Thu hồi khuyến cáo sau vụ cháy nhà kho Rạng Đông là “thiếu tình người”
TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư (California, Mỹ) cho rằng động thái thu hồi khuyến cáo sau vụ cháy Rạng Đông là “thiếu tình người”.
TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư (California, Mỹ) cho rằng động thái thu hồi khuyến cáo sau vụ cháy Rạng Đông là “thiếu tình người”
Trước thông tin UBND phường Hạ Đình thu hồi quyết định khuyến cáo sau vụ cháy nhà kho Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, ngay khi các đơn vị mới bắt đầu lấy mẫu quan trắc môi trường, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư (California, Mỹ) chia sẻ: “Các vị lãnh đạo đưa ra quyết định có biết rằng động thái này đi ngược lại với hành động thông thường của các nước trên thế giới khi xảy ra khủng hoảng môi trường không? Chỉ khi môi trường được kiểm tra và đảm bảo an toàn thì người ta mới thu hồi lại các khuyến cáo về sức khỏe cho dân chúng… Riêng tôi, chỉ thấy hành động này là thiếu tình người và xem nhẹ sự an toàn của người dân”.
Liên quan tới công bố nhà máy Rạng Đông đã thay thế kim loại thủy ngân bằng Amalgam, TS. Vũ phân tích: “Thực tế, Amalgam cũng là chất liệu được tạo ra từ thủy ngân, đó là hỗn hợp của kim loại thủy ngân và kim loại khác, trong đó, thủy ngân là thành phần chính. Hiện nay trong ngành nha, người ta cũng hạn chế không sử dụng loại trám sử dụng Amalgam và tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi”.
Ông Vũ lý giải, thủy ngân tuy có điểm sôi ở trên 300 độC (chính xác là 356.73C, 674.11F) nhưng có thể bốc hơi vào không khí ở nhiệt độ bình thường và lượng bốc hơi này có thể gây hại cho con người. Nhiệt độ càng nóng thì độ bốc hơi càng cao.
Tới 16h chiều 30/8, các thiết bị quan trắc môi trường vẫn được đặt tại khu vực đám cháy kho hàng Rạng Đông song khuyến cáo về sức khoẻ đã được thu hồi trước đó. Ảnh Đức Hùng
Video đang HOT
Ông Vũ dẫn chứng một trường hợp có thể tham khảo đó là một nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên ngành “Annual Occupational and Environmental Medicine” đưa ra báo cáo về nhiễm độc thủy ngân khi tháo dỡ một nhà máy sản xuất bóng đèn huỳnh quang ở Hàn Quốc năm 2015.
Báo cáo cho thấy 18 trong số 21 công nhân tham gia dự án tháo dỡ có triệu chứng ngộ độc. Trong số đó, 10 người có các triệu chứng dai dẳng ngay cả khi 18 tháng sau khi tiếp xúc với hơi thủy ngân. Các triệu chứng ban đầu của 18 công nhân bao gồm phát ban da nói chung, ngứa, đau cơ, rối loạn giấc ngủ và ho và khạc đờm.
Sau khi giảm bớt các triệu chứng ban đầu này, các triệu chứng muộn, chẳng hạn như mệt mỏi dễ mất ngủ, ác mộng và rối loạn lo âu, bắt đầu biểu hiện ở 10 trên 18 bệnh nhân. 7 công nhân đã trải qua quá trình chăm sóc tâm thần do rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu và trầm cảm, và 3 công nhân đã trải qua điều trị da liễu để điều trị nám da, phun trào da hồng ban và tổn thương da.
Hơn nữa, 3 công nhân đã biểu hiện cử động giật thô, 2 người bị biến dạng ngón tay hình cổ thiên nga và 2 người được chăm sóc để điều trị bệnh mất cảm giác, như cảm giác nóng rát, cảm giác lạnh và đau. 2 công nhân đã trải qua điều trị tiết niệu cho rối loạn chức năng của hệ thống tiết niệu và bất lực. Tuy nhiên, những điều trị triệu chứng không mang lại kết quả khả quan cho các công nhân này.
“Đây là vụ tháo dỡ xưởng sản xuất chứ không phải là đám cháy như vừa xảy ra ở công ty Rạng Đông nhưng đừng quên là nhiệt độ cao sẽ làm cho thủy ngân càng dễ bay hơi và khuếch tán trong không khí, và hơi kim loại thủy ngân là thứ vô cùng độc”, ông Vũ chia sẻ.
Tính đến thời điểm này, đại diện Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, đơn vị trực tiếp phối hợp cùng thực hiện quan trắc khu vực đám cháy kho bóng đèn Rạng Đông cho hay chưa có kết quả về mức độ tồn đọng thủy ngân, các chất độc trong môi trường, sau vụ cháy tại số 87-89 phố Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung.
Trước đó, trả lời báo chí sáng 30/8, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT) vẫn khuyến cáo người dân không ăn uống thức ăn, và dùng nguồn nước trong khu vực quanh dám cháy khi chưa có kết luận cuối cùng.
Theo baogiaothong
Nguy cơ nhiễm độc thủy ngân sau vụ cháy: Tiến sĩ Việt tại Mỹ khuyến cáo 4 điều
Theo TS Nguyễn Hồng Vũ - Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope (California, USA), Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím cho biết nhiễm độc thủy ngân rất nguy hiểm và cần có cách dự phòng.
Nguy cơ nhiễm độc thủy ngân ở quanh nhà máy Rạng Đông sau vụ cháy lớn xảy ra chiều 28/8.
Theo TS Vũ, cơ chế thắp sáng của đèn huỳnh quang là cần Thủy ngân (Hg). Lượng thủy ngân có trong bóng đèn dao động từ 3 đến 46mg (miligram). Bóng đèn dài 1,2m trắng thường sử dụng có khoảng 5mg thủy ngân trong đó.
Thủy ngân là kim loại nặng, trạng thái lỏng ở nhiệt độ bình thường và dễ bay hơi. Trong vụ này, với nhiệt độ cao của đám cháy, kim loại thủy ngân trữ trong nhà máy để sản xuất bóng đèn và lượng kim loại thủy ngân có trong bóng đèn hoàn chỉnh vỡ ra rất dễ dàng bốc hơi vào không khí.
Kim loại thủy ngân ở dạng hơi trong không khí (Elemental mercury vapor) rất dễ dàng được hấp thụ (tỷ lệ hấp thu xấp xỉ 80%) vào phổi, nhanh chóng khuếch tán vào máu và phân phối vào tất cả các cơ quan của cơ thể. Ở dạng nguyên tố kim loại, thủy ngân không tích điện, có khả năng khuếch tán cao và tan trong lipid, vượt qua hàng rào máu não và hàng rào máu nhau thai, cũng như hai lớp lipid của màng tế bào và các cơ quan nội bào. Hai cơ quan chính trong cơ thể tích tụ thủy ngân sau khi bị hấp thụ là não và thận. Sự bài tiết của thủy ngân ra khỏi cơ thể khá chậm, cần khoảng 30-60 ngày để bài tiết một nửa (half-life) lượng thủy ngân trong các cơ quan trong cơ thể ngoại trừ não. Theo một số nghiên cứu, não cần khoảng 20 năm!
Thủy ngân là một kim loại nặng "cực độc", do thủy ngân có áp lực cao với nguyên tố Selen (Se) và các nhóm sulfhydryl có trong nhiều enzyme và protein mô dẫn đến gây ra ảnh hưởng trực tiếp rối loạn các chức năng của chúng và làm hư hỏng tế bào. Các hư hỏng này có thể rất nghiêm trọng; cuối cùng làm tê liệt các hệ thống cơ quan như phổi, thận hoặc hệ thần kinh. Nhiễm độc nặng có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng nhiễm độc cấp tính với hơi thủy ngân khi hít phải là: run rẩy, khó thở, tức ngực, không cảm giác được mùi, mất trí nhớ, khó ngủ, đau đầu, cảm giác yếu mệt, suy nhược cơ bắp, co giật cơ bắp, giảm chức năng nhận thức,... Nhiễm độc thủy ngân còn là nguyên nhân gây nên sẩy thai và thai dị dạng!
Từ những phân tích ở trên, TS Vũ khuyến cáo 4 điều:
Thứ nhất: Khi đã biết bị phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm độc bởi thủy ngân thì cần được điều trị càng sớm càng tốt do các tác động có hại của thủy ngân lên cơ thể là không thể phục hồi được. Nên tham khảo ý kiến sớm với nhân viên y tế và các cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát độc tố.
Thứ hai: Nếu các bạn trong vùng nhiễm, nên đi chỗ khác ở tạm trong một thời gian.
Thứ ba: Trong vùng nhiễm khi ra đường tuyệt đối phải sử dụng khẩu trang có trang bị than hoạt tính.
Thứ tư: Cẩn thận với nước các bạn đang sử dụng. Sau cơn mưa thủy ngân có thể đã nhiễm vào nguồn nước. Nên mua nước chai uống trong thời gian chờ kiểm nghiệm.
TS Vũ cũng nhấn mạnh, chính quyền cần nhanh chóng lấy mẫu khí, nước, đất từ tâm vùng cháy trở ra, kiểm tra nồng độ thủy ngân cho đến khi không còn thấy nữa để xác định chính xác vùng nhiễm mà khoanh vùng.
Đề nghị người dân di tản ngay ra khỏi những vùng được coi là nhiễm nặng, và điều trị ngay những người có triệu chứng nhiễm độc thủy ngân. Cô lập khu vực nhà máy có chứa thủy ngân ngay, tránh các tác nhân có thể làm lây lan. Cần sự hỗ trợ của các chuyên gia để thực hiện thu dọn và xử lý ô nhiễm thủy ngân.
Theo infonet
Không ăn thực phẩm trong bán kính 1km từ vụ cháy Công ty Rạng Đông Công ty Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa bị thiêu rụi vào chiều tối ngày 28/8. Sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra, người dân xung quanh lo lắng vì nghi bị ngộ độc. Vụ cháy ở công ty Rạng Đông tối 28/8. Chị Vũ Thị Mai - làm việc tại 275...