Thông tin tuyển sinh mới nhất các trường Công an năm 2019
Theo Bộ Công an, dự kiến trong năm 2019, Bộ tiếp tục thu hẹp tuyển sinh xuống chỉ còn ba đơn vị là Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân và Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy.
Thay vào đó, lần đầu tiên, một số khối ngành đặc biệt của những trường này mở rộng phạm vi tuyển sinh đến khu vực phía Nam chứ không chỉ phía Bắc như trước.
Được biết, tổng chỉ tiêu của các trường Công an nhân dân sẽ tuyển sinh 1.600 chỉ tiêu. Trong đó, hệ Đại học có 1.300 chỉ tiêu và 300 chỉ tiêu hệ Trung cấp…
Thông tin tuyển sinh cụ thể của các đơn vị thuộc Bộ công an như sau:
Học viện Cảnh sát nhân dân
Năm 2019, Học viện cảnh sát nhân dân tuyển sinh gần 700 chỉ tiêu dự kiến cho thí sinh phía Nam và phía Bắc.
Học viện An ninh nhân dân
Trường Học viện an ninh nhân dân thông báo tuyển sinh năm 2019 với chỉ tiêu dự kiến là gần 400 chỉ tiêu.
Đại học Phòng cháy Chữa cháy
Năm 2019, Đại học Phòng cháy Chữa cháy tuyển sinh 150 chỉ tiêu cả nam và nữ ở hai khu vực Bắc và Nam. Cụ thể, trường dự kiến tuyển 136 thí sinh nam và 14 thí sinh nữ.
Video đang HOT
Như vậy, theo dự thảo kế hoạch tuyển sinh từ Bộ Công an, hai trường đại học công annhân dân có cơ sở tại phía Nam các năm trước vẫn tuyển sinh bậc đại học bình thường là Trường ĐH An ninh nhân dân và Trường ĐH Cảnh sát nhân dân dự kiến không có chỉ tiêutuyển sinh đại học năm nay.
Được biết đây là năm thứ 2 Bộ này thu hẹp chỉ tiêu tuyển sinh ở các đơn vị trực thuộc. Như năm 2018, hai trường là Trường đại học Kỹ thuật hậu cần công an nhân dân và Học viện Chính trị Công an nhân dân không tuyển sinh.
Ngoài ra, để tránh các trường hợp sai sót sau tuyển sinh, Bộ Công an đề nghị trong quá trình sơ tuyển, các đơn vị địa phương phải đặc biệt chú ý đến việc kiểm tra sức khỏe cũng như phẩm chất đạo đức và các tiêu chuẩn chính trị khác của thí sinh đăng ký tuyển sinh…
PHẠM ANH
Theo plo.vn
Tuyển sinh ngành công an mà chỉ "đấu tay trong" thì...
Đại tá Ngô Văn Xiêm nói: "Đào tạo ngành công an nhiều năm qua thấy rằng, những anh học qua Trung cấp kiến thức thường rất yếu".
Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Văn Xiêm - Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xung quanh việc Tướng Lê Văn Cương đề xuất hạn chế học sinh phổ thông vào đại học ngành công an.
Theo vị nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, đề xuất trên có lợi thế là không tuyển mới nhiều, thay vào đó là tuyển cán bộ chính trong lực lượng đi học.
"Nhưng có cái dở là tôi theo dõi về đào tạo ngành công an nhiều năm qua thấy rằng, những anh học qua Trung cấp thường kiến thức rất yếu.
Nên nếu có thay đổi, cần cải thiện đầu vào Trung cấp", ông Xiêm nhận định.
Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Văn Xiêm - Nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phòng cháy chữa cháy. Ảnh: Dân Việt
Theo ông, đúng là những người công tác trong ngành công an rồi học lên thì có kinh nghiệm thật nhưng chất lượng nền thì yếu.
"Ngược lại, đối với đầu vào các trường ngành công an là học sinh phổ thông như những năm qua, các em được đào tạo kiến thức rất cơ bản.
Nói thực là trình độ rất giỏi. Nếu chúng ta hạn chế nguồn tuyển này sẽ là một điều rất đáng tiếc", vị nguyên Phó Hiệu trưởng nói.
Ông chia sẻ thêm, tất nhiên đầu vào là người trong ngành đã qua Trung cấp, đã đi làm có được một số lợi thế như đã phân tích ở trên
Nhưng qua tiếp xúc, ông thấy đào tạo đầu vào là học sinh phổ thông đủ điểm chuẩn thực sự các em rất giỏi và thông minh.
Chắc chắn với nguồn đó ra trường, chỉ cần đồng nghiệp, tiền bối hướng dẫn thời gian ngắn sẽ nhanh chóng trưởng thành trong công tác.
"Các cháu công nghệ, kiến thức giỏi mới đủ khả năng để đấu tranh với các loại tội phạm tinh vi, tội phạm công nghệ hiện nay được.
Dù thực địa hay tác chiến nếu không có kiến thức sẽ rất khó. Cái này dù có kinh nghiệm cũng khó đánh đổi được", ông nói.
Với thời gian dài gắn bó với đào tạo sinh viên ngành công an, Đại tá Ngô Văn Xiêm nhận định: "Kinh nghiệm là tốt nhưng không phải điều quyết định".
Theo ông, đề xuất của Thiếu tướng Lê Văn Cương có cái hay nhất định nhưng lại dở ở một số khía cạnh như phân tích ở trên.
Chúng ta cần tuyển một lượng nào đấy những người thực sự tài năng, trình độ chuyên môn, sức khỏe tốt. Đầu vào như thế thực sự là rất tuyệt vời đối với bất cứ ngành nghề nào chứ không riêng với ngành công an.
Ông cũng cho biết, đúng là rất ít nước đào tạo ngành công an như Việt Nam.
Ở nhiều nước, họ tuyển đầu vào là những người giỏi chuyên môn, đã tốt nghiệp đại học.
Những người này được tuyển vào chỉ cần đào tạo 2 năm là có thêm một văn bằng nữa.
"Họ đi đúng vào chuyên ngành công an cần tuyển và ra công tác. Rất nhiều nước trên thế giới đều làm như vậy.
Chứ họ không đào tạo như mình đâu.
Các nước chỉ cần mất 1-2 năm đào tạo sâu về chuyên môn để làm việc. Bởi nguồn vào này đã có trình độ, hiểu biết, ngoại ngữ rồi nên mọi việc sẽ nhanh chóng hơn.
Đó cũng là một hướng để có nguồn vào chất lượng.
Theo tôi, kinh nghiệm thực tế không phải là điều gì quá ghê gớm.
Thực tế hiện nay, nhiều khi người làm việc lâu "rỉ tai" các cán bộ mới không phải là kinh nghiệm làm việc mà là "kinh nghiệm cuộc sống" nhiều hơn. Kinh nghiệm đó chưa chắc đã phải là tốt", ông đánh giá.
Theo ông, các trường công an chỉ cần nêu các tiêu chí, điều kiện, ai đủ thì thi vào. Đạt thì theo học. Lúc đó đỡ thời gian, công sức đào tạo trong trường công an.
"Tay nghề, kinh nghiệm làm việc không phải nói là làm ngay được. Tốt nghiệp ra trường mà làm tốt ngay công việc được là rất hiếm.
Theo tôi, thế giới đã làm rồi, có kinh nghiệm rồi. Ví dụ trong 1.000 cử nhân tốt nghiệp đại học, các trường công an có 100 chỉ tiêu thì cứ 10 "đấu" 1.
Đấu đúng nghĩa về kiến thức, trình độ chứ không phải "đấu" tay trong.
Nếu "đấu" bằng "chân trong, tay trong" thì tuyển cách nào cũng khó chọn được người giỏi.
Nguồn vào theo cách nào thì cũng có cái hay, cái dở khó hoàn hảo được. Nhưng trong những cách hay, chúng ta nên chọn cách hay hơn.
Cái chính là đừng chân trong, chân ngoài, tuyển chọn con ông cháu cha, hay kiểu nhắn nhủ "con tôi đấy"...Đó mới là một thực tế mà lâu nay dư luận vẫn rất lo ngại trong tuyển sinh ngành công an", ông Xiêm chia sẻ.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net.vn
Ngăn ngừa và phòng chống bạo lực học đường chỉ mới nằm trên giấy Sau một năm triển khai chương trình phòng chống bạo lực học đường, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch triển khai, nhưng lại bê nguyên xi văn bản của Bộ. Ngày 10/10, tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo triển khai nghị...