Thông tin về quỹ ETF có thể khiến Bitcoin tạo đỉnh mới
Thị trường tiền mã hóa có thể biến động mạnh nếu quỹ ETF cho Bitcoin được phê duyệt trong tuần này.
Theo Bloomberg , trong tuần này quỹ ETF đầu tiên liên quan đến Bitcoin sẽ được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) phê duyệt. Tiến trình pháp lý này được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, bởi nó sẽ giúp nhiều người tiếp cận Bitcoin và các loại tiền mã hóa nói chung.
Kể từ khi Khối Khởi nguyên (Genesis Block) của Bitcoin được Satoshi Nakamoto đào lên vào ngày 03/01/2009, cộng đồng những người yêu thích tiền mã hóa ngày một lớn mạnh. Gần 13 năm đã trôi qua, dù giá BTC có biến động như thế nào, và đã có hàng loạt đồng tiền mới xuất hiện, cộng đồng tiền mã hóa vẫn có chung một mục tiêu duy nhất: nhìn thấy Bitcoin được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
Mục tiêu đó ngày một gần hơn với quỹ Bitcoin ETF.
Giấc mơ Bitcoin được pháp luật công nhận
Quỹ hoán đổi danh mục (ETF) được coi là một hình thức đầu tư gián tiếp vào một danh mục tài sản. Trong trường hợp của ETF tương lai Bitcoin sắp được phê duyệt, người mua sẽ sở hữu một loại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán, được cấu thành từ tiền mặt và hợp đồng phái sinh liên quan đến giá Bitcoin.
Nói cách khác, ETF hợp đồng tương lai Bitcoin là cách mà nhà đầu tư Mỹ có thể mua bán hợp pháp và hưởng lợi hoặc thua lỗ từ thay đổi giá của Bitcoin, nhưng không cần trực tiếp nắm giữ loại tiền mã hóa này.
Hình thức đầu tư Bitcoin qua ETF giúp những quỹ lớn có thể đạt lợi nhuận khi giá Bitcoin tăng, mà không cần trực tiếp mua loại tiền mã hóa này. Ảnh: Bloomberg.
Dù chỉ là một sản phẩm phái sinh tài chính, Bitcoin ETF mang trong mình sứ mệnh đưa tiền mã hóa đến với thị trường truyền thống. Với một quốc gia có các quy định khắt khe như Mỹ, các quỹ đầu tư truyền thống chưa thể đầu tư trực tiếp vào BTC vì chưa có quy định pháp lý, thủ tục phức tạp, chưa rõ ràng trong việc phân loại đây là chứng khoán hay là tài sản.
Nói cách khác, trước khi có Bitcoin ETF, thị trường tiền mã hóa chỉ là sân chơi của nhà đầu tư nhỏ lẻ, còn những tay chơi lớn vẫn đang đứng ngoài.
Bitcoin ETF chính là cầu nối đưa thị trường tài chính truyền thống vào thị trường tiền mã hóa. Thông qua Bitcoin ETF được chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán, các quỹ đầu tư lớn sẽ có thể gián tiếp mua bán Bitcoin mà không sợ những vướng mắc về quy định pháp lý. Từ đó, dòng tiền lớn sẽ nhanh chóng đổ vào thị trường non trẻ, mang đến luồng gió mới cho tiền mã hóa.
Nhà phân tích Mike McGlone của Bloomberg vào cuối tháng 9 đã dự đoán giá BTC sẽ chạm ngưỡng 100.000 USD trong năm nay, nhờ vào động lực từ Bitcoin ETF. Đến ngày hôm nay, nửa liên quan đến cấp phép ETF của dự đoán đang thành sự thật.
Quá trình tìm kiếm sự công nhận Bitcoin
Cặp sinh đôi tỷ phú Cameron và Tyler Winklevoss đã nộp đơn xin xét duyệt Bitcoin ETF lần đầu tiên lên SEC vào năm 2017. Từ đó đến nay, số lượng đơn xin mở Bitcoin ETF lên Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ đã lên đến hai chữ số. Tuy nhiên, SEC chưa một lần đồng ý.
Video đang HOT
Rào cản về pháp lý là nguyên nhân dòng tiền từ những nhà đầu tư truyền thống chưa thể đổ vào thị trường tiền mã hóa
Dù còn khá xa lạ với nhà đầu tư nhỏ lẻ, ETF được các quỹ đầu tư lớn rất ưa chuộng. Sản phẩm này giúp các quỹ đa dạng hóa danh mục đầu tư mà không phải trực tiếp nắm giữ tài sản đó, phòng hộ rủi ro và dễ dàng đầu tư vào một nhóm tài sản nhất định.
Suốt từ 2017 đến nay, SEC nhiều lần trì hoãn ra quyết định, hoặc từ chối thẳng thừng các đơn xin xét duyệt Bitcoin ETF. Lý do thường được đưa ra nhất chính là điều kiện thị trường chưa cho phép, nên cơ quan này chưa thể cấp phép cho một Bitcoin ETF xuất hiện trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Biến động giá Bitcoin nhỏ dần sau các lần SEC phủ quyết Bitcoin ETF. Cộng đồng tiền mã hóa đã quá quen thuộc với việc SEC từ chối, cũng tương tự như việc Mỹ vẫn còn khá trung lập trong vấn đề pháp lý liên quan đến tiền số.
Trong khi đó, ở quốc gia láng giềng là Canada, không những Bitcoin ETF mà đến Ethereum ETF cũng đã xuất hiện trên Sở Giao dịch Chứng khoán Toronto. Hai thái cực pháp lý đối nghịch giữa hai quốc gia Bắc Mỹ này cũng đại diện cho bức tranh toàn cảnh hiện nay, khi thế giới phân ra hai mặt đối lập trong việc chấp nhận Bitcoin.
Giá Bitcoin tăng mạnh nhờ tin tích cực
Khi cộng đồng đã quá chán ngán với những lần từ chối, thì đến ngày 15/10, tài khoản Twitter của SEC đưa ra lời khuyên rằng người dùng nên “cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và rủi ro tiềm tàng” trước khi tham gia giao dịch các sản phẩm Bitcoin ETF sắp ra mắt.
Lời khuyên này như ngầm khẳng định SEC đã “bật đèn xanh” cho một đơn xin xét duyệt Bitcoin ETF, và việc công cụ phái sinh này xuất hiện chỉ còn là vấn đề thời gian.
Eric Balchunas, chuyên viên nghiên cứu ETF tại Bloomberg, cũng đăng tải thông tin khẳng định rằng sản phẩn Bitcoin ETF của quỹ ProShares đã hoàn tất về mọi mặt. Nó dự kiến xuất hiện trên thị trường chứng khoán Mỹ vào đầu tuần tới nếu không có cú “quay xe” vào phút chót nào.
Tin tức về ETF góp phần khiến giá Bitcoin tăng mạnh. Nhiều nhà đầu tư chờ đợi “thị trường bò”, là chu kỳ tăng mới của Bitcoin.
Thông tin này ngay lập tức đẩy giá BTC tăng đến ngưỡng 59.000 USD và liên tục duy trì đà tăng trong những ngày gần đây. Đỉnh điểm, giá Bitcoin đã có lúc chạm đến mức giá 63.990 USD trên sàn Binance, gần chạm lại mức giá cao nhất mọi thời đại (ATH) là 64.800 USD ghi nhận vào giữa tháng 4.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cảnh báo giá Bitcoin có thể giảm mạnh sau khi ETF chính thức ra mắt. Đây được gọi là hiện tượng “mua theo tin”, khi giá tăng cao vì sự chờ đợi tin tức.
Juthica Chou, Giám đốc giao dịch OTC của Kraken nhận định việc tiếp cận tiền mã hóa hiện nay đã dễ dàng hơn rất nhiều, nên ETF có thể không mang tác dụng như nhiều người chờ đợi. Một số công ty lớn cũng đưa ra các phương thức đầu tư gián tiếp vào Bitcoin mà không cần qua sàn chứng khoán, như quỹ Bitcoin Trust của Grayscale.
Tuần sóng gió của thị trường tiền mã hóa
Trong tuần qua, thị trường tiền mã hóa đón nhận nhiều tin tức tiêu cực, làm giá Bitcoin chao đảo.
Thị trường tiền mã hóa bước vào một quý 4 đầy biến động. Cuộc khủng hoảng của công ty Evergrande, những quy định pháp lý mới nhắm tới kiểm soát hoặc xóa bỏ thị trường tiền mã hóa tại nhiều nước khiến giá Bitcoin giảm mạnh.
Từ mức 47.000 USD hồi đầu tuần, có lúc giá Bitcoin hạ xuống sát mốc 40.000 USD. Sáng 26/9, giá mỗi Bitcoin vào khoảng 42.000 USD, theo Coinmarketcap .
Trung Quốc và Evergrande khiến toàn thị trường sợ hãi
"Bom nợ" Evergrande không liên quan trực tiếp đến thị trường tiền mã hóa. Tuy nhên, theo Business Insider , vì thị trường tiền mã hóa biến động rất mạnh, một ảnh hưởng nhỏ từ thị trường tài chính toàn cầu cũng có thể đẩy giá những đồng tiền mã hóa như Bitcoin (BTC) tăng giảm thất thường.
Số tiền nợ lên tới 300 tỷ USD của Evergrande, và nguy cơ sụp đổ của công ty này khiến thị trường tài chính toàn cầu sợ hãi.
Vì vậy, các chuyên gia không quá ngạc nhiên khi việc gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc đứng trên bờ vực phá sản đã làm nhà đầu tư tiền mã hóa hoảng loạn. Từ đó, nhà đầu tư nhanh chóng thanh lý tài sản của mình để bảo toàn quỹ vốn, dẫn đến giá tiền mã hóa giảm mạnh. Cụ thể, vào sáng đầu tuần ngày 20/9, giá Bitcoin đã giảm từ 47.200 USD về chỉ còn 45.200 USD.
"Bom nợ" Evergrande làm ảnh hưởng đến cả thị trường toàn cầu chứ không chỉ riêng Bitcoin. Trong khi đó, sáng 24/9, một tin tức xấu từ Trung Quốc lại trực tiếp làm thị trường tiền mã hóa khủng hoảng.
Theo Reuters , 10 cơ quan trực thuộc chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương (PBoC) và các đơn vị quản lý tài chính, chứng khoán, ngoại hối đã cam kết hợp tác với nhau nhằm loại bỏ các hoạt động tiền mã hóa "bất hợp pháp" ở nước này.
Trên thực tế, đây là một động thái không mới, vì luật ở Trung Quốc từ lâu đã không hề thân thiện với Bitcoin. Tuy nhiên, lệnh đàn áp lần này được công bố rất chi tiết, khiến cộng đồng hoang mang vì chính quyền Trung Quốc dường như có động thái "gắt gao hơn".
Chính phủ Trung Quốc lần này đưa ra động thái mạnh tay hơn để kiểm soát thị trường coin, bao gồm cả quy định về "thuần phong mỹ tục".
Theo Wu Blockchain, một chuyên gia Trung Quốc nổi tiếng trong thị trường tiền mã hóa, lệnh tăng cường đàn áp lần này của quốc gia tỷ dân có 5 điểm khác biệt so với các thông báo lần trước. Lệnh trực tiếp quy định hoạt động đào coin cần loại bỏ, với 10 cơ quan chính phủ cam kết, bao gồm cả Bộ Công an Trung Quốc.
Thông báo từ chính phủ Trung Quốc nêu cụ thể tên của các đồng tiền mã hóa bị cấm là Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH) và Tether (USDT). Thông báo cũng nêu rõ "việc cung cấp hoạt động sàn giao dịch không hợp pháp cho công dân Trung Quốc là hoạt động tài chính bất hợp pháp. Pháp nhân liên quan đến những hoạt động này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Cuối cùng, theo quy định mới thì các hoạt động đầu tư vào tiền mã hóa có thể bị xem là "vi phạm trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục".
Khó khăn pháp lý trên toàn cầu
Không riêng Trung Quốc, nhiều quốc gia khác trên thế giới tuần này cũng có các tuyên bố tiêu cực đối với Bitcoin. Trả lời phỏng vấn tờ Washington Post vào ngày 21/9, Chủ tịch SEC Gary Gensler tuyên bố đang tìm cách kiểm soát thị trường tiền mã hóa theo khuôn khổ pháp luật.
"Tôi không nghĩ thị trường tiền mã hóa có thể tồn tại lâu dài mà không có khung pháp lý chung", ông Gensler bày tỏ nhận định của mình.
Đây là tuyên bố mới nhất của ông Gary Gensler, người được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) dưới thời Tổng thống Joe Biden. Trước đó, nguồn tin từ Bloomberg cho hay giới chức Mỹ đang tiến hành một cuộc điều tra vào stablecoin, những đồng tiền ổn định đóng vai trò như đồng USD điện tử trong thị trường tiền mã hóa.
Đồng tiền ổn định (stablecoin) là đối tượng bị SEC nhắm tới, bởi đe dọa tới vị thế của đồng USD.
Các động thái gắt gao này không chỉ càn quét thị trường Mỹ mà còn gây ra cơn bão trên toàn cầu. Ảnh hưởng rõ nhất là Coinbase, sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu nước Mỹ, đã phải từ bỏ kế hoạch ra mắt sản phẩm mới của mình.
"Khi nghiên cứu kỹ càng về quy định pháp lý, Coinbase buộc phải đưa ra quyết định khó khăn là tạm ngừng chương trình cho vay USDC. Chúng tôi cũng đã ngừng cho phép khách hàng đăng ký trước chương trình này và đang chuyển sang các hoạt động khác", Coinbase tuyên bố trên trang web chính thức của mình.
Trong lúc Coinbase đang phải đối mặt với áp lực từ pháp lý Mỹ, thì Binance, một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu thế giới, cũng đang gặp phải những khó khăn tương tự ở thị trường Australia.
Cụ thể vào sáng ngày 21/9, Binance ra thông báo chính thức sẽ ngừng cung cấp một số dịch vụ tại Australia nhằm mục đích tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý của quốc gia này. Theo đó, người dùng Binance tại Australia sẽ không thể tiếp tục giao dịch hợp đồng tương lai, quyền chọn và dùng đòn bẩy tài chính.
Đến ngày 23/9, Binance Australia tiếp tục tuyên bố người dùng mới phải hoàn tất KYC hay quá trình định danh khách hàng mới có thể sử dụng các dịch vụ của sàn.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Erdogan tuyên bố nước này đang "trong một cuộc chiến với Bitcoin".
"Chúng ta phải tiếp tục con đường với đồng tiền vốn có của mình, đó là bản sắc cơ bản của Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erdogan tuyên bố trong một cuộc gặp gỡ với các đại biểu thanh niên đến từ 81 tỉnh của nước này.
Trước đó vào tháng 4, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các hoạt động thanh toán bằng Bitcoin hay những đồng tiền mã hóa khác.
Một 'cá voi' bắt đáy, mua vào 490 Bitcoin Một trong những cá voi Bitcoin lớn nhất thị trường đã mua 490 BTC trong lúc giảm giá. Toàn bộ số tiền này đã được chuyển về ví ẩn danh. Theo CryptoPotato , "cá voi" được cho là lớn thứ ba thị trường tiền mã hóa đã mua 490 BTC trong lúc giá của đồng tiền này giảm mạnh. CryptoPotato cho biết nhà...