Thứ gạo ngon nhất Việt Nam năm 2020-hành trình tìm kiếm hồi hộp và cái kết bất ngờ
Loại gạo ngon nhất Việt Nam 2020 phải hội đủ các tiêu chí về màu sắc và đồng đều ở các giai đoạn trước khi nấu. Sau khi nấu, cơm nấu từ thứ gạo ngon nhất Việt Nam năm 2020 phải có độ trắng, mùi thơm, độ dẻo, độ ngọt, độ thuần và giữ nguyên hạt.
Ngày 3/10, cuộc thi Gạo ngon Việt Nam lần thứ hai chính thức diễn ra tại TP.HCM nhằm tìm kiếm, tuyển chọn những giống gạo của Việt Nam có phẩm chất nổi bật về hình thức, chất lượng, đáp ứng theo các tiêu chí chuyên môn và thị hiếu thị trường, phù hợp tiêu thụ nội địa và hướng đến xuất khẩu.
Sản phẩm gạo dự thi năm nay gồm 2 chủng loại là gạo thơm và gạo nếp. Sau khi sàng lọc hồ sơ đăng ký dự tuyển, có 6 đơn vị đủ điều kiện tham gia với tổng cộng 14 mẫu gạo thơm và nếp các loại. Đây là các đơn vị hàng đầu về lúa gạo trên thị trường, gồm: Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Đồng Tháp), HTX Nông nghiệp Long Hiệp (Trà Vinh), Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời (An Giang), Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Hà Nội), Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ) và DNTN Hồ Quang Trí (Sóc Trăng).
Ban Giám khảo cuộc thi tìm kiếm gạo ngon 2020 là đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hội Đầu bếp Việt Nam, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Nam Bộ… Đại diện các đơn vị gửi mẫu gạo dự thi đánh giá thành phần ban giám khảo rất chuyên nghiệp, khách quan khi có nhiều thành viên là đầu bếp chuyên nghiệp và đại diện các cơ quan chuyên môn về giống, cây trồng.
3 tiêu chí để xác định loại gạo ngon nhất là chất lượng gạo trước khi nấu, sau khi nấu và thuyết minh đặc tính của gạo. Ban giám khảo trực tiếp quan sát, kiểm nghiệm gạo được các đơn vị mang đến hội thi cũng như tổ chức nấu ngay tại hội thi.
Hai yêu cầu của gạo trước khi nấu được ban giám khảo đưa ra là về màu sắc và hạt gạo phải đồng đều.
Gạo được nấu trực tiếp tại cuộc thi dưới sự giám sát của ban giám khảo, không có sự can thiệp của đơn vị dự thi. Các đơn vị chỉ ghi công thức nấu như hàm lượng nước để cơm đạt chất lượng ngon nhất.
Video đang HOT
Sau 5-10 phút, khu vực nấu đã bắt đầu có hương thơm.
Gạo sau khi nấu thành cơm phải có độ trắng, mùi thơm, độ dẻo, độ ngọt, độ thuần và giữ nguyên hạt. Trong đó, hai yếu tố được đánh giá cao nhất là độ thơm và độ thuần,
Ban giám khảo cân nhắc đánh giá, ăn thử các loại gạo dự thi để tìm ra gạo ngon nhất Việt Nam năm 2020.
Ông Nguyễn Thường Quân – Chủ tịch Hội Đầu bếp Việt Nam, đánh giá cuộc thi Gạo ngon Việt Nam được tổ chức càng ngày càng chuyên nghiệp hơn, thu hút nhiều đơn vị chuyên về gạo tham gia. Ông kỳ vọng sẽ tìm ra được loại gạo Việt ngon nhất, đó là loại gạo phù hợp với các món ăn đa dạng của Việt Nam, sau đó là đưa hạt gạo Việt ra thế giới.
Sau khi chấm thi thuyết minh đặc tính gạo, chất lượng gạo trước và sau khi nấu, gạo ST 25 của kỹ sư Hồ Quang Cua và nhóm cộng sự (thuộc doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí, tỉnh Sóc Trăng) đã đạt giải Nhất. Ông Hồ Quang Cua cho biết ưu điểm của gạo ST 25 là mặt gạo trắng tự nhiên, cơm thơm mùi dứa, dẻo, dẽ hơn ST 24 nên đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng không thích cơm quá mềm.
Tại cuộc thi Gạo ngon Thế giới tổ chức tại Philippines vào năm ngoái, gạo ST 25 của ông Hồ Quang Cua được xướng tên là loại gạo ngon nhất thế giới. Với giải Nhất Gạo ngon Việt Nam năm nay, ST 25 sẽ tiếp tục tham gia cuộc thi Gạo ngon thế giới sắp tới. “Tôi hy vọng với kết quả này sẽ củng cố xây dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế”, ông Hồ Quang Cua nói.
Ở nhóm gạo thơm, ngoài gạo ST 25 được trao giải Nhất, giải Nhì được trao cho gạo Thiên Vương của Tập đoàn Lộc Trời. Giải Ba nhóm gạo thơm thuộc về giống gạo của Viện Lúa ĐBSCL và Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Đồng Tháp). Các loại gạo trên sẽ đại diện Việt Nam đi thi cuộc thi Gạo ngon thế giới sắp tới.
Về nếp, 3 loại nếp được chọn đạt giải Nhất, Nhì, Ba lần lượt là OM406 (Viện Lúa ĐBSCL), nếp Hương Tiên (Lộc Trời) và OM441 (Viện Lúa ĐBSCL).
Trung Quốc ăn nhiều thịt lợn kéo giá lợn hơi Việt Nam tăng cao
Lợn hơi tại thị trường Trung Quốc tăng, đẩy giá lợn Thái Lan tăng, nguồn cung cũng khan hiếm, đã tác động đến thị trường trong nước có dấu hiện tăng trở lại.
Theo khảo sát, giá lợn hơi ngày 15/9 tiêp tuc tăng theo xu hương thi trương. Ba miên lân lươt vươt môc 80.000 đông/kg, co đia phương đa cham ngương 83.000 đông/kg heo hơi.
Giá lợn hơi quay đầu tăng liên tiếp trong những ngày gần đây
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi dao động trong khoảng 78.000 - 83.000 đồng/kg, trong đó môt sô đia phương điêu chinh gia thu mua heo hơi tăng tư 1.000 - 3.000 đông/kg so vơi ngày đâu tuân.
Cụ thể, sau khi điêu chinh lên 1.000 đông/kg, Hưng Yên hiên đang giao dich tai mưc 83.000 đông/kg, trơ thanh môt trong hai đia phương dân đâu khu vưc cung vơi Ha Nôi.
Tiêp đo la Thai Nguyên vơi gia 82.000 đông/kg sau khi tăng 2.000 đông/kg.
Cùng giao dịch tại mức 81.000 đồng/kg, Phu Tho tăng 3.000 đồng/kg trong khi Ha Nam nhich nhe 1.000 đồng/kg.
Hiên tai, mưc gia thâp nhât khu vưc la 78.000 đông/kg ghi nhân tai 3 tinh Băc Giang, Vinh Phuc va Ninh Binh.
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, gia thu mua heo hơi dao động trong khoảng 78.000 - 82.000 đồng/kg.
Cu thê, môt loat cac tinh Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thưa Thiên Huê, Quang Ngai va Đắk Lắk đêu binh ôn tai môc 79.000 đông/kg.
Tương tự, thị trường heo hơi miền Nam hôm nay không năm ngoai đa tăng cua ca nươc. Mưc điêu chinh dao đông tư 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Tại Đông Nai, gia heo hơi tiên lên môc 81.000 đông/kg sau khi tăng 1.000 đông/kg. Binh Dương vươn lên dân đâu khu vưc vơi gia 83.000 đông/kg, tăng 2.000 đông/kg so vơi ghi nhân đâu tuân.
Cac đia phương con lai hiên đang neo trong khoang tư 78.000 - 82.000 đông/kg.
Dù tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, một số địa phương đã dỡ bỏ cách ly, thông tin tái đàn đang được đánh giá tốt, song giá lợn hơi trong vài ngày qua liên tục tăng vượt ngưỡng 81.000 đồng/kg, dập tắt hy vọng rằng giá sẽ sớm giảm về mốc 70.000 đồng/kg của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) trước đó.
Theo các thương lái, sở dĩ giá lợn có dấu hiệu tăng liên tiếp trong những ngày qua là do nguồn cung lợn khan hiếm, trong đó nguồn lợn nhập khẩu từ Thái Lan liên tục tăng giá khiến thương lái không thể nhập hàng.
Giá lợn hơi tăng là do khan hiếm nguồn cung từ trong nước và nhập khẩu
Ông Nguyễn Thế Chinh, Phó ban Quản lý Chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam, cho biết thông tin từ các doanh nghiệp nhập khẩu lợn Thái Lan cho thấy do giá lợn từ nước bạn đã rất cao, nếu nhập khẩu về nước sau khi trừ hàng loạt các chi phí kiểm dịch, đi lại,... thì họ không còn lời.
"Gần hai mươi doanh nghiệp nhập khẩu lợn Thái Lan, hiện chỉ còn lác đác vài ba doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Sở dĩ giá lợn từ Thái Lan tăng là do nguồn lợn từ trong nước bạn hiện cũng không có nhiều; một phần do Trung Quốc cũng đang thiếu lợn, không thể tránh được tình trạng lượng lớn lợn Thái Lan đáng lẽ được xuất sang Việt Nam thì nay xuất sang Trung Quốc do họ thu mua với giá cao hơn"- ông Chinh cho hay.
Trong khi đó, nguồn cung chính từ trong nước tính đến nay vẫn còn hạn chế do nhiều hộ chăn nuôi chưa sẵn sàng chăn nuôi trở lại.
Do đó, theo nhận định của ông Chinh, trong thời gian tới giá lợn hơi trong nước sẽ vẫn đà tăng.
Tại Trung Quốc, số lợn tại nước này đã giảm mạnh sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát thời điểm trước đó, khiến giá thịt lợn tăng chóng mặt. Trong khi, đây lại là thực phẩm chính tại nước này.
Theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, giá thịt heo hiện tại của nước này là 47,91 nhân dân tệ/kg (khoảng 163.000 đồng/kg), giảm nhẹ so với giá thống kê vào cuối tháng 8, song tính chung, giá heo hơi tại quốc gia đông dân nhất thế giới này vẫn đang cao và đã có 4 tháng liên tiếp tăng giá.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong tháng 7, nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc đạt 430 nghìn tấn, tăng 136% so với tháng 7/2019.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu thịt heo của Trung Quốc đạt 2,56 triệu tấn, tăng 120% so với cùng kỳ năm 2019.
Choáng váng cặp khế "vợ chồng" trị giá trên 10 tỷ, chủ nhân để vườn chiêm ngưỡng chứ không bán Cặp cây khế cổ thụ khoảng 400 tuổi được trả giá hơn 10 tỷ đồng khiến ai nhìn thấy cũng ngỡ ngàng. Nếu như trước đây, cây khế chỉ được dùng để lấy quả thì ngày nay khế còn được các nghệ nhân cắt tỉa, tạo dáng thành những chậu bonsai đầy nghệ thuật, giá lên tới cả chục tỷ đồng. Vừa qua,...