Thời trang Việt thích vải Trung Quốc hơn Hàn Quốc?
Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu Trung Quốc đang khiến ngành dệt may Việt mất các cơ hội gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu từ thị trường EU.
Công ty chứng khoán SSI vừa có báo cáo đánh giá tác động Hiệp định EVFTA lên ngành dệt may.
Theo đó, trước EVFTA, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU đang được hưởng ưu đãi theo chế độ GSP tiêu chuẩn, trong đó thuế nhập khẩu hàng may mặc của EU đối với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam là 9,6%.
Việt Nam có gia tăng được thị phần tại EU từ 1,64% năm 2014 lên 2,36% năm 2019, nhưng vẫn ở mức khá khiêm tốn, thấp hơn so với Trung Quốc (20%), Bangladesh (9,6%), Ấn Độ (3,9%) và Pakistan (2,8%). Xuất khẩu sang EU năm 2019 chỉ chiếm 13,2% xuất khẩu dệt may của Việt Nam, và EU hiện là thị trường lớn thứ 2 của ngành, chỉ đứng sau Mỹ.
Video đang HOT
Sau khi EVFTA có hiệu lực, đa số các mặt hàng dệt may sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 5 năm (chiếm 77,3% kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính) hoặc 7 năm (22,7% còn lại).
SSI cho rằng, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp dệt may chưa có khả năng hưởng lợi ưu đãi thuế của EVFTA do: Thuế nhập khẩu vào thị trường EU được giảm dần theo lộ trình, trong đó sớm nhất phải từ tháng 8-2021 các doanh nghiệp mới có khả năng được hưởng ưu đãi thuế.
Thiếu hụt nguyên liệu vải trong nước vẫn là nút thắt của ngành khiến các doanh nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của EVFTA.
Trong khi đó, giá thành vải nhập khẩu từ Trung Quốc hiện thấp hơn giá thành vải sản xuất tại Việt Nam đến 30%, thời gian giao hàng nhanh hơn do luôn có sẵn tồn kho nhờ quy mô sản xuất lớn, khiến vải sản xuất trong nước khó có thể cạnh tranh. Hiện các sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn đang phụ thuộc khoảng 60-70% vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Cuối cùng là ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn tiếp tục gây sức ép lên nhu cầu đối với hàng may mặc trên thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.
Bưởi Việt rộng đường xuất ngoại
Từ giữa tháng 10, Cộng hòa Chile đã chính thức cho phép nhập khẩu quả bưởi tươi từ Việt Nam với yêu cầu lô hàng phải qua chiếu xạ để kiểm soát ruồi đục quả và được cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng thư xuất khẩu.
Đây là tin vui mới nhất cho quả bưởi Việt Nam. Trước đó, châu Âu (EU) cũng cho phép nhập khẩu chính thức loại quả này theo Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA).
Theo Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến giữa tháng 9, Việt Nam đã cấp được 22 mã số vùng trồng với diện tích hơn 284 ha bưởi đủ điều kiện xuất khẩu sang EU. Dự kiến cuối năm nay, bưởi tươi cũng sẽ có "visa" để xuất khẩu sang Mỹ. Ngoài ra, bưởi cũng là loại trái cây đang được ưu tiên để đàm phán xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc (sau sầu riêng). EU và Mỹ là 2 thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho bưởi Việt Nam.
Bưởi tươi Việt Nam có nhiều lợi thế xuất khẩu Nông dân ĐBSCL mang bưởi đến dự cuộc thi trái cây ngon tổ chức tại TP HCM
Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết quả bưởi Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh nên được ưu tiên trong công tác đàm phán mở cửa thị trường. "Hiện không chỉ ĐBSCL mà các tỉnh Đông Nam Bộ cũng trồng bưởi rất nhiều và tập trung nên sản lượng lớn. Chất lượng bưởi Việt Nam được đánh giá vượt trội so với các nước nhờ có vị ngọt vừa phải, thích hợp với gu tiêu dùng của người EU, Mỹ. Với bưởi da xanh còn có ưu điểm múi tách dễ dàng, không bị dính lớp màng khi ăn không bị nhân nhẩn (vị đắng nhẹ) và ráo nước. Đặc biệt, bưởi là loại vỏ dày, dễ tồn trữ, thời gian bảo quản sau thu hoạch dài nên có thể xuất khẩu bằng đường biển với chi phí thấp" - ông Thiệt phân tích.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), những năm gần đây, diện tích bưởi tăng nhanh (tốc độ hơn 10%/năm), với diện tích toàn miền Nam tính đến năm 2019 đạt 43.500 ha, sản lượng hơn 371.000 tấn/năm. Những tỉnh có diện tích bưởi lớn là Bến Tre (8.824 ha), Vĩnh Long (8.619 ha), Đồng Nai (5.426 ha) và đã hình thành những vùng trồng tập trung như bưởi da xanh (Bến Tre), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), bưởi Biên Hòa (Đồng Nai)...
Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết giá trị thương mại bưởi toàn cầu ước đạt khoảng 1,1-1,2 tỉ USD/năm. Riêng Việt Nam, giá trị xuất khẩu bưởi tươi từ 1,195 triệu USD năm 2015 đã tăng lên 4,827 triệu USD năm 2019 và sẽ còn tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới.
Ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình, với khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng có quy mô lớn, riêng bưởi là 120 ha - cho hay: "Nhờ thổ nhưỡng thích hợp, bưởi Việt Nam rất ngon, được khách quốc tế công nhận bởi có vị đậm đà gồm cả chua và ngọt. Những năm gần đây, nông dân Việt Nam chuyển đổi mạnh từ canh tác hóa học sang hữu cơ nên chất lượng bưởi được nâng cao. Hơn nữa, những năm gần đây, nhiều trang trại mía, cao su chuyển đổi cây trồng đã chọn bưởi nên loại quả này được trồng tập trung ở quy mô lớn, dễ kiểm soát, thích hợp cho xuất khẩu" - ông Huy bày tỏ.
9 loại gạo thơm xuất sang EU được miễn thuế nhập khẩu Chính phủ vừa ban hành Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định và hướng dẫn cụ thể về chứng nhận chủng loại gạo thơm được miễn thuế nhập khẩu trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU theo Hiệp định EVFTA. Theo đó, có 9 chủng loại gạo thơm bao gồm: Jasmine 85; ST 5; ST 20; Nàng Hoa 9; VĐ 20; RVT; OM 4900;...