Thu hẹp trường chuyên, thu học phí cao hơn

Theo dõi VGT trên

Trong các ngày từ 9 đến 11-7, Báo SGGP đã khởi đăng loạt bài “Để trường chuyên thực sự là nơi bồi dưỡng nhân tài”.

Cho đến thời điểm này, dù còn nhiều ý kiến tranh luận, song đều gặp nhau ở một điểm: Mô hình trường chuyên cần phải được đánh giá, tổng kết và có sự cải tổ cần thiết để đáp ứng nhu cầu mới của đất nước.

Báo SGGP ghi nhận ý kiến về vấn đề này từ Bộ GD-ĐT và một số chuyên gia

* Ông NGUYỄN XUÂN THÀNH, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT): Sẽ đánh giá sự phát triển hệ thống trường chuyên

Từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 (đề án 959). Đào tạo ở trường chuyên là dựa trên nền giáo dục đại trà tốt, sau đó mới phát triển giáo dục “mũi nhọn” để các em học sinh phát triển tài năng của mình. Khó có thể xã hội hóa trường chuyên vì đây là mô hình Nhà nước đầu tư để bồi dưỡng tài năng, hỗ trợ những nhóm học sinh tài năng yếu thế, để đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Các nước đều thực hiện như vậy. Bộ GD-ĐT đang trong quá trình nghiên cứu giải pháp liên thông giữa các trường THPT chuyên với các trường đại học vì tỷ lệ học sinh chuyên đỗ vào hệ đào tạo chất lượng cao tại các trường đại học rất cao.

Bộ GD-ĐT đang xây dựng kế hoạch tổng kết sau 10 năm thực hiện đề án 959 để xác định đề án đã đạt được, còn gì bất cập so với xu hướng phát triển của giai đoạn mới. Sau khi tổng kết, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng đi cho hệ thống trường chuyên. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã tổ chức nhóm khảo sát bài bản để đánh giá sự phát triển hệ thống trường chuyên trong 10 năm qua.
* Thầy LÊ VĂN VINH, nguyên Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa: Chỉ nên có 6 môn chuyên

Chúng ta đang thảo luận có nên bỏ trường chuyên không? 33 năm dạy trường chuyên, tôi cho rằng, đã đến lúc nên thay đổi mô hình trường chuyên cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Theo tôi, quy mô trường chuyên chỉ nên có 6 môn chuyên là Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Văn. Mỗi khối 6 lớp, vậy mỗi trường sẽ có 18 lớp chuyên. Mỗi lớp học tối đa chỉ 30 học sinh.

Bên cạnh đó, có thể có các lớp chuyên xã hội hóa gồm: Toán, Lý, Hóa, Sinh và Tiếng Anh. Tùy theo địa phương và nhu cầu có thể mở 1 hoặc 2 lớp hoặc các môn ngoại ngữ khác. Các lớp chuyên xã hội hóa này được thu học phí cao tương ứng với chất lượng giáo dục để vừa đáp ứng nhu cầu của người học, vừa giảm áp lực từ ngân sách nhà nước. Thực tế, hiện nay các trường chuyên cũng đang tồn tại mô hình lớp cận chuyên, lớp chất lượng cao.
* Cô PHẠM THỊ NGÂN, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Biên Hòa ( Hà Nam): Nên thu học phí trường chuyên cao hơn

Video đang HOT

Trường chuyên là nơi phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Thực tế cũng cho thấy, phần lớn học sinh trường chuyên đã chọn được con đường đi phù hợp với năng lực bản thân và trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trường chuyên nếu chỉ quản lý theo kiểu hành chính, chạy theo thành tích thì mục tiêu phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước sẽ không thực hiện được. Phải xây dựng trường chuyên thành một môi trường sư phạm mẫu mực, đầy hứng khởi, giúp cả thầy và trò đều bộc lộ, phát huy được hết khả năng của mình.

Thu hẹp trường chuyên, thu học phí cao hơn - Hình 1

Hệ thống thư viện Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM) được kết nối mạng Internet để phục vụ việc học tập và tra cứu thông tin của học sinh. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Hiện tại, trường chuyên đã được tự chủ xây dựng nội dung chương trình học, nhưng Bộ GD-ĐT cần cho trường chuyên cơ chế tự chủ về tài chính, có thể bằng cách thu học phí. Nghĩa là, phần ngân sách cấp sẽ dành cho công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cấp học bổng cao để các học sinh nghèo vẫn có cơ hội được học tập trong trường chuyên. Còn học phí sẽ bù cho các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách. Học sinh trường chuyên được hưởng một điều kiện học tập tốt thì việc đóng học phí cao hơn cũng là công bằng với tất cả học sinh phổ thông nói chung. Nhiều gia đình sẵn sàng đóng học phí để con em có năng lực được học tập trong trường chuyên.
* Thầy NGUYỄN VĂN HÒA, người sáng lập hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội: Trường chuyên ở tỉnh chỉ nên là trường chất lượng cao

Trước đây, hệ thống trường chuyên ra đời với mong muốn đào tạo thế hệ trẻ tài năng, trở thành nhân tài đất nước, mục tiêu đó đúng. Chúng ta đã có hệ chuyên đào tạo rất tốt ở các trường đại học quốc gia, trường sư phạm, nhưng sau này tỉnh nào cũng có trường chuyên, môn nào cũng chuyên.

Hiện nay, mỗi tỉnh có một trường chuyên với vài ngàn học sinh. Không thể có nhiều nhân tài như vậy. Nếu trường chuyên là nơi đào tạo nhân tài thực sự thì chỉ nên tập trung ở một số đại học lớn, có cơ sở vật chất lớn, có đội ngũ giảng viên giỏi, đủ tầm để dạy những học sinh có tố chất đặc biệt. Nên cải tổ lại hệ thống trường chuyên hiện nay, cả về phạm vi, phương pháp và mục tiêu đào tạo.

Về phạm vi thì trường chuyên chỉ cần hẹp, tập trung cho các trường chuyên ở đại học, không mở rộng để đảm bảo chất lượng. Vẫn có thể duy trì môn chuyên xã hội nhưng không nhất thiết trường nào cũng phải có đầy đủ các môn chuyên. Những trường chuyên tỉnh có chất lượng thì giữ, còn không thì chỉ nên là trường chất lượng cao.

Để trường chuyên thực sự là nơi bồi dưỡng nhân tài - Bài 2: Cuộc tranh cãi chưa bao giờ "hết nhiệt"

Khởi đầu cuộc tranh luận về trường chuyên đang diễn ra chính là bức xúc từ sơ tuyển vào lớp 6 của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ams). Dù thực tế vào chuyên lớp 6 và chuyên lớp 10 Ams là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Trường chuyên cần thiết hay không, có làm đúng sứ mệnh của nó hay không là điều mà xã hội luôn đòi hỏi phải làm rõ.

Trường chuyên có vai trò quan trọng

Từ năm 2010, Chính phủ đã phê duyệt đề án "Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020" với kinh phí thực hiện đề án khoảng 2.300 tỷ đồng. Mục tiêu của đề án ghi, bảo đảm mỗi tỉnh thành có ít nhất một trường THPT chuyên, với tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 2% số học sinh THPT của từng tỉnh thành; tập trung đầu tư nâng cấp các trường THPT chuyên thành các trường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục cao.

Ngay từ lúc đề án này ra đời, nhiều chuyên gia giáo dục đã đặt vấn đề: Liệu có cần thiết đầu tư tới 2.300 tỷ đồng để phát triển hệ thống trường chuyên, hay thay vào đó, nên dùng số tiền này để xây dựng hàng loạt trường học, đầu tư cho giáo dục vùng khó? Vấn đề này, bao năm qua, vẫn luôn âm ỉ đối với nhiều người quan tâm đến giáo dục.

Để trường chuyên thực sự là nơi bồi dưỡng nhân tài - Bài 2: Cuộc tranh cãi chưa bao giờ hết nhiệt - Hình 1
Học sinh thi vào Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: QUANG PHÚC

Là cựu học sinh THPT chuyên Ams những năm 1992-1995, những ngày qua, PGS-TS Nguyễn Đức Thành - một chuyên gia kinh tế - bị coi là "kẻ đốt đền" với đề xuất giải tán hoặc bán trường Ams, gây xôn xao dư luận.

Ông Nguyễn Đức Thành khẳng định, Ams hiện vẫn là trường có chất lượng đào tạo tốt và là niềm mơ ước của nhiều học sinh, gia đình. Nhưng là một người làm chính sách kinh tế - xã hội, ông Thành cho rằng, trường Ams được nhận ngân sách tính trên đầu học sinh cao hơn khoảng 2,5 - 2,7 lần các trường công khác, nhưng hiệu quả chưa tương xứng với mức đầu tư đó, dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội.

"Tôi nghĩ rằng, những học sinh muốn vào chuyên chỉ vì ở đó có chất lượng giáo dục cao hơn trung bình, mà tiền học thì lại thấp. Như vậy, mục đích đào tạo nhân tài theo đúng nghĩa không hề tồn tại và nếu tồn tại, cũng chưa bao giờ được thực hiện, đó là điều không công bằng và nên chấm dứt", PGS-TS Nguyễn Đức Thành nêu quan điểm. Đề xuất này ngay lập tức châm ngòi cho cuộc tranh luận nảy lửa về sứ mệnh của trường chuyên.

Theo PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đào tạo đại trà có thể xã hội hóa, nhưng trường chuyên là đào tạo mũi nhọn thì không thể xã hội hóa. Trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, bất cứ lĩnh vực nào, chính bộ phận mũi nhọn sẽ có vai trò đầu tàu kéo sự nghiệp chung. GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, hiện là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học - cao đẳng Việt Nam, cũng cho rằng, vai trò của trường chuyên rất quan trọng, vì chúng ta vừa cần một đội ngũ đại trà có chất lượng, nhưng cũng đặc biệt cần những người thật giỏi, bởi chỉ 3%-5% người giỏi nhất sẽ làm nên người dẫn dắt xã hội.

TS Lê Công Lợi, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), nêu rằng, hệ thống trường chuyên giờ đây phải là "đầu tàu", là một hình mẫu để lan tỏa những chính sách mới của giáo dục và thực thi những thay đổi giáo dục cơ bản, toàn diện.

Trường chuyên phải là hình mẫu để các trường khác nâng chất lượng giáo dục, chứ không phải cào bằng hay xóa bỏ. Trường chuyên cũng giống như câu chuyện về đầu tư kinh tế. Vẫn cần phải có những vùng kinh tế trọng điểm để đầu tư, thay vì cào bằng. Để đột phá thì phải có những đầu tàu.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam, cho rằng, nếu không có hệ thống trường chuyên, nhiều tài năng đã không có cơ hội phát triển. Những đóng góp của trường chuyên trong sự phát triển chung của đất nước hoàn toàn xứng đáng với các nguồn đầu tư của Nhà nước, nhân dân.

"Hiện tại đã có rất nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục thành lập và hoạt động với những mục tiêu hết sức đa dạng, song chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu phát triển năng khiếu môn học của học sinh cấp THPT. Như vậy, duy trì sự đầu tư của Nhà nước đối với trường chuyên là cần thiết trong giai đoạn hiện tại", Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam nêu quan điểm.

Chuyên luyện "gà nòi"?

Sở GD-ĐT Hà Nội có 4 trường THPT chuyên. Năm 2020, tổng số chỉ tiêu tuyển sinh các trường chuyên tại Hà Nội là 2.425 học sinh, trong đó, chỉ tiêu tuyển sinh vào trường Ams là 645. Ngân sách chi cho trường chuyên Ams, Nguyễn Huệ là 18 triệu đồng/học sinh/năm; 2 trường chuyên khác là 12 triệu đồng học sinh/năm; trường thường là 7,3 triệu đồng/học sinh/năm. Con số chênh lệch với trường chuyên cao nhất là 10,7 triệu đồng/học sinh thì 2.425 chỉ tiêu học sinh chuyên, ngân sách Hà Nội chi thêm khoảng 26 tỷ đồng cho trường chuyên. Con số này, nếu với người đồng ý mô hình trường chuyên, đó là sự đầu tư cho tương lai; còn với người không đồng ý thì có thể xây được thêm ít nhất 3 ngôi trường ở vùng khó khăn.

Theo bà Nguyễn Thanh Hải (PHHS ở Hà Nội), nhiều ý kiến phản ánh trường Ams thực chất đã không còn là trường chuyên nữa, bởi hiện nay trường chú trọng dạy tiếng Anh, chú trọng thi SAT với mục tiêu đi du học.

"Không nên lấy điển hình trường Ams ra để quy chụp cho cả 77 trường chuyên cả nước. Nếu nói, học sinh chuyên giờ đây chủ yếu vì mục tiêu du học là không đúng, nếu có thì chỉ ở một bộ phận học sinh trường chuyên Hà Nội. Ước tính học sinh Ams đi du học chưa đến 50%, còn trường chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An chỉ chiếm 5%-10%. Lớp con tôi, 12 chuyên Anh - Nguyễn Huệ, chỉ có 2/39 em du học. Nếu tư nhân hóa trường chuyên, đồng nghĩa với việc chấm dứt cơ hội được học trường tốt của học sinh con nhà nghèo", bà Nguyễn Thanh Hải nói.

Những ý kiến đồng tình với đề xuất tư nhân hóa trường chuyên cho rằng, mô hình trường chuyên bộc lộ nhiều bất công, chuyên luyện "gà nòi" và ôn thi đại học tốp trên; là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu. Việc chạy đua để vào trường chuyên khiến nảy sinh các tiêu cực, như: phụ huynh chạy chọt để con em có bảng điểm đẹp, có giải thưởng, luyện thi tối mặt...

Điều 62 Luật Giáo dục sửa đổi, có hiệu lực từ 1-7-2020 về trường chuyên, trường năng khiếu nêu rõ, "trường chuyên được thành lập ở cấp THPT dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập, nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập".

Như vậy, có thể thấy, trường chuyên đã được luật định, vấn đề là cần đánh giá lại hệ thống trường chuyên có đang thực hiện đúng sứ mệnh của mình hay không, để xứng đáng với ưu đãi đầu tư của Nhà nước đang bỏ ra.

https://www.sggp.org.vn/thu-hep-truong-chuyen-thu-hoc-phi-cao-hon-672614.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kim Soo Hyun: "Lúc Kim Sae Ron say rượu lái xe, cô ấy đang hẹn hò người khác"Kim Soo Hyun: "Lúc Kim Sae Ron say rượu lái xe, cô ấy đang hẹn hò người khác"
5 giờ trước
Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chếtNhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết
7 giờ trước
Ngô Kiến Huy và quản lý dừng lại sau 17 năm, phủ nhận mâu thuẫn tiền bạcNgô Kiến Huy và quản lý dừng lại sau 17 năm, phủ nhận mâu thuẫn tiền bạc
5 giờ trước
Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kínNghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín
7 giờ trước
Diễn viên Việt Anh khác lạ sau thẩm mỹ, ca sĩ Quang Lê vui vì giảm 20kgDiễn viên Việt Anh khác lạ sau thẩm mỹ, ca sĩ Quang Lê vui vì giảm 20kg
4 giờ trước
Phản ứng của dư luận về họp báo "đẫm nước mắt" của Kim Soo Hyun: "Tuyệt đối điện ảnh"Phản ứng của dư luận về họp báo "đẫm nước mắt" của Kim Soo Hyun: "Tuyệt đối điện ảnh"
3 giờ trước
Diễn viên Quang Tuấn giảm 14kg, con gái hoảng sợ vì không nhận ra chaDiễn viên Quang Tuấn giảm 14kg, con gái hoảng sợ vì không nhận ra cha
5 giờ trước
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"
3 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngày sinh Âm lịch của những người làm việc chăm chỉ, tích lũy được nhiều của cải

Ngày sinh Âm lịch của những người làm việc chăm chỉ, tích lũy được nhiều của cải

Trắc nghiệm

1 giờ trước
Người sinh vào những ngày Âm lịch này nhờ làm việc chăm chỉ mà từng bước cải thiện cuộc sống của mình, tích cóp được không ít của cải.
10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?

10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?

Hậu trường phim

3 giờ trước
Kim Soo Hyun khắc họa rất rõ sự đau khổ mà nhân vật phải chịu đựng khi biết bản thân sắp phải rời xa cô gái mình yêu nhất.
Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM

Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM

Tin nổi bật

3 giờ trước
Người đàn ông cùng cháu trai đi bơi ở hồ tại phường Thới An, quận 12 (TPHCM). Trong lúc bơi, ông H. bị đuối sức và tử vong.
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng

Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng

Pháp luật

3 giờ trước
Bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Văn Quý nhiều lần tại ngoại. Tranh thủ những lúc không bị tạm giam, ông ta lừa nhiều người, chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng.
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk

Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk

Thế giới

4 giờ trước
Một người đàn ông đã nổ súng từ nóc tòa nhà cao tầng ở trung tâm thành phố Murmansk, tây bắc Nga, khiến lực lượng thực thi pháp luật và Vệ binh Quốc gia nước này phải vào cuộc khẩn cấp.
Còn ai nhớ Ander Herrera

Còn ai nhớ Ander Herrera

Sao thể thao

5 giờ trước
Hôm 31/3, Boca Juniors trải qua thất bại 0-2 trước Newell s Old Boys trong khuôn khổ vòng 11 Liga Profesional. Tuy nhiên, kết quả trận đấu không phải là điều khiến người hâm mộ đội bóng này cảm thấy đau lòng nhất.
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm

Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm

Góc tâm tình

5 giờ trước
Mối quan hệ của chúng tôi diễn ra êm đẹp trong vài tháng đầu. Nhưng rồi càng yêu My, tôi càng nhận ra có gì đó không ổn. My rất ít khi kể về gia đình hay quá khứ của cô ấy.
1 phóng viên phá luật tại họp báo scandal Kim Soo Hyun, hỏi gì mà tài tử "câm như hến"?

1 phóng viên phá luật tại họp báo scandal Kim Soo Hyun, hỏi gì mà tài tử "câm như hến"?

Sao châu á

5 giờ trước
Ngày 31/3, Kim Soo Hyun đã lần đầu lộ diện và trực tiếp lên tiếng về những ồn ào đời tư bủa vây anh trong suốt thời gian qua.
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai

Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai

Tv show

5 giờ trước
Trong chương trình Bạn muốn hẹn hò , cô giáo tiểu học dắt dàn người thân, đồng nghiệp đến xem mắt đàng trai khiến Quyền Linh và Ngọc Lan choáng váng .
Nhan sắc đời thường của con gái NSND Trần Nhượng

Nhan sắc đời thường của con gái NSND Trần Nhượng

Sao việt

5 giờ trước
Gây ấn tượng bởi nhan sắc ngọt ngào, Trần Hoàng Anh Phương nhận được sự ủng hộ của bố ruột là NSND Trần Nhượng khi ghi danh thi Miss Cosmo Vietnam 2025.
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"

Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"

Sao âu mỹ

5 giờ trước
Khi còn trẻ, nam diễn viên Richard Chamberlain được xem là biểu tượng quyến rũ của làng giải trí Hollywood. Ông nổi tiếng với vai cha Ralph trong phim Tiếng chim hót trong bụi mận gai .