ôn các bài tập khó, nâng cao và song song đó là tập canh giờ làm bài như thi thật.
“Một bí quyết ôn thi đó là trong quá trình làm bài tập trắc nghiệm, nếu gặp câu nào khó thì mình có thể ghi chú lại đề và đáp án, cách giải vào một quyển sổ để giai đoạn cuối có thể ôn lại. Những ngày cuối cùng thì mình không làm đề nhiều nữa mà sẽ tìm các dạng bài khó để ôn trực tiếp luôn”, Tâm bật mí.
Đối với môn Anh, Tâm cho biết do không có giới hạn ôn thi cụ thể nên cô tự kiếm các đề thi Anh văn mẫu trên mạng để làm, kèm theo đó là xem các video, phim, nhạc tiếng Anh để tăng cường từ vựng, đồng thời ôn lại các điểm ngữ pháp chính (có thể tham khảo sách giáo khoa hoặc bất kỳ nguồn tin cậy nào trên mạng). Khi ôn thi, Tâm cũng viết lại các từ vựng mới vào một quyển sổ, với mỗi từ mới Tâm sẽ tra từ điển để tìm hết “gia đình từ” của nó luôn. Cuối ngày, Tâm sẽ tổng kết và xem lại các từ đã học để nhớ lâu hơn.
Tin vào bản thân sẽ giúp vượt qua mọi áp lực trong kỳ thi – HOA NỮ
Về bí quyết để làm bài thi tốt, Tâm cho biết đối với môn toán và lý, trước tiên là phải cố gắng làm đúng những câu dễ, câu lý thuyết đầu tiên trong đề, dĩ nhiên nếu cố gắng làm nhanh được thì càng tốt, nhưng đừng vì cố làm nhanh mà sai câu dễ thì sẽ rất tiếc. Cũng không nên dành thời gian làm một câu quá lâu, và nếu thấy không ổn thì có thể bỏ qua và quay lại sau.
“Mình nghĩ điều quan trọng nhất là phải làm cẩn thận và đúng từng câu dễ, rồi sau đó mới qua các câu nâng cao”, Tâm gợi ý.
Đối với môn Anh, theo Tâm do không có áp lực thời gian nhiều nên bí quyết làm bài thi là phải đọc thật kỹ đề bài và tránh những nhầm lẫn không đáng có. Và một bí quyết chung cho các bài thi trắc nghiệm mà cô nàng thủ khoa đúc rút được đó là hãy đánh dấu kết quả vào tờ đề trước, sau đó mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm để tiết kiệm thời gian.
Và cuối cùng, cô nàng thủ khoa gửi lời nhắn gửi đến tất cả học sinh đang căng thẳng và lo lắng cho kỳ thi quan trọng sắp tới: “Hãy tận dụng thời gian này để nắm vững các kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày thi, cũng như đừng quên giữ gìn sức khỏe và thư giãn đầu óc khi cần thiết, đồng thời rèn luyện ý chí và tinh thần vững vàng. Chỉ cần bạn cố hết mình hôm nay thì khi cầm kết quả thi trên tay bạn sẽ không có gì để hối tiếc cả”.
Học phí ĐH công lập sẽ ngang ngửa tư thục?
Học phí nhiều trường đại học công lập tự chủ sẽ ở mức rất cao trong năm học 2020 - 2021, dẫn tới sự chênh lệch học phí công - tư trong giáo dục đại học sẽ không còn nhiều.
Sinh viên đóng học phí tại một trường ĐH ở TP.HCM - HÀ ÁNH
Trường công: Cao nhất gần 90 triệu đồng/năm!
Một trong những thông tin các trường đại học (ĐH) bắt buộc phải công khai trong đề án tuyển sinh là mức học phí (HP) dự kiến áp dụng cho sinh viên trúng tuyển khóa mới năm 2020. Theo đó, HP ở các trường công lập đang có các mức thu khác nhau tùy theo loại hình trường và các chương trình đào tạo.
Với những trường chưa thực hiện tự chủ tài chính, HP được thực hiện theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ và luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH 2018. Mức trần HP cho trường chưa tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng năm học 2020 - 2021 từ 9,8 - 14,3 triệu đồng/sinh viên (năm học 10 tháng). Hiện vẫn nhiều trường công bố sẽ thu HP theo mức này như: Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (ngành ngoài sư phạm)...
Tuy nhiên, ngay trong các trường công chưa thực hiện tự chủ cũng có nhiều mức thu khác nhau tùy chương trình đào tạo. Chẳng hạn, HP năm 2019 - 2020 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM có sự chênh lệch nhiều giữa các chương trình đào tạo. Trong khi chương trình chính quy chuẩn thu trên 4,4 triệu đồng/học kỳ thì chương trình chất lượng cao gấp 4 lần, chương trình chính quy quốc tế song bằng gấp 5 đến gần 10 lần tùy giai đoạn.
Đáng chú ý là HP tăng mạnh ở nhiều trường tự đảm bảo chi thường xuyên và đáp ứng điều kiện tự chủ theo luật mới. Các trường tự chủ này xác định mức thu HP trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Chẳng hạn, Trường ĐH Y Dược TP.HCM dự kiến mức thu từ 30 - 70 triệu đồng/năm tùy khối ngành cho sinh viên trúng tuyển khóa 2020. Khoa Y (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng công bố HP năm nay từ 60 - 88 triệu đồng/năm (khoa hiện chỉ đào tạo các chương trình chất lượng cao).
Ngoài những trường bắt đầu thực hiện tự chủ trong năm nay tăng HP, ở hơn 20 trường ĐH đã thực hiện cơ chế thí điểm tự chủ từ nhiều năm trước cũng thu HP cao. Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, HP ĐH hệ đại trà từ 17,5 - 19,5 triệu đồng/năm; chất lượng cao tiếng Việt 28 - 30 triệu đồng/năm; chất lượng cao tiếng Anh 32 triệu đồng/năm; chất lượng cao Việt - Nhật 32 triệu đồng/năm. Riêng ngành robot và trí tuệ nhân tạo có 20/50 sinh viên được miễn HP, số còn lại đóng 24 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Luật TP.HCM công bố HP dự kiến 18 triệu đồng/năm (lớp đại trà), 36 triệu đồng/năm (lớp Anh văn pháp lý), 45 - 49,5 triệu đồng/năm (các lớp chất lượng cao). Trường ĐH Quốc tế TP.HCM dự kiến HP sinh viên chính quy 43,5 triệu đồng và lộ trình tăng HP tối đa từng năm 10%.
Nhiều trường ĐH công lập khác cũng đang thực hiện thu HP theo loại hình trường tự chủ như: Công nghiệp TP.HCM, Mở TP.HCM, Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Tài chính - Marketing, Kinh tế TP.HCM, Kinh tế quốc dân...
Trường tư: Trên 30 đến hàng trăm triệu đồng/năm
Theo thông tin HP của các trường tư thục, nhiều ngành HP được thu ở mức cao lên tới trên trăm triệu đồng/năm học.
Theo công bố trên website Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, năm học 2020 sinh viên mới nhập học có HP trung bình ngành cao nhất là răng - hàm - mặt 165 triệu đồng/năm (chương trình cử nhân). Với chương trình tiếng Anh, ngành răng - hàm - mặt thu 198 triệu đồng/năm, ngành y khoa 165 triệu đồng/năm...
Tương tự, Trường ĐH Tân Tạo thu 150 triệu đồng HP ngành y khoa và không tăng trong 6 năm đào tạo; các ngành còn lại dự kiến 40 triệu đồng/năm. Trường ĐH Công nghệ TP.HCM HP ngành dược 40 - 45 triệu đồng/năm. Trường ĐH quốc tế Sài Gòn, năm 2019 thu trên 47 - 54 triệu đồng/năm học với chương trình giảng dạy tiếng Việt và trên 122 - 133 triệu đồng/năm với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh tùy ngành.
Nếu trước đây HP các trường ĐH công lập thấp so với các trường tư thục, thì nay mức thu của nhiều trường tư thục cũng chỉ ngang ngửa trường công lập tự chủ hoặc chương trình chất lượng cao.
Trong đề án tuyển sinh 2020, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM công bố mức HP bình quân 30 triệu đồng/học kỳ, sinh viên sẽ học trong 8 học kỳ. Trường ĐH Văn Lang cũng công bố mức HP dự kiến khóa sinh viên nhập học năm 2020 từ 17 - 22 triệu đồng/học kỳ tùy ngành. Trường ĐH Hoa Sen công bố trên website HP học kỳ 1 áp dụng cho bậc ĐH hệ chính quy năm 2020 dao động từ gần 26 - trên 39 triệu đồng/học kỳ tùy theo ngành...
Học phí đang... chờ tăng
Theo PGS-TS Vũ Đức Lung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, trường đang chờ ĐH Quốc gia TP.HCM quyết định trong cuộc họp hội đồng vào tháng 7 tới. Nếu thực hiện, HP mới chỉ áp dụng với sinh viên khóa 2020. "Khi thực hiện đề án tự chủ trường sẽ không còn nhận tiền ngân sách nhà nước 12 tỉ đồng/năm. Trong khi với mức HP đại trà 20 triệu đồng/năm, nguồn thu HP chỉ tăng hơn chưa tới 4 tỉ đồng so với trước đó. Dù vậy, trường vẫn xác định lộ trình tăng HP từng bước để phù hợp với người học", ông Lung cho hay.
Sinh viên nghiên cứu công nghệ protein xét nghiệm nhanh Covid-19 Sinh viên trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TPHCM đã nghiên cứu sản xuất sản phẩm kháng nguyên protein giúp chủ động trong việc xét nghiệm nhanh Covid-19 mà không phụ thuộc nhập vật liệu nước ngoài. Đây là một trong 4 ý tưởng đã vượt qua gần 60 sáng kiến trong nước và gần 2.000 dự án từ 79 quốc...