Thông tin ‘Hà Nội lập 3.000 chốt kiểm soát người ra khỏi nhà’ là bịa đặt
Công an Hà Nội cho biết “Thông tin Hà Nội sắp có 3.000 chốt để kiểm soát người ra khỏi nhà không có lý do” là bịa đặt và khiến dư luận hoang mang.
Ngày 26/7, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin “sáng mai Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt, đi đâu cũng phải có đầy đủ giấy tờ tuỳ thân và chứng minh lý do ra đường có lý do cần thiết. Cả nhà chia sẻ cho nhau biết nhé”.
Ngay sau khi đăng tải, đoạn nội dung trên khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.
Thông tin sai sự thật được đăng tải trên mạng xã hội.
Liên quan vụ việc Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội phủ nhận thông tin trên và cho rằng đó là thông tin bịa đặt, không có cơ sở, thiếu chính xác và gây hoang mang dƯ luận.
Theo Đại tá Trần Ngọc Dương, Công an TP Hà Nội đã đề nghị lực lương an ninh mạng và Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông vào cuộc, truy tìm tài khoản đăng thông tin sai sự thật, để nhanh chóng xử lý, không làm người dân hoang mang, lo lắng.
Công an TP Hà Nội cũng cho biết, trong 3 ngày đầu thành phố thực hiện giãn cách xã hội, lực lượng chức năng đã xử phạt hành chính số tiền hơn 1,5 tỷ đồng các trường hợp vi phạm phòng dịch như không đeo khẩu trang, ra ngoài không có lý do, tụ tập đông người…
Video đang HOT
Công an Tây Hồ "quên" xử lý vụ cướp: Ai đã chỉ đạo thả kẻ chủ mưu?
Khi thụ lý vụ việc có dấu hiệu hình sự của Nguyễn Văn Tài, Trưởng Công an quận Tây Hồ (thời điểm năm 2016) được cho là đã nhận định vụ việc thiếu căn cứ và chỉ đạo không tạm giữ hình sự bị can này.
Hình ảnh 5 bị cáo trong vụ án "Cướp tài sản" vào năm 2016 nhưng Công an Tây Hồ "quên" xử lý hình sự.
Liên quan đến vụ án "Cướp tài sản" do Nguyễn Hữu Tài (SN 1993, ở quận Ba Đình, Hà Nội) và đồng phạm gây ra vào năm 2016 nhưng không bị xử lý hình sự, nhiều cán bộ, lãnh đạo Công an quận Tây Hồ đã có báo cáo về việc này.
Đáng chú ý, nội dung báo cáo thể hiện, ở thời điểm đó, Đại tá Phùng Anh Lê - Trưởng Công an quận Tây Hồ (Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra; đã bị đình chỉ công tác) đã có chỉ đạo không tạm giữ hình sự đối với Tài.
Cụ thể, theo báo cáo của Trung tá V.C.N. - Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - thời điểm tháng 9/2016, sau khi công an tiếp nhận vụ việc có dấu hiệu bắt giữ người trái luật, Tài đã đến Công an quận Tây Hồ viết đơn đầu thú.
Quá trình thu thập tài liệu chứng cứ và đánh giá, Trung tá N. cùng Điều tra viên P.T.H. có cùng quan điểm rằng, hành vi của Tài cùng đồng bọn có dấu hiệu của tội "Bắt giữ người trái luật" đối với anh T. (sinh năm 1990, ở Hà Nội). Sau đó, cán bộ H. đã đề xuất lãnh đạo Công an quận về việc ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Tài.
Tuy nhiên, sau khi nghe báo cáo và nghiên cứu hồ sơ, Đại tá Lê cho rằng tài liệu, chứng cứ để giữ đối tượng Tài là yếu và không có căn cứ. Tiếp đó, Đại tá Lê đã chỉ đạo bằng miệng không tạm giữ hình sự đối với Tài và phê bình Trung tá N. về cách nhận định trong vụ việc này là không đúng người đúng tội, dễ dẫn đến oan sai.
Phó Trưởng Công an quận Tây Hồ Phạm Quý Hải và Đại tá Phùng Anh Lê (từng là Trưởng Công an quận Tây Hồ) đã bị Công an TP Hà Nội đình chỉ công tác (Ảnh: Nguyễn Trường).
Liên quan vụ việc trên, theo báo cáo của Thượng tá Phạm Quý Hải - Phó Trưởng Công an quận Tây Hồ (đã bị đình chỉ công tác) - sau khi tiếp nhận vụ việc công dân trình báo bị bắt giữ trái luật do mâu thuẫn trong việc đòi nợ nhau, bản thân đã báo cáo Đại tá Lê và yêu cầu thuộc cấp thụ lý giải quyết theo quy định.
Sau đó, Thượng tá Hải yêu cầu thuộc cấp hoàn thiện thủ tục để ký quyết định tạm giữ Tài về hành vi "Bắt giữ người trái pháp luật".
Tuy nhiên, khi thuộc cấp chưa kịp trình ông ký quyết định thì các cán bộ liên quan báo cáo lại rằng, Đại tá Lê thấy việc giữ hình sự đối với Tài là chưa đủ căn cứ nên chỉ đạo bằng miệng không giữ hình sự, cho Tài về và cam kết khi nào cơ quan công an triệu tập phải có mặt.
Vì sao thấy Công an Tây Hồ "quên" xử lý hình sự nhưng 5 tên cướp vẫn ra đầu thú?
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 29/4 vừa qua, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị Nguyễn Hữu Tài 24 tháng tù giam về tội "Cướp tài sản".
Các đồng phạm trong vụ án này gồm Nguyễn Khắc Đức (SN 1992), Trần Văn Lộc lĩnh 20 tháng tù; Nguyễn Văn Nam (SN 1994, ở quận Đống Đa, Hà Nội) 18 tháng tù còn Nguyễn Quang Chính (SN 1998, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) 15 tháng tù treo.
Cáo trạng nhận định, trong quá trình điều tra vụ án, một số cán bộ Công an quận Tây Hồ đã không xử lý hình sự đối tượng Tài và đồng phạm về tội "Cướp tài sản" vào năm 2016, có dấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp.
Bên cạnh đó, tại tòa, vợ của bị cáo Nguyễn Hữu Tài cũng được triệu tập với tư cách người liên quan. Người phụ nữ khai trong năm 2016 đã đưa 100 triệu đồng cho một cán bộ Công an quận Tây Hồ để nhờ "chạy án" cho chồng.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 16/1 vừa qua, Nguyễn Văn Tài đã có đơn xin đầu thú gửi Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội.
"Nay tôi biết Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội điều tra vụ việc trên nên tôi đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội để đầu thú về hành vi của mình, để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật" - nội dung đơn của Tài nêu rõ.
Cùng ngày, đối tượng Trần Văn Lộc cũng đã có đơn tự nguyện đầu thú gửi cơ quan công an.
Trong đơn, Lộc cho biết, bản thân nhận thức được hành vi hỗ trợ cho Tài bắt anh H. đi theo cả nhóm để phải trả tiền là sai. Nhưng sau đó, Lộc thấy Tài bị Công an quận Tây Hồ bắt rồi lại được thả về luôn, không bị xử lý gì khiến Lộc nghĩ "không làm sao".
Đến ngày 16/1/2021, qua tìm hiểu, Lộc biết Tài đi đầu thú và biết bản thân không thể trốn tránh được nên cũng đi đầu thú để mong được giảm nhẹ tội...
Triệt phá đường dây phát tán tin nhắn rác, thu lợi hàng tỷ đồng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ (Bộ Công an) vừa triệt phá đường dây phát tán tin nhắn rác trên không gian mạng để hưởng lợi hàng tỷ đồng. Qua công tác nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) xác định một đường dây phát tán...