Thông “đầu ra” cho sản phẩm OCOP và chuẩn bị cho thị trường Tết Nhâm Dần ở Thủ đô
Để tháo gỡ khó khăn cho các chủ thể OCOP và chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, trong tháng cuối cùng của năm 2021, Sở NNPTNT, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã và đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP.
“Đầu ra” sản phẩm OCOP gặp khó
Anh Phùng Đắc Dũng – đại diện Hợp tác xã Sản xuất nghệ và tinh dầu Bà Bé ở xã Dương Xá (huyện Gia Lâm) – đơn vị có 11 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP “4 sao”, cho biết: Cuối năm là thời điểm hợp tác xã liên kết với hàng trăm hộ dân trồng mùi già, sả, nghệ… để chế biến tinh dầu, tinh bột. Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, hợp tác xã đã thông báo đến người dân, đề nghị giảm diện tích trồng cây nguyên liệu; mức sản xuất chỉ bằng 1/2 so với mọi năm.
Cùng cảnh ngộ, dù đã được chứng nhận sản phẩm OCOP “4 sao” nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều bếp ăn tập thể ngừng hoạt động, nên việc tiêu thụ sản phẩm “Gạo thơm Bối Khê” không thuận lợi như trước. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai) Đỗ Văn Kiên chia sẻ: Chúng tôi mong muốn được hợp tác với các cơ quan, đơn vị, các sàn giao dịch điện tử để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Khách hàng tìm hiểu sản phẩm gạo Bắc thơm tại HTX Nông nghiệp Tam Hưng (huyện Thanh Oai). Ảnh: Quang Thái
“TP.Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra các chủ thể có sản phẩm OCOP. Nhiều đơn vị đã phải thu hẹp hoặc sản xuất “cầm chừng” bởi khó tiêu thụ sản phẩm”.
Ông Nguyễn Văn Chí -Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Hà Nội.
Đây cũng là khó khăn chung đối với nhiều chủ thể OCOP trong năm 2021. Trong khi đó, theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội- Nguyễn Văn Chí, TP.Hà Nội là địa phương có số sản phẩm được công nhận nhiều nhất cả nước. Tính đến hết năm 2020 đã có 1.054 sản phẩm được UBND thành phố chứng nhận OCOP. Đến hết năm 2021, thành phố sẽ có thêm ít nhất 400 sản phẩm được đánh giá, công nhận.
Những năm trước, thành phố tổ chức nhiều hội nghị quảng bá, giới thiệu, kết nối giao thương cho các sản phẩm trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm tới tháng 10/2021, nhiều hoạt động quảng bá, kết nối trực tiếp tiêu thụ sản phẩm bị đình trệ…
Video đang HOT
Sản phẩm OCOP: Đẩy mạnh kích cầu, kết nối tiêu thụ
Để khơi thông “đầu ra” cho sản phẩm OCOP và chuẩn bị cho thị trường Tết Nhâm Dần, thành phố đã đẩy mạnh các sự kiện trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP đến các nhà phân phối bán lẻ và người tiêu dùng Thủ đô trong các tháng cuối năm.
Vào cuối tháng 11, đầu tháng 12/2021, Hà Nội đã tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP thuộc nhiều nhóm ngành hàng nông sản, thực phẩm tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt-Xô. Hoạt động này nhằm hỗ trợ tháo gỡ kịp thời những điểm nghẽn trong tiêu thụ để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội – Nguyễn Ngọc Sơn thông tin: Trong tháng 12 này, Sở tổ chức 4 tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, kết hợp tư vấn bán hàng trực tuyến, trực tiếp các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, với thời gian 5 ngày/ tuần hàng, tại các trung tâm thương mại trên địa bàn các quận: Hà Đông, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy.
Chuỗi sự kiện này hứa hẹn sẽ mang đến những tiện ích mua sắm, trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng Thủ đô, cũng như mở ra thêm cơ hội dành cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh…
Thực tế cho thấy, muốn mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP, bên cạnh hoạt động xúc tiến thương mại thì tổ chức các điểm bán, trưng bày sản phẩm OCOP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – Trần Thị Phương Lan cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, lựa chọn, đưa vào vận hành các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các quận, huyện, thị xã. Đến nay đã phát triển được 35 điểm, phấn đấu đến cuối năm, mỗi quận, huyện, thị xã vận hành thêm được tối thiểu 1 điểm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của địa phương và TP.Hà Nội.
Theo Chủ tịch UBND huyện Thường Tín – Kiều Xuân Huy, huyện có 103 sản phẩm được thành phố đánh giá, công nhận, phân hạng sản phẩm OCOP. Việc lựa chọn, mở các điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm mang lại động lực sản xuất cũng như quyết tâm giữ vững chất lượng sản phẩm của các chủ thể OCOP.
"Kho vàng" hàng chục nghìn tỷ nằm ngoài đồng, nông dân miền Bắc lo tìm nơi tiêu thụ
Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài và phức tạp, việc nâng cao chất lượng và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản nói chung, rau màu vụ đông nói riêng được ngành nông nghiệp đặc biệt chú trọng.
Diễn đàn Khuyến nông @nông nghiệp với chủ đề: "Nâng cao chất lượng và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây vụ đông" được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NNPTNT 5 tỉnh, thành phố tổ chức sáng 7/12.
Đầu tư lớn cho vụ đông
Không chỉ là vụ sản xuất chính trong năm, những năm gần đây trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của nhiều địa phương, vụ đông còn đóng vai trò then chốt, có tính quyết định nhằm đem lại năng suất, hiệu quả, nâng cao thu nhập cho bà con.
Hải Dương là một trong những địa phương có thế mạnh sản xuất rau màu vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng.
Chia sẻ tại diễn đàn, đại diện Sở NNPTNT Hải Dương cho hay: Vụ đông năm nay, tỉnh tập trung mở rộng tối đa diện tích trồng vụ cực sớm và sớm ở những địa phương có kinh nghiệm trồng vụ đông sớm như Gia Lộc, Tứ Kỳ... để cạnh tranh thị trường rau khan hiếm giai đoạn giáp vụ. Vụ đông sớm có diện tích khoảng 1.000ha.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, tỉnh tiếp tục duy trì, mở rộng tối đa các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, có thị trường tiêu thụ thuận lợi nên ít bị ảnh hưởng của dịch; trồng rải vụ đông chính vụ để tránh áp lực tiêu thụ.
Nông dân huyện Kinh Môn (Hải Dương) thu hoạch trên 50.000 tấn hành tỏi và cung ứng ra thị trường, doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Trần Tuyết
Đại diện HTX Tân Minh Đức (Gia Lộc, Hải Dương) cho hay: Nông dân rất phấn khởi vì giá rau vụ đông cao. Với mỗi sào trồng su hào, trừ chi phí bà con lãi từ 5 - 5,5 triệu đồng/lứa; bắp cải thu lãi từ 5,5 - 6,5 triệu đồng/sào/lứa; súp lơ có lãi từ 5 - 6 triệu đồng/sào/lứa.
Ông Vũ Thái Ninh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh thông tin: Bắc Ninh đã quy hoạch sản xuất cây vụ đông thành những vùng tập trung.
Tỉnh hiện có 71 vùng sản xuất tập trung, diện tích từ 5,1ha trở lên, nhiều vùng đã liên kết tiêu thụ sản xuất với các doanh nghiệp, siêu thị...
Để thúc đẩy sản xuất cây vụ đông phát triển, hệ thống ngành khuyến nông Bắc Ninh cũng đã triển khai các mô hình sản xuất cây vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao.
Ví dụ mô hình sản xuất rau VietGAP quy mô 7ha; bí xanh 8ha tại xã An Thịnh (Lương Tài), hiệu quả kinh tế khoảng 70 triệu đồng/ha; mô hình khoai tây ở Quế Võ, hiệu quả đạt từ 90-100 triệu đồng/ha hay ở huyện Yên Phong cũng đạt từ 90-100 triệu đồng/ha.
"Điểm khác biệt ở Bắc Ninh là để khuyến khích phát triển vụ đông, đặc biệt là các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh sẵn sàng hỗ trợ 100% kinh phí cho các mô hình nhà bạt, nhà lưới, tùy theo quy mô, diện tích với mức cao nhất lên tới 2 tỷ đồng" - ông Vũ Thái Ninh tiết lộ.
Loại bỏ tư duy "xuất khẩu mới cần hàng tốt"
Điểm "nóng" và sôi nổi nhất của diễn đàn lần này có lẽ chính là cuộc thảo luận, đối thoại giữa nông dân - những người trực tiếp làm ra sản phẩm với lãnh đạo các sở, ban ngành và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc HTX nông nghiệp Đức Chính (Cẩm Giàng, Hải Dương) chia sẻ: Địa phương tôi trồng rau màu rất lớn, chủ yếu cà rốt. Việc tiêu thụ cũng phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc. Bên họ được mùa thì chúng tôi dù có thu hoạch sản lượng cao cũng thành mất mùa và ngược lại. Vậy liệu Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì cho việc tiêu thụ nông sản, nhất là trong bối cảnh dịch Covid -19?
Về việc này, bà Lương Thị Kiểm - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hải Dương cho biết: "Để chủ động hơn nữa và giải quyết các vấn đề căn cơ, chúng tôi luôn cố gắng kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, ký kết với các đối tác để chủ động hơn trong việc thu mua. Chủ động bắt tay giữa các doanh nghiệp, nông dân sao cho việc tiêu thụ nông sản của bà con đạt hiệu quả cao nhất".
Một trong những vấn đề cố hữu mà nhiều nông dân quan tâm được đại diện HTX dịch vụ nông nghiệp Mạnh Cường (Bắc Ninh) nêu: Bắc Ninh có nhiều chính sách hỗ trợ cây màu vụ đông nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là quỹ đất sản xuất còn hạn chế, cần có chính sách mở rộng quỹ đất như thế nào để nông dân yên tâm sản xuất?
Về vấn đề này, ông Hoàng Văn Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trả lời: Việc phát triển quỹ đất từ trung ương đến địa phương đều đã rất quan tâm nhưng đất thì không sinh ra, chỉ có cách sử dụng quỹ đất có hiệu quả, nghĩa là đầu tư có hiệu quả, sản xuất có hiệu quả.
"Muốn như thế nông dân có thể cùng nhau liên kết sản xuất để tăng cao lợi nhuận, nâng cao giá trị trên cùng đơn vị diện tích" - ông Hồng nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, ông Đinh Công Chính (Cục Trồng trọt) cho rằng: Muốn có diện tích đất lớn chỉ có thể thuê, mua, gom hoặc liên kết sản xuất. Chỉ khi có diện tích đất lớn thì chúng ta mới được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước để đất, vốn, từ đó mới có cơ sở, có dữ liệu để sản xuất lớn.
Đại diện đơn vị đồng hành và hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm rau màu, ông Nguyễn Khắc Tiến - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ameii Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi rất mong các doanh nghiệp khác cũng như bà con nông dân lưu ý tới bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chúng ta đừng nghĩ chỉ khi xuất khẩu chúng ta mới cần sản phẩm chất lượng cao, mà ngay cả thị trường trong nước cũng phải cung cấp được những sản phẩm tốt nhất, sạch nhất, an toàn nhất. Chỉ khi làm được điều đó thì mới tự tin đưa sản phẩm của ta chinh phục bất cứ thị trường nào".
Nếp nhung là loại nếp gì mà dân Kinh Bắc trồng ai cũng sung túc? Nhờ trồng giống lúa nếp nhung đặc sản, các hộ nông dân ở phường Tam Sơn (TP.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã có thu nhập khá tốt. Hiện, với diện tích trồng hơn 500ha lúa nếp nhung, nông dân nơi đây có doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm. Xây dựng thương hiệu nếp nhung Tam Sơn Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn...