Thống tướng Myanmar đặt thời hạn chấm dứt tình trạng khẩn cấp
Tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, cam kết tổ chức bầu cử và cho biết tình trạng khẩn cấp sẽ kết thúc vào tháng 8/2023.
“Chúng tôi sẽ hoàn tất các điều khoản của tình trạng khẩn cấp vào tháng 8/2023. Tôi cam kết tổ chức thành công các cuộc bầu cử”, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing phát biểu trên truyền hình hôm nay, thêm rằng ông đảm bảo “thành lập liên minh dựa trên nền dân chủ và thể chế liên bang”.
Thống tướng Min Aung Hlaing tại hội nghị ở Moskva, Nga, hôm 23/6. Ảnh: Reuters .
Với thời hạn này, chính quyền quân sự sẽ điều hành Myanmar trong gần hai năm rưỡi, thay vì một năm như tuyên bố được đưa ra vài ngày sau cuộc đảo chính hôm 1/2. Quân đội Myanmar cho biết họ lật đổ chính quyền dân sự của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi do đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà đã gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020.
Video đang HOT
Quân đội Myanmar tuần trước tuyên bố phát hiện hơn 11 triệu trường hợp gian lận cử tri và hủy kết quả cuộc bầu cử mà đảng NLD đã thắng lớn. Tuy nhiên, ủy ban bầu cử của Myanmar từng bác bỏ cáo buộc gian lận.
Tướng Min Aung Hlaing cũng tuyên bố sẵn sàng hợp tác với ASEAN, trong đó có đối thoại với đặc phái viên ASEAN về Myanmar. Các ngoại trưởng ASEAN dự kiến họp ngày 2/8 với mục tiêu chọn ra đặc phái viên chịu trách nhiệm chấm dứt bạo lực, thúc đẩy đối thoại giữa chính quyền quân sự Myanmar với phe đối lập.
Myanmar rơi vào hỗn loạn kể từ sau cuộc đảo chính hồi tháng 2, với các cuộc đình công, biểu tình và đụng độ giữa lực lượng an ninh với những người phản đối chính quyền quân sự. Một nhóm giám sát địa phương cáo buộc lực lượng an ninh đã giết hơn 900 người và bắt gần 7.000 người, nhưng quân đội cho biết số người biểu tình thiệt mạng thấp hơn nhiều, đồng thời khẳng định nhiều binh sĩ và cảnh sát cũng thiệt mạng.
Myanmar giải tán đảng của bà Suu Kyi
Ủy ban bầu cử Myanmar sẽ giải tán đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của Aung San Suu Kyi với cáo buộc gian lận bầu cử.
"Hành vi gian lận bầu cử của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) là bất hợp pháp, nên chúng tôi sẽ phải hủy đăng ký của họ", hãng tin Myanmar Now dẫn lời Thein Soe, chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên minh (UEC) do chính quyền quân sự Myanmar hậu thuẫn, cho biết hôm nay.
"Những người làm chuyện đó sẽ bị coi là kẻ phản bội. Chúng tôi sẽ hành động", Thein Soe đề cập tới cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Phát ngôn viên chính quyền quân sự Myanmar và nhóm Chính quyền Thống nhất Quốc gia, gồm các thành viên NLD, chưa bình luận về sự việc.
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tham dự phiên tòa ở Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague, Hà Lan, hồi tháng 12/2019. Ảnh Reuters.
Quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và lật đổ chính quyền dân sự hôm 1/2, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử không được giải quyết. Sau chiến thắng áp đảo của đảng NLD, ủy ban bầu cử khi đó đã bác bỏ các khiếu nại của quân đội.
Những người phản đối quân đội Myanmar đã thành lập nhóm Chính quyền Thống nhất Quốc gia, hoạt động bí mật hoặc thông qua các thành viên đang ở nước ngoài. Họ tuyên bố đang thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhân dân nhằm thách thức chính quyền quân sự.
Cuộc đảo chính làm dấy lên làn sóng biểu tình rộng rãi trên cả nước, khiến lực lượng an ninh phải sử dụng nhiều biện pháp mạnh để trấn áp. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, một nhóm giám sát tại địa phương, lực lượng an ninh đã giết hơn 800 người kể từ sau đảo chính. Giao tranh cũng nổ ra giữa quân đội Myanmar và các nhóm du kích dân tộc thiểu số.
Tình trạng bất ổn khiến các nước láng giềng của Myanmar, cũng như cộng đồng quốc tế, tỏ ra lo ngại. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy các tướng lĩnh có ý định thỏa hiệp với phong trào ủng hộ dân chủ.
Nhật Bản, nước viện trợ hàng đầu cho Myanmar, đã đình chỉ tất cả viện trợ mới sau khi bà Suu Kyi bị bắt. Trong cuộc phỏng vấn hôm nay, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi cảnh báo về khả năng đóng băng toàn bộ viện trợ cho Myanmar.
"Chúng tôi không hề muốn làm vậy, nhưng buộc phải nói rõ rằng sẽ rất khó để tiếp tục với tình hình như hiện nay. Là một quốc gia ủng hộ quá trình dân chủ hóa Myanmar theo nhiều cách, và với tư cách một bằng hữu, chúng tôi phải đại diện cho cộng đồng quốc tế và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng", ông nói.
Gia đình nói nhà thơ Myanmar chết, bị lấy nội tạng Vợ của Khet Thi, người viết tác phẩm phản đối chính quyền quân sự, nhận được thi thể chồng không còn nội tạng sau khi bị quân đội bắt giam. Vợ của Khet Thi cho biết chồng bị lính vũ trang và cảnh sát đưa đi thẩm vấn hôm 8/5. Khet Thi, 45 tuổi, là người đã viết bài thơ "Họ bắn vào...