Thông qua nhiều đề xuất quan trọng của Bộ GD&ĐT
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 104/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2018. Trong đó thống nhất thông qua nhiều đề xuất của Bộ GD&ĐT như nâng chuẩn trình độ giáo viên mầm non; thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi…
Ảnh minh họa/internet
Nâng chuẩn GV mầm non, miễn học phí HS THCS công lập
Video đang HOT
Cụ thể, Chính phủ thống nhất thông qua đề xuất của Bộ GD&ĐT về bổ sung chính sách nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên mầm non từ trung cấp sư phạm lên cao đẳng sư phạm theo lộ trình quy định tại dự án Luật Giáo dục (sửa đổi).
Đồng thời, thống nhất chủ trương thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở trường công lập và hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW (khóa XI); Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương xác định nhu cầu nguồn kinh phí thực hiện chính sách này theo lộ trình phù hợp.
Giao Bộ GD&ĐT tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học về dự án Luật này, nhất là việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia; phối hợp với Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Dân tộc rà soát vấn đề cử tuyển; chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiêp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước; khi trình Quốc hội dự án Luật này.
Tiến tới xóa bỏ bộ chủ quản
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Chính phủ thống nhất với đề nghị của Bộ GD&ĐT về việc rà soát, sửa đổi các Luật liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học theo hướng một luật sửa nhiều luật, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai cơ chế tự chủ đại học; bổ sung quy định về Hội đồng trường đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tư chủ có chức năng thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, giám sát các mặt hoạt động của trường đại học, tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, Bộ GD&ĐT tập trung quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
Giao Bộ GD&ĐT tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện dự án Luật này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
Theo giaoducthoidai.vn
Các trường phải báo cáo việc hát Quốc ca trong Lễ chào cờ
Bộ GD&ĐT vừa có công văn số 693/BGDĐT-GDCTHSSV gửi các Sở GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc báo cáo tình hình thực hiện nền nếp, kỷ luật trong trường học.
ảnh minh họa
Trong đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT, các trường báo cáo về việc thực hiện và duy trì hát Quốc ca trong các Lễ chào cờ; tình hình tổ chức hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường; Tình hình thực hiện tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ, tập thể dục tại chỗ và hô các khẩu ngữ cho học sinh, sinh viên sau khi tập thể dục...
Ngoài ra, các Sở, trường cũng phải báo cáo về tình hình triển khai xây dựng nền nếp, kỷ cương, kỷ luật trong trường học; Xây dựng môi trường văn hóa trong trường học; Thực hiện quy định về tổ chức cho học sinh, sinh viên trực tiếp lao động tập thể, vệ sinh lớp học và các công trình trong khuân viên nhà trường.
Theo Baodansinh.vn
Bức xúc với những đề án giáo dục nghìn tỷ Được đầu tư kinh phí không nhỏ, có khi lên tới nghìn tỷ đồng, nhưng nhiều đề án giáo dục đã không đi đến được cái đích cuối cùng. Mới đây, Bộ GDĐT vừa cho "ra lò" một đề án gần 750 tỷ đồng nhưng phải vội vã... thu hồi. Đổi mới nhưng... không mới Đề án "Đổi mới thi THPT quốc gia...