Thời tiết thay đổi thất thường cần tránh làm gì để ngăn ngừa nhồi máu não
Một vài công thức đem lại hiệu quả bảo vệ sức khỏe của bạn cả năm. Tuy nhiên, thời tiết giao mùa đông xuân thay đổi liên tục, cần làm gì để ngăn ngừa nhồi máu não xảy ra?
Như đã biết, thời điểm giao mùa đông xuân là thời điểm cơ thể yếu đi. Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường và đây cũng là thời điểm hệ miễn dịch của con người suy yếu, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não cũng tăng lên cao. Vậy làm như thế nào để ngăn ngừa nhồi máu não hiệu quả?
Tình trạng nhồi máu não phổ biến và thường xuất hiện ở các bệnh nhân bị xơ cứng động mạch và bị cao huyết áp. Thời tiết giao mùa cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nhồi máu não sẽ tăng mạnh nhất trong lúc thời tiết nắng mưa thất thường. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm xuất hiện vào thời tiết chuyển mùa.
1. Lưu ý gì để bảo vệ sức khỏe?
Để có cơ thể khỏe mạnh trong thời tiết giao mùa đông xuân, các chuyên gia cho biết cần cố gắng giữ trạng thái bạn vui vẻ, nói bình thường và giữ tay vững.
Ngoài ra, giọng nói bình thường cũng là dấu hiệu rõ nét nhất khi bạn đang trong giai đoạn đầu của bệnh nhồi máu não. Có thể kiểm tra cơ thể mình bằng cách:
- Kiểm tra xem bản thân có nói được một câu hoàn chỉnh.
- Cười vui vẻ bình thường được hay không.
- Giơ tay lên và giữ nguyên ở 1 vị trí hơn 10 giây có giữ được không.
Thời điểm bạn nhận thấy cả 3 vấn đề đơn giản trên không thực hiện được, nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi ngay người thân để đưa tới bệnh viện kịp thời.
Thời tiết đông xuân gây nhiều bất lợi cho sức khỏe con người. Tìm hiểu thêm qua bài viết: Thời tiết nồm ẩm dễ mắc bệnh lý nào? Đâu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất?
Kiểm tra bản thân xem có nói chuyện, cười nói và giơ tay lên giữ nguyên 1 vị trí hơn 10 giây hay không? – Ảnh Internet
2. Hành động nào giúp ngăn ngừa nhồi máu não?
2.1. Xoay cổ tay giúp bạn ngăn ngừa nhồi máu não
Xoay cổ tay là một bài tập dễ dàng, đơn giản. Tuy nhiên, việc xoay cổ tay lại là hành động đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, có thể kích thích tới 6 kinh mạch.
Thông qua các kinh mạch này, cơ thể sẽ tạo ra kích thích dẫn truyền đến các bộ phận, từ đó thúc đẩy hoạt động của khí máu và mở các mạch máu cũng như giúp thư giãn kinh mạch.
Video đang HOT
Thực hiện động tác bằng cách:
- Đứng trên 2 chân sải rộng bằng vai.
- Sau đó giơ cao tay lên và bắt đầu xoay cổ tay 300 lần từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong 300 lần.
2.2. Nắm và bắt bằng tay không
Trong nghiên cứu cho thấy rằng việc thiếu tập thể dục còn khiến cho các thành mạch máu dễ bị vỡ và càng trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Vì vậy, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng cần thường xuyên thực hành nắm bắt tay không với mục đích giúp thúc đẩy lưu thông máu, thúc đẩy chuyển động não và còn giúp tăng tính đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa tình trạng tắc mạch máu não xảy ra.
Thực hiện động tác 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng, giữa trưa và trước khi đi ngủ. Mỗi lần thực hiện động tác nắm bằng tay không nên thực hiện từ 30 đến 50 lần.
Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng cần thường xuyên thực hành nắm bắt tay không với mục đích giúp thúc đẩy lưu thông máu, thúc đẩy chuyển động não – Ảnh Internet
3. Kiểm soát bằng cách nào có tác dụng ngăn ngừa nhồi máu não?
Một vài kiểm soát có tác dụng giúp ngăn ngừa nhồi máu não hiệu quả. Cụ thể như sau:
3.1. Kiểm soát huyết áp
Tình trạng cao huyết áp chắc chắn là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc nhồi máu não ở con người. Do đó, mọi người cần chủ động đến sự ổn định của huyết áp của mình để huyết áp không quá cao hoặc không quá thấp.
Đặc biệt, tình trạng cao huyết áp mãn tính xảy ra, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc tăng hoặc hạ huyết áp mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Muốn phòng bệnh cho người cao huyết áp hiệu quả, có thể thực hiện một vài biện pháp như:
- Uống trà, có thể uống trà lá sen vì trong lá sen có chứa flanovoid và alkaloid có thể làm giảm cholesterol toàn phần và triglyceride thô. Không những thế, trà lá sen còn có tác dụng giúp làm giảm độ nhớt của máu, giảm huyết áp và ngăn ngừa cục máu đông.
3.2. Kiểm soát lipid máu
Thực tế, tình trạng rối loạn mỡ máu có thể dẫn đến xơ cứng động mạch và huyết khối. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây nhồi máu não. Để ngăn ngừa tình trạng này xuất hiện, người bệnh cần điều chỉnh cân bằng lipid máu và bảo vệ sức khỏe mạch máu não.
Kiểm soát lipid là cách ngăn ngừa nhồi máu não hiệu quả – Ảnh Internet
Áp dụng kiểm soát lipid máu bằng cách tăng cường sử dụng các loại dầu oliu, dầu đậu nành và dầu hạt mè theo tỉ lệ 2:2:1 trong khoảng 25 – 30gr. Ngoài ra, theo nghiên cứu vào năm 2013 của Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, cũng cho biết thêm rằng trong các loại dầu trên đều chứa một lượng lớn axit -linolenic thuộc axit béo Omega-3, các loại chất này có thể làm mềm mạch máu, bảo vệ các tế bào nội mô mạch máu, giảm lắng đọng lipid và cải thiện chức năng tiêu sợi huyết.
3.3. Kiểm soát cảm xúc
Cảm xúc của con người còn được biết đến là một nguyên nhân gây bệnh trong đó có nguy cơ nhồi máu não. Cảm xúc chính là nơi khởi phát của nhiều chứng bệnh nguy hiểm của con người. Đặc biệt, các loại cảm xúc như vui mừng, buồn bã hay kích động quá mức là nguyên nhân làm tăng chứng nhồi máu não xuất hiện.
Có thể thấy, khi một người trong trạng thái căng thẳng, trầm cảm hoặc bị mệt mỏi trong thời gian dài sẽ khiến mạch máu bị co thắt mạnh. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân làm cản trở sự lưu thông máu bình thường trong cơ thể và gây ra cục máu đông, một trong những nguyên nhân hàng đầu của nhồi máu não. Vì vậy, nên cố gắng kiểm soát tâm trạng để tâm trạng thoải mái, giảm và ngăn ngừa nhồi máu não xảy ra.
Người phụ nữ tử vong vì nhồi máu não, nguyên nhân từ loại gia vị phổ biến
Loại gia vị này được hầu hết mọi người yêu thích nhưng đối với một số người trung niên và có tiền sử mắc bệnh thì đặc biệt nguy hiểm.
Bà Triệu (54 tuổi) ở Trung Quốc khi đang nấu ăn bỗng nhiên ngã khụy xuống đất, chân trái không kiểm soát được, đau đầu dữ dội. Gia đình thấy vậy liền vội vàng gọi cấp cứu, nhưng sau đó vẫn không qua khỏi. Bác sĩ chẩn đoán bà Triệu bị nhồi máu não trên diện rộng.
Khi trao đổi với người nhà, bác sĩ biết được bà Triệu đang bị mỡ máu cao. Mặc dù được kiểm soát bằng thuốc, nhưng bà vẫn thích ăn ngọt, hầu như các món ăn nào cũng đều cho thêm đường vào. Việc kiểm soát lipid máu xuống mức bình thường rất khó.
Bác sĩ suy đoán rằng, cơn đột quỵ não đột ngột của bệnh nhân có lẽ liên quan tới thực phẩm, đặc biệt là đường. Bệnh nhân có tiền sử tăng mỡ máu cần phải kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn nhiều đường và dầu mỡ trong sinh hoạt.
Lúc này, mọi người hiểu rằng, bà Triệu vì thích ăn đồ ngọt nên thường tự làm các loại bánh quy ở nhà. Những món ăn này chứa nhiều calo, ăn thường xuyên sẽ khiến hàm lượng chất béo trong cơ thể không ngừng tăng lên, mỡ tích tụ trong máu ngày càng nhiều, tốc độ xơ vữa mạch máu gia tăng đáng kể. Các cục máu đông theo đường máu lên não, làm tắc nghẽn, lâu ngày sẽ gây nhồi máu não.
Sau khi con người tiêu thụ đường, lượng đường chưa được phân giải sẽ tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ, gây ra quá nhiều lipid trong máu, làm máu đặc lại, dễ gây đột quỵ.
Thực phẩm làm tăng tốc độ tắc nghẽn mạch máu
Ngoài đường, bác sĩ nhắc nhở có 2 loại thực phẩm này cũng có thể làm tăng tốc độ tắc nghẽn mạch máu, cần hạn chế ăn càng ít càng tốt.
- Thực phẩm có hàm lượng muối cao
Kim chi, dưa chua, thịt xông khói... đều là những món ăn chứa nhiều muối. Nếu thường xuyên ăn sẽ khiến cho hàm lượng ion natri trong cơ thể tăng cao, làm tăng huyết áp. Dưới tác động của huyết áp cao, các mảng bám và cục máu đông sẽ bám vào thành mạch máu rất dễ rơi ra, gây tắc nghẽn mạch máu.
Ảnh: bakewithpaws
Vì vậy, cần kiểm soát những loại thức ăn chứa nhiều muối trong cuộc sống. Những nghiên cứu khoa học cho thấy, lượng muối ăn hằng ngày của người trưởng thành chỉ nên dưới 6g.
- Thức ăn nhiều chất béo
Những loại thức ăn này có hàm lượng chất béo rất cao, khi tiêu thụ trong thời gian dài, chất béo trong máu tăng lên, dễ hình thành các cục máu đông. Các món ăn như nội tạng, thịt heo kho, các loại thịt hâm đi hâm lại nhiều lần... cần phải hạn chế để ngăn ngừa tình trạng tăng mỡ máu.
Biểu hiện bất thường trước khi nhồi máu não xảy ra
Bác sĩ cảnh báo, trước khi nhồi máu não xảy ra, cơ thể sẽ phát đi 3 tín hiệu bất thường lặp đi lặp lại. Nếu thấy xuất hiện 1 cũng cần đi khám càng sớm càng tốt.
- Chảy nước dãi thường xuyên
Ảnh: pennmedicine
Khi não bộ không được cung cấp đủ máu, nó sẽ gây trở ngại lên các dây thần kinh điều khiển cơ mặt, khiến miệng không thể khép lại hoàn toàn, thường xuyên chảy nước dãi.
- Mắt mờ
Đôi mắt cũng cần có máu để nuôi dưỡng. Khi lượng máu cung cấp cho não không đủ, các động mạch ở mắt cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến lượng máu cung cấp cho các dây thần kinh võng mạc thiếu, gây mờ mắt.
Tuy nhiên, hiện tượng này hầu hết chỉ thoáng qua, sau 5 - 6 phút sẽ thuyên giảm. Vì vậy cần chú ý hiện tượng này, nếu không cơn nhồi máu não sẽ bất ngờ ập đến.
- Giảm trí nhớ
Khi các mạch máu não bị tổn thương hoặc tắc nghẽn nhẹ, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Thiếu máu cục bộ ở dây thần kinh não sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng, dẫn đến giảm trí nhớ.
Lời khuyên: Không nên tắm ngay sau bữa ăn
Sau khi ăn, cơ thể cần một lượng máu lớn sẽ cung cấp cho ruột và dạ dày. Lúc này, lượng máu cung cấp cho não kể cả các bộ phận khác cũng bị giảm, nếu tắm lúc này máu sẽ bị đẩy nhanh, dễ gây co rút mạch bất thường, huyết khối ở thành trong của mạch máu cũng dễ rơi ra hơn, gây nhồi máu não.
Phương pháp điều trị tăng huyết áp độ 3 (nặng): Cao huyết áp độ 3 có nguy hiểm không? Tăng huyết áp độ 3 là mức độ trầm trọng nhất của tăng huyết áp, có nguy cơ gây biến chứng rất cao. Do đó, điều trị tăng huyết áp độ 3 cần phải được tiến hành sớm để kiểm soát huyết áp và dự phòng các biến chứng xảy ra. Theo định nghĩa, bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp độ...