Thơm nức món rựa mận
Rựa mận thịt chó là món khoái khẩu của rất nhiều người bởi hương vị đậm đà dậy mùi thơm rất đặc trưng. Một khi nấu món rựa mận muốn “giấu nhẹm” cũng không thể được vì mùi hương của nó sẽ tự “khai báo” với cả xóm.
Năm nào cũng thế, cứ đến ngày mùng năm, Tết Đoạn Ngọ là bố tôi lại bắt con cầy tơ làm thịt cho mẹ nấu một nồi rựa mận “bự chảng” đãi cả nhà. Bố mẹ tôi đông con nên cũng lắm cháu, tập trung đông đủ cũng “ngót nghét” trên ba mươi thành viên.
Đùi thịt chó vừa thui rơm vàng sậm nhìn rất ngon mắt
Biết sở thích cả nhà từ con cái, dâu rể, cháu chắt ai cũng “khoái khẩu” món rựa mận nên bố cũng đáp ứng nhu cầu rất “chân tình”. Ngày Mùng Năm ngoài những món ăn truyền thống khác như cơm rượu, hoa quả… năm nào mẹ tôi cũng không quên nấu nồi rựa mận ăn với bún hoặc với cơm.
Mặc dầu các thứ con cái cháu chắt mang đến “lễ tết mùng năm” có nhiều thứ bánh, trái cây… những loại này cũng được dọn ra nhưng chỉ “hao hụt’ một số rất ít, còn bao nhiêu cuối bữa mẹ chia mỗi đứa mỗi gói mang về.
Đùi thịt chó vừa thui rơm vàng sậm nhìn rất ngon mắt
Theo y học phương Đông, thịt chó là món ăn nhiều đạm, tốt cho Nam giới, thịt chó có tính nóng rất phù hợp ăn vào những ngày mát trời. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn. Các gia vị ăn kèm thịt chó như riềng, sả, lá mơ, lá thơm …cũng có tác dụng phối hợp chữa bệnh.
Ở Việt Nam, món thịt cầy cũng có một bề dầy lịch sử từ rất lâu đời, đã đi vào cả ca dao, thơ văn của người Việt Nam như: “Sống trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ hỏi có hay không?” và nhiều câu văn câu thơ trào phúng rất thi vị.
Món rựa mận đang ướp chờ thấm gia vị
Trước đây thịt cầy nấu rựa mận chỉ phổ biến với người miền Bắc và miền Trung, giờ đây có lẽ mùi thơm nồi rựa mận quá hấp dẫn lôi cuốn đến đỗi đã phủ sóng cả ba vùng miền. Khi nói đến miếng ngon trong dịp cỗ bàn mà không nói đến thịt cầy nhất là nồi rựa mận, người ta cảm thấy thiêu thiếu một cái gì rất khó tả.
Ở vùng nông thôn xứ Nghệ, món cầy tơ nấu rựa mận luôn có mặt trong nhiều tiệc cưới, họp mặt, đám giỗ, lợp nhà, dọn nhà, đãi khách … một thực phẩm địa phương nổi tiếng trong cả nước có tiềm năng rất lớn, được chế biến thành những món ăn lạ miệng độc đáo mang hương vị đặc trưng vùng miền rất quyến rũ của nó.
Món rựa mận đang ninh cho mềm
Những người Việt định cư ở nước ngoài, khí hậu lạnh lẽo gần như quanh năm, xa quê hương làm người ta luôn nồng nàn nhớ tới những món ăn “đặc sản” quê nhà vừa ngon vừa nóng hổi làm ấm cõi lòng, mà “thèm” hơn cả có lẽ là món “rựa mận” thịt chó. Bởi vậy cũng có nhiều người rất “ghiền” món ăn này.
Nhưng ở nơi trời Tây, muốn ăn một miếng “rựa mận” đôi khi tìm “đỏ” cả mắt cũng khó thấy. Chỉ có hình ảnh khói nghi ngút, hương quấn quýt, vị nồng nàn … là hiện hữu trong tâm trí, tiếp đó là biểu hiện cảm xúc để rồi “tứa” ra những dòng chảy của sự thèm muốn … cuối cùng muốn cho đỡ “ghiền” đành phải sử dụng khúc biến tấu đó là món “giả cầy” nấu bằng chân giò heo.
Video đang HOT
Món rựa mận vừa nấu xong rất thơm ngon
Ở quê tôi, hầu như nhà ai cũng có khoảnh vườn rộng trồng nhiều loại rau củ quả. Trước ngày mùng năm bố tôi đã phụ giúp mẹ, ra vườn chuẩn bị khâu nguyên liệu nào riềng, sả, lá mơ, dừa, hành, tiêu, ớt … để chế biến món rựa mận sao cho thật ngon. Lâu thay cả nhà mới có dịp tập trung đông đủ, cũng là cách thể hiện tình cảm của con cái với bố mẹ, tạo niềm vui cho cháu chắt trong ngày tết Đoan Ngọ, có được món ăn vừa đặc sắc vừa ngon miệng mang nhiều ý nghĩa sâu xa.
Món rựa mận ăn với cơm nóng
Muốn nấu nồi rựa mận thật ngon, các bạn phải chuẩn bị nguyên liệu và làm các bước như sau :
Cầy tơ khoảng 1 năm tuổi trở lên, đừng non quá thịt sẽ “nhũn” mà già quá thịt dai mất ngon, cạo sạch lông rồi thui bằng rơm rạ khô cho da trở vàng sậm và thịt hơi săn lại, cạo sạch, rửa kỹ.
Công thức cho 2 kg thịt chặt ngang xương từng miếng bằng bao diêm. Sau đó cho 200g củ sả thái mỏng, 200 gr riềng gọt vỏ thái mỏng, 1 gói cà ri bột nhỏ, 1 gói ngũ vị hương, 2 ly nhỏ rượu trắng, 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê muối,1 muỗng aji ngon, 2 muỗng mắm tôm, mì chính, 200g đường cục vàng (thay nước mầu), 50g đường phèn, 1 muỗng tiêu bột, 1 muỗng cà phê bột nghệ, hành tỏi giã nhỏ, đảo đều hỗn hợp và ướp khoảng 1 giờ cho thịt ngấm ngáp gia vị.
Bắc lên bếp cho lửa đỏ xào săn thịt, cho 2 trái nước dừa tươi vào đun lửa lớn đến khi sôi vớt hết bọt, hãm nhỏ lửa ninh đến khi cạn gần hết nước còn khoảng 1/3 là vừa, thỉnh thoảng nhớ đảo đều nhẹ tay cho thịt và gia vị hòa quyện. Thịt, da vừa mềm tới, nêm nếm lại cho hợp khẩu vị (không nên ninh rục quá sẽ không ngon đâm ra ngán).
Nước rựa mận phải sền sệt để khi ăn miếng thịt còn ươn ướt mới béo ngậy đậm đà thơm ngon, hòa quyện giữa mùi hương thơm của thịt chó, cộng riềng, sả và các gia vị khác làm miếng thịt càng thêm thấm thía đậm đà, khi ăn chỉ việc gói trong những tấm lá mơ nhai tan trong vòm miệng kích thích vị giác rất đặc biệt không thể “lẫn” với bất kỳ món ăn nào. Đó mới chính là bí quyết và sự độc đáo của món “rựa mận”. Món này làm mồi nhậu, “ăn xổi” hay ăn với cơm đều rất tuyệt vời, nhưng thích hợp và ngon nhất vẫn là ăn với bún kèm rau sống .
Giàn lá mơ sau vườn nhà
Món “rựa mận” từ trước tới nay thật sự không phải là món ăn chính của ngày mùng năm, chỉ tại cả nhà tôi ai cũng “quá hảo” với cái món này, nên mới “biến” nó trở thành món ăn ngon trong ngày Tết Đoan Ngọ. Hương vị củ riềng làm ấm tỳ vị, đánh tan khí lạnh, lợi tiêu hóa.
Trong khi những củ sả kết hợp với các loại rau khác làm nổi bật tăng hương vị một cách hoàn hảo. Đây là một trong những món ăn vừa độc đáo lại khác biệt với các món khác, rất có ấn tượng với những người mới dùng thử lần đầu và chắc chắn họ sẽ không “từ chối” những lần kế tiếp, một nét đẹp trong văn hóa ăn uống của người Việt nam.
Cũng một công thức và cách nấu y như mẹ, thỉnh thoảng tôi cũng thử “trổ tài” nấu nồi rựa mận…, vậy mà sao tôi cứ cảm thấy như không ngon bằng nồi rựa mận mẹ nấu và cả nhà tôi cũng không ai ăn được nhiều như khi ăn ở nhà bố mẹ. Đến ngày Tết Đoan Ngọ chị em tôi đứa nào cũng “háo hức” và chờ đợi trông mau để được thưởng thức món rựa mận của bố mẹ nấu. Một món ăn dân dã đậm đà tình quê hương.
Theo Danviet
[Chế biến] - Cơm rượu kiểu miền Nam
Không như cơm rượu của miền Bắc thường rời, cơm rượu miền Trung ép thành từng khối thì cơm rượu miền Nam được vo thành viên tròn. Món ăn có nước tiết ra, pha thêm đường nên có vị ngọt đúng chất miền Nam.
Nguyên liệu:
- 1 kg nếp
- 1 lít nước
- 15 viên men nhỏ (khi tán nhuyễn được khoảng 5 muỗng cafe)
- 1 xấp lá chuối
Cách làm:
Bước 1: Lá chuối rửa sạch, để ráo, lau khô.
Bước 2: Nếp vo sạch, để ráo. Nấu sôi 1 lít nước. Cho nếp và nước sôi vào nồi cơm điện, nấu chín thành cơm nếp.
Bước 3: Sới cơm nếp ra khay, dàn thành lớp mỏng, để nguội.
Bước 4: Giã nhuyễn men.
Bước 5: Dùng lá chuối lót đáy và thành thố đựng.
Bước 6: Khi cơm nếp nguội thì rây men đều lên mặt cơm nếp. Lưu ý là cơm nếp phải nguội, nếu cơm còn nóng thì men sẽ bị "chết", không thành rượu được.
Bước 7: Chuẩn bị chén nước pha 1 muỗng cafe muối để thoa tay cho khỏi dính. Vắt cơm nếp trộn men thành từng viên nhỏ cho thật chặt tay, quấn lá chuối quanh viên cơm nếp, mình làm 2 viên cùng nhau như trong hình.
Bước 8: Xếp viên cơm nếp vào thố thành từng lớp.
Bước 9: Trên cùng đậy một lớp lá chuối.
Bước 10: Đậy kín nắp thố, cho thố vào 2 lớp nilon buộc kín lại. Ủ trong 3-5 ngày thì được.
Tùy chất lượng men và nhiệt độ mà thời gian ủ khác nhau. Sau 3 ngày các bạn có thể mở thố ra thăm chừng, mùi men rượu tỏa ra thơm, viên cơm rượu mềm hơn, nước rượu tiết ra ở lớp dưới thố và nếm thử xem độ nồng vừa chưa là được. Nếu chưa được chúng ta lại đậy lại để thêm 1-2 ngày nữa.
Lấy lá chuối ra bỏ, xếp các viên cơm rượu và nước rượu vào một thố khác, cho vào tủ lạnh để cơm rượu giữ vị ngọt nồng vừa phải, không tiếp tục lên men cay thì sẽ trữ được lâu hơn. Nếu thích vị ngọt hơn và nhiều nước hơn, có thể nấu ít nước đường, để nguội rồi chế vào thố cơm rượu.
Cơm nếp nấu quá khô sẽ không tiết được nhiều nước rượu, quá nhão thì viên cơm rượu không được chắc, sẽ bị rã ra, độ "hút" nước của nếp cũ và mới khác nhau cũng ảnh hưởng đến việc canh nước nấu cơm nếm. Tuy nhiên mình thường nấu với tỷ lệ 1:1 như thế thì thấy cơm nếp vừa dẻo.
Men có thể có độ lớn nhỏ khác nhau, các bạn có thể hỏi người bán thì sẽ mua được lượng men vừa đủ cho 1 kg nếp nhé.
Cơm rượu kiểu miền Nam mềm hơn, khác với rượu nếp sần sật của miền Bắc, mỗi món mỗi vị đặc trưng riêng. Món này kết hợp với xôi vò ngon tuyệt.
Chúc các bạn có món cơm rượu thơm nồng, đậm đà đón Tết Đoan Ngọ!
Theo Eva
[Chế biến] - Bánh bá trạng Bánh bá trạng là một loại bánh của người Hoa, thường được dùng để cúng trong dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5-5 âm lịch). Nhìn về hình dáng bên ngoài, bánh bá trạng tương tự như bánh ú, nhưng to hơn, vị đậm hơn và có nhiều nhân hơn. Nguyên liệu: cho 24 bánh Cho phần nếp: - 1 kg nếp - 1...