Thơm nồng gỏi cá cơm miền Trung
Cuối mùa xuân, trời bắt đầu đổ gió nồm thì màu nước của biển miền Trung cũng bắt đầu “săn” lại, xanh ngăn ngắt.
Gỏi cá cơm trổng miền Trung ẢNH: MỸ TUYẾT
Lúc này, nếu như nhiều ngư dân hành nghề bằng thuyền to lưới lớn đã trúng những mẻ cá có giá trị kinh tế cao, thì những tay lưới gần bờ cũng vui không kém vì được nhiều loại cá ngon. Trong đó không thể không nhắc đến cá cơm trổng – một cách gọi tên của ngư dân vùng biển Phú Yên. Loại cá cơm này khác so với cá cơm ba lài, cá cơm săn, cá cơm ngần mà ta thường thấy.
Cá cơm trổng mới nhìn có thân hình giống cá mai. Tuy nhiên, cá mai ở nước lợ vùng đầm phá, còn cá cơm ở ngoài biển. Loại cá này sống từng đàn và được ngư dân đánh bắt bằng giăng lưới.
Video đang HOT
Đánh bắt loại cá này đã khó, về chế biến lại càng nhọc công hơn. Những con cá tươi còn dính đầy cát, đem về rửa sạch rồi cả nhà cùng ngồi tước bỏ phần đầu và xương, chỉ lấy phần thịt. Khi làm, lúc nào cá cũng được ngâm trong nước đá để giữ độ tươi, dùng hai ngón tay khéo léo bóp lận lấy phần xương sống và đầu cá bỏ đi, lột làm sao để sau đó ghép đôi hai mảnh cá lại thì con cá trông vẫn nguyên vẹn hình hài.
Cá cơm trổng được ngư dân làm thành hai món đặc sản là phơi một nắng và gỏi tươi. Nếu phơi một nắng thì tẩm gia vị rồi đem phơi dưới nắng từ sáng đến chiều, khi đó con cá sẽ khô héo săn lại rồi đem bỏ vào bì để vào ngăn đông tủ lạnh, khi nào ăn lấy ra nướng trên lửa than.
Ở biển nhiều người vẫn thích làm gỏi hơn. Làm gỏi thì chuẩn bị một chén nước chanh, ngâm cá trong 10 phút cho cá chuyển màu trắng. Sau đó trộn gỏi cùng ớt tỏi chanh đường, xoài băm, khế trái, hành tây thái nhỏ, các loại rau thơm như húng, tía tô, lá đinh lăng, cải non, đậu phộng rang rồi bánh tráng nướng cứ gắp cứ trộn thế mà ăn ngon lành, không biết ngán.
Cách ăn gỏi thứ hai là ăn kiểu sashimi của người Nhật. Con cá cơm tươi trong suốt, trắng ngần to bằng ngón tay người lớn sau khi ngâm nước chanh, được sắp đều trên đĩa. Rau thơm, củ trái, đậu phộng chuẩn bị đủ đầy, trong đó nhất thiết phải có lá cải xanh, nếu có cải vườn nhà trồng thì càng ngon gấp bội. Một tô nước chấm gồm xì dầu, ớt tương, chanh, ớt tươi và mù tạt trộn lại khuấy thật đều.
Ai “nặng đô” hơn thì cho thêm mù tạt vào chén. Cứ thế dùng tay, lấy lá cải non cuốn tròn nguyên từng con cá trong lá cải, chấm vào chén nước chấm, đưa vào miệng ăn ngon lành. Dùng kèm rau thơm, khế chua, xoài băm, hành tây, ớt trái để độ thơm nồng ngon ngọt tăng lên cực đỉnh.
Phải nói rằng, trong các loại cá biển làm gỏi, cá cơm trổng là một đặc sản vừa ngon vừa hiếm. Nó xứng đáng xếp vào hàng các món ngon trứ danh miền biển mà lâu nay nhiều người chưa biết đến.
Mỹ Tuyết
Gỏi cá 30 năm trong hẻm đậm chất Sài Gòn xưa
Gỏi cá 30 Sài Gòn, những thực khách sành ăn nhất như bạn đã thử qua chưa? Gỏi cá ăn kèm hành lá tươi, hơi hăng lại miệng đã chinh phục thực khách khó tính nhất.
Một quán ăn nhỏ, nằm trong con hẻm 132 yên tĩnh trên đường Vườn Chuối, trong một căn biệt thự đúng chất Sài Gòn xưa - không lầu cao gác tía, không xa hoa lộng lẫy mà chân chất nhuộm màu thời gian - Mây Bốn Phương có lẽ là cái tên không quá xa lạ với những ai mê món Gỏi cá tái chanh cách đây từ hơn 30 năm.
Kế nghiệp gia đình đến nay là thế hệ thứ ba, chị Vy cho biết khách đến đây đa phần là các gia đình muốn thưởng thức một mâm cơm ấm cúng, mang chút âm hưởng của Sài Gòn xưa. Không gian nhà hàng cũng vì thế mà không quá chú trọng vào các tiểu tiết sang trọng hay thay đổi phong cách trang trí. Mỗi một bàn ăn cũng giống như bàn ăn trong gian bếp gia đình vậy. Vừa vặn, ấm cúng.
Gỏi cá là một câu chuyện khá thú vị. Khách tới ăn nghe kể cũng lấy làm thích thú. Chị Vy kể "Hơn 30 năm trước, khi sơ chế cá bớp, bác của tôi vô tình làm dây nước cốt chanh lên miếng cá. Khi phát hiện điều này, bác định bỏ phần cá, nhưng có lẽ là cái duyên nên bác quyết định ăn thử và nhận ra miếng cá không tanh hay có mùi, mà tươi ngọt, săn chắc".
Những vị khách đầu tiên và cho tới tận bây giờ vẫn luôn đánh giá cao sự hoà quyện hoàn hảo giữa vị ngọt tự nhiên của cá, cay cay của gừng, hơi hăng hăng của hành lá và chút béo của dầu mè cùng nước sốt mù tạt bông cải theo công thức gia truyền. Có thể "tái chanh" là một phương thức chế biến khá phổ biến hiện nay nhưng thời điểm cách đây 30 năm đó thực sự là điều mới lạ. Giá mỗi đĩa gỏi cho 4 người ăn rất "hạt dẻ" chỉ 130.000 đồng. Ngoài Gỏi cá bạn cũng có thể gọi thêm Gà nướng chao đỏ, Bò nướng lụi, Bò lúc lắc, Salad Nga, Tôm hấp Thái Lan hay Bánh mì thịt chiên...
Những món ăn đậm đà phong vị xứ Huế Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ bởi nét rêu phong cổ kính của đền đài lăng tẩm, mà còn để lại cho du khách ấn tượng đặc biệt về các món ngon. NEM LỤI Ảnh: @bachuaviahe Người ta thường kháo nhau rằng nem lụi là một trong những điều tuyệt vời về ẩm thực Huế. Món ăn được chế biến dân dã...